Bảo hiểm xã hội là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mục đích của bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuối lao động hoặc chết. Có 2 loại hình bảo hiểm xã hội để mọi người lao động trong xã hội đều có thể tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đây là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trả lời
Mục đích của bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuối lao động hoặc chết. Có 2 loại hình bảo hiểm xã hội để mọi người lao động trong xã hội đều có thể tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đây là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.