Biểu hiện của lòng trung thành trong tinh thần võ sĩ Samurai?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Võ sĩ đạo đặc biệt đề cao chữ “ trung”- người Nhật gọi là “Trung thành tâm” (忠誠心chuuseishin) và đây cũng là một nét đặc trưng trong Nho giáo Nhật Bản hình thành rõ nét từ thời kỳ Tống Nho Nguyên nhân: Mặc dù Nhật Bản không mấy khi chịu sự đe dọa của giặc ngoại xâm nhưng trong nước trải qua nhiều phen binh đao loạn lạc, nhất là nạn “ hà khắc thượng” “ Hà khắc thượng” là hiện tượng gia thần hại chủ để tước đoạt quyền hành. Nhiều võ tướng tránh được cảnh chống đối của gia thần thì lại rơi vào cảnh huynh đệ tàn sát nhau để tranh giành ngôi chủ. Đến thời của Tokugawa Iesu( 1543-1616) với việc thực hành “ kỷ luật chủ tòng” một cách cứng rắn thì tình trạng này mới được khắc phục. Theo kỷ luật chủ tòng, trong tầng lớp võ sĩ thì võ sĩ phục tùng võ gia, võ gia phục từng lãnh chúa, Lãnh chúa phục tùng Mạc Phủ. Cấp dưới phải phục tùng cấp trên và khi cấp dưới phạm luật thì cấp trên cũng bị trừng phạt . Do đó quan hệ giữa võ sĩ với võ gia, võ tướng với tướng quân không còn là quan hệ hợp tác nưã mà là quan hệ chủ tòng ” (主従関係shujuu kankei). Ở Nhật thường có hiện tượng, khi người chủ của các Samurai chết đi thì các Samurai ấy sẽ trở thành "Rou nin" (Lãng nhân – Võ sĩ thất nghiệp) vì chữ "Trung" (một Samurai không được thờ hai chủ). Những Rou nin này lên các khu đô thị sinh sống và trở thành trí thức đô thị hay thương nhân – chính điểm này đã khiến Nho giáo Nhật Bản mang tính chất "đô thị" và nội dung giáo dục của Nho giáo Nhật Bản dễ dàng tiếp thu các yếu tố khoa học tiến bộ từ phương Tây. Bước sang thời Minh Trị, chính sách giáo dục của Nhật Bản có nhiều thay đổi. Nho giáo lúc này chỉ được coi như là công cụ để giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng. Điểm đặc biệt của Nhật Bản là trước khi phổ biến các đạo lý phương Tây như tự do, bình đẳng, độc lập... người Nhật đã tạo ra một giai đoạn trung gian, nhằm dung hòa đạo đức Nho giáo vốn đã ăn sâu trong lòng người dân suốt hàng trăm năm của thời đại Edo với các quan điểm đạo đức mới. Ví dụ, giáo dục đạo đức công dân thời Minh Trị mặc dù được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép trong đó những tư tưởng Nho giáo như đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ ("Lòng trung hiếu của thần dân là tinh hoa của Quốc thể, là ngọn nguồn của giáo dục") . Người Nhật ai cũng biết đến câu chuyện về 47 võ sĩ trong sự kiện Ako thời Nguyên Lộc (Nguyên Lộc Xích Tuệ/ Ako sự kiện - 1748). Đội trưởng Oishi và các võ sĩ của mình đã sống theo lý tưởng: báo thù cho chủ là nguyên tắc đạo đức cao nhất. Lòng Trung còn cao hơn cả Hiếu (Oishi thấy đám tang mẹ mà vẫn gạt nước mắt ra đi không về chịu tang), hơn cả Tình vợ chồng (Ôishi đuổi vợ đi để che mắt kẻ thù), hơn cả Liêm sỉ (bị võ sĩ đối phương nhổ vào mặt mà vẫn chấp nhận để ẩn mình kín đáo hơn). Một võ sĩ khác - Hara, đồng đội của anh ta cũng coi Trung hơn cả Tình gia đình (chia tay mẹ già, vợ trẻ, con thơ để báo thù cho chủ). Bà mẹ của anh ta cư xử như một liệt nữ Nhật Bản: bà cụ thắt cổ tự tử để cho con yên lòng thực hiện nghĩa vụ cao cả nhất của người con trai. Câu chuyện ấy được ghi trong Trung thần tàng (忠臣蔵Chùshingura), được diễn trên sân khấu Tĩnh lưu ly, được nhiều thế hệ người Nhật từ xưa đến nay say mê. Từ đó, phẩm chất “ trung” trong quan hệ với bề trên được hình thành như một giá trị quan trọng, cao hơn cả “ hiếu”, “ nghĩa”…
Trả lời
Võ sĩ đạo đặc biệt đề cao chữ “ trung”- người Nhật gọi là “Trung thành tâm” (忠誠心chuuseishin) và đây cũng là một nét đặc trưng trong Nho giáo Nhật Bản hình thành rõ nét từ thời kỳ Tống Nho Nguyên nhân: Mặc dù Nhật Bản không mấy khi chịu sự đe dọa của giặc ngoại xâm nhưng trong nước trải qua nhiều phen binh đao loạn lạc, nhất là nạn “ hà khắc thượng” “ Hà khắc thượng” là hiện tượng gia thần hại chủ để tước đoạt quyền hành. Nhiều võ tướng tránh được cảnh chống đối của gia thần thì lại rơi vào cảnh huynh đệ tàn sát nhau để tranh giành ngôi chủ. Đến thời của Tokugawa Iesu( 1543-1616) với việc thực hành “ kỷ luật chủ tòng” một cách cứng rắn thì tình trạng này mới được khắc phục. Theo kỷ luật chủ tòng, trong tầng lớp võ sĩ thì võ sĩ phục tùng võ gia, võ gia phục từng lãnh chúa, Lãnh chúa phục tùng Mạc Phủ. Cấp dưới phải phục tùng cấp trên và khi cấp dưới phạm luật thì cấp trên cũng bị trừng phạt . Do đó quan hệ giữa võ sĩ với võ gia, võ tướng với tướng quân không còn là quan hệ hợp tác nưã mà là quan hệ chủ tòng ” (主従関係shujuu kankei). Ở Nhật thường có hiện tượng, khi người chủ của các Samurai chết đi thì các Samurai ấy sẽ trở thành "Rou nin" (Lãng nhân – Võ sĩ thất nghiệp) vì chữ "Trung" (một Samurai không được thờ hai chủ). Những Rou nin này lên các khu đô thị sinh sống và trở thành trí thức đô thị hay thương nhân – chính điểm này đã khiến Nho giáo Nhật Bản mang tính chất "đô thị" và nội dung giáo dục của Nho giáo Nhật Bản dễ dàng tiếp thu các yếu tố khoa học tiến bộ từ phương Tây. Bước sang thời Minh Trị, chính sách giáo dục của Nhật Bản có nhiều thay đổi. Nho giáo lúc này chỉ được coi như là công cụ để giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục lòng trung thành với Thiên hoàng. Điểm đặc biệt của Nhật Bản là trước khi phổ biến các đạo lý phương Tây như tự do, bình đẳng, độc lập... người Nhật đã tạo ra một giai đoạn trung gian, nhằm dung hòa đạo đức Nho giáo vốn đã ăn sâu trong lòng người dân suốt hàng trăm năm của thời đại Edo với các quan điểm đạo đức mới. Ví dụ, giáo dục đạo đức công dân thời Minh Trị mặc dù được thực hiện như một môn học hiện đại, song vẫn lồng ghép trong đó những tư tưởng Nho giáo như đề cao lòng trung thành với Thiên Hoàng và phục tùng chính phủ ("Lòng trung hiếu của thần dân là tinh hoa của Quốc thể, là ngọn nguồn của giáo dục") . Người Nhật ai cũng biết đến câu chuyện về 47 võ sĩ trong sự kiện Ako thời Nguyên Lộc (Nguyên Lộc Xích Tuệ/ Ako sự kiện - 1748). Đội trưởng Oishi và các võ sĩ của mình đã sống theo lý tưởng: báo thù cho chủ là nguyên tắc đạo đức cao nhất. Lòng Trung còn cao hơn cả Hiếu (Oishi thấy đám tang mẹ mà vẫn gạt nước mắt ra đi không về chịu tang), hơn cả Tình vợ chồng (Ôishi đuổi vợ đi để che mắt kẻ thù), hơn cả Liêm sỉ (bị võ sĩ đối phương nhổ vào mặt mà vẫn chấp nhận để ẩn mình kín đáo hơn). Một võ sĩ khác - Hara, đồng đội của anh ta cũng coi Trung hơn cả Tình gia đình (chia tay mẹ già, vợ trẻ, con thơ để báo thù cho chủ). Bà mẹ của anh ta cư xử như một liệt nữ Nhật Bản: bà cụ thắt cổ tự tử để cho con yên lòng thực hiện nghĩa vụ cao cả nhất của người con trai. Câu chuyện ấy được ghi trong Trung thần tàng (忠臣蔵Chùshingura), được diễn trên sân khấu Tĩnh lưu ly, được nhiều thế hệ người Nhật từ xưa đến nay say mê. Từ đó, phẩm chất “ trung” trong quan hệ với bề trên được hình thành như một giá trị quan trọng, cao hơn cả “ hiếu”, “ nghĩa”…