Cơ cấu và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

*Tổ chức bộ máy: - Đảng bộ cơ sở giữ vị trí hạt nhân lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch. - Chính quyền địa phương giữ vị trí trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị trực tiếp tổ chức, điều hành, quản lý xã hội đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở và nguyện vọng của nhân dân của địa phương. - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện và thay mặt nhân dân tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước ở cơ sở và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. * Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở: - Đảng bộ cơ sở, Đảng ủy thay mặt đảng bộ cơ sở lãnh đạo toàn diện bằng nghị quyết, định hướng nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn nhân sự, kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, kiểm tra chính quyền, cán bộ, công chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước. - Chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước theo thẩm quyền luật định. Trực tiếp điều hành, quản lý xã hội duy trì trật tự, an ninh, ổn định chính trị, tổ chức thực hiện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Mặt trận, các đoàn thể nhân dân thay mặt nhân dân tham gia quản lý Nhà nước ở địa phương và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cán bộ, đảng viên, công chức ở địa phương. Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trả lời
*Tổ chức bộ máy: - Đảng bộ cơ sở giữ vị trí hạt nhân lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch. - Chính quyền địa phương giữ vị trí trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị trực tiếp tổ chức, điều hành, quản lý xã hội đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở và nguyện vọng của nhân dân của địa phương. - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện và thay mặt nhân dân tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước ở cơ sở và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. * Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở: - Đảng bộ cơ sở, Đảng ủy thay mặt đảng bộ cơ sở lãnh đạo toàn diện bằng nghị quyết, định hướng nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn nhân sự, kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, kiểm tra chính quyền, cán bộ, công chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước. - Chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), thực thi chính sách pháp luật của Nhà nước theo thẩm quyền luật định. Trực tiếp điều hành, quản lý xã hội duy trì trật tự, an ninh, ổn định chính trị, tổ chức thực hiện kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Mặt trận, các đoàn thể nhân dân thay mặt nhân dân tham gia quản lý Nhà nước ở địa phương và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, cán bộ, đảng viên, công chức ở địa phương. Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.