Các siêu chức năng trong ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Siêu chức năng kinh nghiệm: Siêu chức năng kinh nghiệm được dùng để truyền đạt những thông tin mới hay nội dung mà người nghe chưa biết. Đó có thể là những sự vật, sự kiện ở thế giới bên ngoài hay những quan điểm, đánh giá, cảm xúc của chính người nói. Tuy nhiên, cho dù muốn đề cập tới vấn đề gì trong câu nói của mình, người nói luôn phải nói đến các loại kinh nghiệm của bản thân về thế giới. Như vậy, theo siêu chức năng này, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để nói về kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, bao gồm cả thế giới trong tâm tưởng, để miêu tả các sự thể (event), tình trạng (state) và các thực thể tham gia vào các sự thể, tình trạng đó. Siêu chức năng kinh nghiệm kiến tạo và phản ánh kiến tạo của chúng ta về thế giới, về “hiện thực” (reality), có liên quan đến “trường” (field) của diễn ngôn. Phân tích câu nói từ góc độ siêu chức năng kinh nghiệm sẽ liên quan đến việc lựa chọn hệ thống chuyển tác (transitivity), đó là lựa chọn các kiểu quá trình (process types), các kiểu tham thể (participant types), các kiểu chu cảnh (circumstance types). Hệ thống chuyển tác thể hiện siêu chức năng kinh nghiệm được hiển thị thông qua cấu trúc nghĩa biểu hiện. Theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, cú được phân chia thành: (i) Chính quá trình (ii) Các tham thể trong quá trình (bắt buộc) (iii) Các chu cảnh liên quan đến quá trình (hay “cảnh huống”, không bắt buộc) Các khái niệm “quá trình”, “tham thể”, và“chu cảnh” là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực được thể hiện trong các cấu trúc của ngôn ngữ như thế nào. Ngôn ngữ cung cấp những lựa chọn khác nhau để biểu đạt các kiểu quá trình khác nhau. Tùy vào bản chất của các quá trình khác nhau mà cấu trúc nghĩa biểu hiện sẽ khác nhau. Theo Halliday, có 6 kiểu quá trình khác nhau là: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình nói năng, quá trình ứng xử và quá trình hành vi. Dựa trên 6 kiểu quá trình này với cấu trúc tương thích (các cấu trúc chuyển tác khác nhau), ngôn ngữ cung cấp những sự lựa chọn để người nói có thể biểu đạt các loại kinh nghiệm khác nhau và trình bày về thế giới. 1. Siêu chức năng liên nhân Như tên gọi của mình, siêu chức năng này được thể hiện trong quá trình giao tiếp giữa người với người, trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với nhau.Theo siêu chức năng này, chúng ta dùng ngôn ngữ để tương tác với người khác. Rõ ràng, chúng ta sử dụng ngôn ngữ không phải theo lối một chiều (one-way) mà là theo lối hai chiều (two-way). Chúng ta nói điều gì đó với người khác bao giờ cũng có mục đích: để xác lập và duy trì các mối quan hệ xã hội; để tác động đến thái độ và cách ứng xử của người khác; để thể hiện quan điểm của chúng ta về thế giới; để kêu gọi hay làm thay đổi quan điểm của người đối thoại; để yêu cầu người đối thoại cung cấp thông tin, v.v. Có thể nói, khi tương tác là bản chất của sự dụng ngôn thì chắc chắn ngữ pháp của ngôn ngữ phải có một thành tố đảm bảo cho chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ để tương tác. Theo Halliday (1994), siêu chức năng liên nhân liên quan đến không khí (tenor) hay tính tương tác (interactivity) của diễn ngôn. Đến lượt mình, không khí (tenor) hay tính tương tác (interactivity) được diễn giải qua 3 thành tố là sự thể hiện cá nhân của người nói hay người viết (speaker/writer persona), khoảng cách xã hội (social distance) và vị thế xã hội tương đối (relative social status). Sự thể hiện cá nhân của người nói hay người viết (speaker/writer persona) được thực hiện thông qua cách dùng từ ngữ mang tính đánh giá. Theo Lí thuyết Khung đánh giá (Appraisal Framework) của J.R Martin và Peter White (2005), một lí thuyết phát triển trong khung lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống, thì từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói hay người viết có thể được xem xét ở các góc độ Thái độ (Attitute), Tăng giảm (Graduation) và Dấn thân (Engagement). Với Thái độ, người nói hay người viết trực tiếp bày tỏ thái độ tích cực hay tiêu cực đối với người khác, đối với các sự vật, hiện tượng, sự kiện hoặc tác động để người khác có cùng thái độ với mình. Với Tăng giảm, người nói điều biến (tăng hay giảm) mức độ xác quyết, làm mờ hoặc làm rõ ranh giới các phạm trù ngữ nghĩa mà người nói muốn biểu đạt. Với Dấn thân, người nói hay người viết hướng mình vào đối thoại hay tranh luận với những gì người khác đã nói hay có thể đã nói trước đó. Khoảng cách xã hội (social distance) chỉ mức độ gần gũi của các bên giao tiếp. Chẳng hạn, việc dùng các đại từ nhân xưng “mày”, “tao” hay dùng tên biệt hiệu (nickname) cho thấy mức độ thân mật, việc dùng các danh xưng chức vụ như “giáo sư”, “giám đốc”, “thiếu tướng” cho thấy mức độ quan cách, khách khí giữa các bên giao tiếp. Vị thế xã hội tương đối (relative social status) cho biết các bên giao tiếp có ngang hàng với nhau hay không, xét về quyền lực hay mức độ hiểu biết về đối tượng, vấn đề đang được bàn luận. Chẳng hạn, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong cơ quan được xem là không ngang hàng (cấp dưới phục tùng cấp trên). Hoặc trong các hành động ngôn từ (speech acts), vị thế xã hội tương đối được biểu thị qua việc ai là người hỏi, ai là người trả lời, ai là người được chọn chủ đề giao tiếp, điều khiển lượt lời, v.v. Chẳng hạn, với câu nói: “Liệu tôi có thể nhờ anh giới thiệu một cuốn sách mới về ngữ pháp chức năng không?” Từ góc độ nghĩa kinh nghiệm thì câu này nói về việc giới thiệu một cuốn sách mới về ngữ pháp chức năng. Từ góc độ nghĩa liên nhân, ngữ đoạn “Liệu tôi có thể nhờ anh” thể hiện một lời nhờ lịch sự (theo lí thuyết hành động ngôn từ thì hành động “nhờ” thuộc vào nhóm “cầu khiến”). Như vậy, trong một câu nói như vừa dẫn trên đây, có thể tách ra hai loại nghĩa: nghĩa kinh nghiệm và nghĩa liên nhân. Siêu chức năng liên nhân được biểu thị thông qua cấu trúc thức. Theo cấu trúc thức, cú được chia Phần thức (Mood) và Phần dư (Residue). Đối với tiếng Anh, Phần thức sẽ gồm Chủ ngữ (Subject) và bộ phận hữu tận (Finite) của động từ. Trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban (2004) đã áp dụng mô hình của Halliday để phân tích câu tiếng Việt một cách toàn diện theo ba siêu chức năng (siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản). Tác giả có lẽ là người đầu tiên đề cập đến vấn đề thức của câu tiếng Việt. Diệp Quang Ban cho rằng trong những ngôn ngữ biến hình, cấu trúc thức thể hiện trước hết ở sự biến hình của động từ theo thức (mood) và thức của động từ là hiện tượng thuộc phạm trù cú pháp-hình thái học. Còn trong những ngôn ngữ như tiếng Việt, động từ không biến hình, người ta chỉ có thể nói đến thức của câu (sentence mood): “Thức của câu là giá trị tình thái của các kiểu câu trong sử dụng” [Diệp Quang Ban 2004, 39]. Áp dụng quan niệm của Halliday về cấu trúc thể hiện siêu chức năng liên nhân, Diệp Quang Ban cho rằng thức của câu tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức (những yếu tố ngôn ngữ) ít nhiều có tính chất chuyên dụng, với tên gọi là biểu thức thức (mood expressions), đó là “một số hư từ, một số phụ từ và một số bán thực từ” [Diệp Quang Ban 2004, 40]. Thức chỉ rõ vai trò mà người nói lựa chọn trong tình huống nói và vai trò mà anh ta ấn định cho người nghe. Ví dụ: “Tất cả ngồi im! Đưa hết tiền vàng ra đây!”, tên cướp quát. Ở đây, người nói đã sử dụng thức cầu khiến: tên trộm đặt mình vào vai trò ra lệnh và buộc người nghe vào vị trí tuân lệnh. Ngoài ra Halliday cho rằng, siêu chức năng này còn được hiện thực thông qua hệ thống hệ thống TÌNH THÁI (Modality system). Tình thái được chỉ rõ người nói thể hiện sự đánh giá hoặc nói ra dự đoán của mình. Ví dụ: “Hình như tối nay hắn sẽ tặng cho nàng cái điện thoại.” Ở đây, người nói dự đoán một cách không chắc chắn sự kiện sẽ xảy ra trong “tối nay”. Phần còn lại trong câu có quan hệ với biểu thức thức được gọi là phần dư (Residue). Thành phần này bao gồm ba thành phần chức năng: Vị ngữ (Predicator), Bổ ngữ (Complement) và Phụ ngữ (Adjunct). Ví dụ: Sister Sue’s sewing shirts for soldiers. Sister Sue ‘s sewing shirts for soldiers. Chủ ngữ Hữu định Vị ngữ Bổ ngữ Phụ ngữ Thức Phần Dư Trở lại với khái niệm Chủ ngữ của Halliday, cần phân biệt chủ ngữ của Halliday với Chủ ngữ của ngữ pháp truyền thống. Chủ ngữ theo ngữ pháp truyền thống chỉ đối tượng, thực thể được thông báo (is predicated) trong phần còn lại của câu. Quan điểm này được áp dụng cho nhiều cách tiếp cận khác đối với việc miêu tả ngữ pháp của câu. Với quan điểm như vậy, câu được xem như là “nói về” (about) Chủ ngữ. Tuy nhiên, với cách tiếp cận chức năng của Halliday thì Chủ ngữ được đặt trong bình diện liên nhân. Trong tiếng Anh, Chủ ngữ được Halliday xác định một cách đơn giản như là yếu tố được nhắc lại trong câu hỏi chắp (Tag question). Ví dụ: - He is smart, isn’t he? - You think he is smart, don’t you? Trong hai ví dụ vừa dẫn, “He” và “You” lần lượt là Chủ ngữ của câu, bằng chứng là chúng được nhắc lại trong câu hỏi chắp. Đối với phần lớn các câu, tuy quan điểm về Chủ ngữ của Halliday và các khuynh hướng ngữ pháp khác là khác nhau, nhưng kết quả xác định Chủ ngữ lại giống nhau. Đối với hai câu vừa dẫn, các khuynh hướng ngữ pháp dùng khái niệm “Chủ ngữ” đều xác định “He” và “You” là Chủ ngữ. Tuy nhiên, trong kiểu câu sau đây thì sự khác biệt trong quan niệm Chủ ngữ của Halliday với các ngữ pháp khác lại được bộc lộ rất rõ: - I think he is smart. (Tôi nghĩ anh ta thông minh). Các khuynh hướng ngữ pháp đều thiên về quan điểm cho rằng “I” là Chủ ngữ của câu này. Trong khi đó, Halliday lại xác định Chủ ngữ của câu này là “he” chứ không phải “I”, bằng chứng là “he” được nhắc lại trong câu hỏi chắp: - I think he is smart, isn’t he? Chính qua ví dụ này, chúng ta thấy được điểm độc đáo của Halliday khi xếp Chủ ngữ vào bình diện liên nhân của câu. Khi nói “I think he is smart” thì điều mà tôi muốn trao đổi với người nghe (trao đổi thông tin), để xem người nghe có đồng ý hay phản đối, đó là “He is beautiful or not”, tức “Anh ta thông minh hay không thông minh”, chứ không phải là “I think so or I don’t think so”, tức “Tôi có nghĩ như vậy hay không nghĩ như vậy”. 2. Siêu chức năng văn bản Siêu chức năng văn bản đề cập đến việc tạo ra một văn bản phù hợp với tình huống giao tiếp và đúng chuẩn mực ngôn ngữ, giúp cho một văn bản ở dạng nói hay viết được mạch lạc, nhất quán. Nghĩa là, siêu chức năng văn bản chính là sự cụ thể hóa của hai chức năng trên dưới dạng văn bản.Theo siêu chức năng này, chúng ta tổ chức câu nói như một thông điệp (message) sao cho phù hợp với những thông điệp đi trước và đi sau nó, cũng như phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp rộng hơn. Với siêu chức năng văn bản, câu nói được xem như là nguồn lực để tổ chức thông điệp, tức ngôn ngữ cung cấp những lựa chọn về cấu trúc để tổ chức thông điệp. Nguyên tắc tổ chức câu nói như một thông điệp dựa trên các cơ sở sau đây: - Ngôn ngữ, bao gồm các câu nói, mang tính hình tuyến. - Vì thế, thông điệp cũng được tổ chức theo hình tuyến. - Tính hình tuyến có nghĩa là câu nói sẽ có thành tố khởi đầu và thành tố kết thúc. Theo nguyên tắc này, câu nói với tư cách là một thông điệp sẽ được bắt đầu bằng Đề (Theme) và kết thúc bằng Thuyết (Rheme). Hay nói cách khác, siêu chức năng văn bản được biểu thị thông qua cấu trúc Đề- Thuyết. Trong đó Đề ngữ là thành phần được xác định rõ (ứng với thông tin cũ, đã cho sẵn) kết hợp với thành phần còn lại của cú – Thuyết ngữ (ứng với thông tin mới) để tạo nên một thông điệp. Ví dụ: Bộ đội, họ giỏi lắm. Ở đây, “Bộ đội” là đề ngữ - điểm xuất phát mà người nói muốn đề cập. “họ giỏi lắm” là thuyết ngữ - phần thông báo tới người nghe. Vấn đề là có nhiều loại Đề khác nhau. Theo Halliday, có 3 loại Đề sau đây: Đề chủ để (Topical Theme), Đề văn bản (Textual Theme) và Đề liên nhân (Interpersonal Theme). Đề chủ đề có thể không đánh dấu (unmarked), đó là trường hợp Đề đồng thời là Chủ ngữ của câu. Đề chủ đề có thể được đánh dấu (marked), đó là trường hợp Đề không phải là Chủ ngữ của câu. Đề văn bản dùng để kết nối các câu về mặt lô gic. Loại Đề này được thể hiện bằng các từ ngữ kết nối. Đề liên nhân dùng để hiện thực hóa nghĩa liên nhân của Đề. Nó được thể hiện ở dạng hô ngữ (Vocative) hay các phương tiện biểu thị tình thái tương thích. Có thể thấy, ngôn ngữ có những kiểu cấu trúc khác nhau, cung cấp các lựa chọn cho người nói/người viết biểu thị các loại nghĩa khác nhau là nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Các cấu trúc này cung cấp những lựa chọn biểu đạt nghĩa cho người sử dụng, tức các lựa chọn này là những lựa chọn mang nghĩa. Suy cho cùng, các cấu trúc này là cơ sở để xem xét cách thức làm thế nào mà nghĩa được tạo ra và được hiểu. Những từ ngữ “lai căng” về thực chất là những lựa chọn của những lớp người nhất định trong xã hội, xét từ góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống thì chúng thể hiện những nội dung ngữ nghĩa nhất định, do đó chúng là những cách lựa chọn “có lí do” chứ không phải là ngẫu nhiên. Nhìn từ góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, ngôn ngữ của giới trẻ Việt Nam hiện nay, với những biểu hiện “lai căng” có thể xem là một loại ngữ vực (register), phản ánh những đặc trưng về trường (lớp trẻ nói về những chủ đề gì, trường gắn với siêu chức năng kinh nghiệm), về không khí (quan hệ giữa những người thuộc thế hệ trẻ, không khí gắn với siêu chức năng liên nhân) và cách thức (dạng ngôn ngữ lai căng của giới trẻ, cách thức gắn với siêu chức năng văn bản). Theo Halliday, bất kì một sản phẩm ngôn ngữ nào cũng là kết quả của sự thể hiện 3 siêu chức năng của ngôn ngữ và mang dấu ấn của những biến (variable) thuộc về 3 siêu chức năng này. Ông gọi dấu ấn đó là những đặc trưng về ngữ vực (register). Nói một cách khái quát nhất, ngữ vực được xem như là tổng thể của những đặc trưng liên quan đến: (i) trường (field) gắn với chức năng kinh nghiệm; (ii) không khí (tenor) gắn với chức năng liên nhân và (iii) cách thức (mode) gắn với chức năng văn bản. Halliday và Hasan [1985, 41] định nghĩa ngữ vực là “biến thể ngôn ngữ theo cách sử dụng” (variation according to use). Còn Thompson thì giải thích rõ hơn các chiều kích của ngữ vực như sau: “Có 3 chiều kích của biến thể đặc trưng cho mọi ngữ vực: vấn đề đang được bàn tới (được gọi là “trường”), các nhân vật giao tiếp có liên quan và mối quan hệ giữa họ (được gọi là “không khí”) và cách thức mà ngôn ngữ hành chức trong sự kiện tương tác, tức ngôn ngữ được viết ra hay nói ra (được gọi là “thức”). Việc có đến 3 chiều kích như vậy không phải là ngẫu nhiên, bởi lẽ mỗi chiều kích như vậy tương ứng với một siêu chức năng: trường chủ yếu quyết định nghĩa kinh nghiệm được trình bày; không khí chủ yếu quyết định nghĩa liên nhân; còn thức chủ yếu quyết định nghĩa văn bản” [Thompson 1996, 36]. Tuy nhiên, trước khi bàn đến các đặc điểm ngữ vực của ngôn ngữ lai căng, cần phân biệt các thuật ngữ ngữ vực (register), thể loại (genre) và phong cách (style), vốn là 3 thuật ngữ dễ nhầm lẫn với nhau. Ba thuật ngữ này đều dùng để chỉ những khác biệt của các biến thể văn bản. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt nhất định. Ngữ vực là kết hợp của đặc trưng ngôn ngữ và ngữ cảnh sử dụng của biến thể. Thể loại thì giống với ngữ vực ở chỗ bao hàm cả những miêu tả về mục đích và ngữ cảnh tình huống, nhưng nhấn mạnh vào các cấu trúc mang tính quy ước (chẳng hạn, thể loại thư tín có những quy ước về bắt đầu và kết thúc, hợp đồng cũng có cấu trúc mang tính quy ước về các bên tham gia hợp đồng, các điều khoản ràng buộc cho mỗi bên và điều khoản xử lí tranh chấp). Còn phong cách thì giống với ngữ vực ở sự nhấn mạnh vào các đặc trưng ngôn ngữ của văn bản, nhưng những đặc trưng này không phải có nguyên do về chức năng hay ngữ cảnh sử dụng, mà là phản ánh những ưa thích về thẩm mĩ, gắn với những tác giả cụ thể hay những giai đoạn lịch sử cụ thể [D. Biber and S. Conrad 2009, 14]. Nói tóm lại, cú có 3 siêu chức năng, theo quan điểm của Halliday. Mỗi siêu chức năng ấy ứng với các vị thế và các kiểu cấu trúc khác nhau: Siêu chức năng Vị thế tương ứng của cú Cấu trúc chức năng tương ứng Kinh nghiệm Cú như là sự thể hiện Tham thể + quá trình + chu cảnh Liên nhân Cú như là sự trao đổi Thức + phần dư Chủ ngữ + Hữu định Văn bản Cú như là thông điệp Đề ngữ + thuyết ngữ Thông tin mới + Thông tin cũ Tuy nhiên, chúng không tách rời nhau, mà chỉ là ba chức năng, ba kiểu ý nghĩa khu biệt của cùng một cú. Nghĩa là, mỗi thông điệp đều là sự tổng hòa của các nghĩa: kinh nghiệm, liên nhân và văn bản.
Trả lời
1. Siêu chức năng kinh nghiệm: Siêu chức năng kinh nghiệm được dùng để truyền đạt những thông tin mới hay nội dung mà người nghe chưa biết. Đó có thể là những sự vật, sự kiện ở thế giới bên ngoài hay những quan điểm, đánh giá, cảm xúc của chính người nói. Tuy nhiên, cho dù muốn đề cập tới vấn đề gì trong câu nói của mình, người nói luôn phải nói đến các loại kinh nghiệm của bản thân về thế giới. Như vậy, theo siêu chức năng này, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để nói về kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, bao gồm cả thế giới trong tâm tưởng, để miêu tả các sự thể (event), tình trạng (state) và các thực thể tham gia vào các sự thể, tình trạng đó. Siêu chức năng kinh nghiệm kiến tạo và phản ánh kiến tạo của chúng ta về thế giới, về “hiện thực” (reality), có liên quan đến “trường” (field) của diễn ngôn. Phân tích câu nói từ góc độ siêu chức năng kinh nghiệm sẽ liên quan đến việc lựa chọn hệ thống chuyển tác (transitivity), đó là lựa chọn các kiểu quá trình (process types), các kiểu tham thể (participant types), các kiểu chu cảnh (circumstance types). Hệ thống chuyển tác thể hiện siêu chức năng kinh nghiệm được hiển thị thông qua cấu trúc nghĩa biểu hiện. Theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, cú được phân chia thành: (i) Chính quá trình (ii) Các tham thể trong quá trình (bắt buộc) (iii) Các chu cảnh liên quan đến quá trình (hay “cảnh huống”, không bắt buộc) Các khái niệm “quá trình”, “tham thể”, và“chu cảnh” là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực được thể hiện trong các cấu trúc của ngôn ngữ như thế nào. Ngôn ngữ cung cấp những lựa chọn khác nhau để biểu đạt các kiểu quá trình khác nhau. Tùy vào bản chất của các quá trình khác nhau mà cấu trúc nghĩa biểu hiện sẽ khác nhau. Theo Halliday, có 6 kiểu quá trình khác nhau là: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình nói năng, quá trình ứng xử và quá trình hành vi. Dựa trên 6 kiểu quá trình này với cấu trúc tương thích (các cấu trúc chuyển tác khác nhau), ngôn ngữ cung cấp những sự lựa chọn để người nói có thể biểu đạt các loại kinh nghiệm khác nhau và trình bày về thế giới. 1. Siêu chức năng liên nhân Như tên gọi của mình, siêu chức năng này được thể hiện trong quá trình giao tiếp giữa người với người, trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với nhau.Theo siêu chức năng này, chúng ta dùng ngôn ngữ để tương tác với người khác. Rõ ràng, chúng ta sử dụng ngôn ngữ không phải theo lối một chiều (one-way) mà là theo lối hai chiều (two-way). Chúng ta nói điều gì đó với người khác bao giờ cũng có mục đích: để xác lập và duy trì các mối quan hệ xã hội; để tác động đến thái độ và cách ứng xử của người khác; để thể hiện quan điểm của chúng ta về thế giới; để kêu gọi hay làm thay đổi quan điểm của người đối thoại; để yêu cầu người đối thoại cung cấp thông tin, v.v. Có thể nói, khi tương tác là bản chất của sự dụng ngôn thì chắc chắn ngữ pháp của ngôn ngữ phải có một thành tố đảm bảo cho chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ để tương tác. Theo Halliday (1994), siêu chức năng liên nhân liên quan đến không khí (tenor) hay tính tương tác (interactivity) của diễn ngôn. Đến lượt mình, không khí (tenor) hay tính tương tác (interactivity) được diễn giải qua 3 thành tố là sự thể hiện cá nhân của người nói hay người viết (speaker/writer persona), khoảng cách xã hội (social distance) và vị thế xã hội tương đối (relative social status). Sự thể hiện cá nhân của người nói hay người viết (speaker/writer persona) được thực hiện thông qua cách dùng từ ngữ mang tính đánh giá. Theo Lí thuyết Khung đánh giá (Appraisal Framework) của J.R Martin và Peter White (2005), một lí thuyết phát triển trong khung lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống, thì từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói hay người viết có thể được xem xét ở các góc độ Thái độ (Attitute), Tăng giảm (Graduation) và Dấn thân (Engagement). Với Thái độ, người nói hay người viết trực tiếp bày tỏ thái độ tích cực hay tiêu cực đối với người khác, đối với các sự vật, hiện tượng, sự kiện hoặc tác động để người khác có cùng thái độ với mình. Với Tăng giảm, người nói điều biến (tăng hay giảm) mức độ xác quyết, làm mờ hoặc làm rõ ranh giới các phạm trù ngữ nghĩa mà người nói muốn biểu đạt. Với Dấn thân, người nói hay người viết hướng mình vào đối thoại hay tranh luận với những gì người khác đã nói hay có thể đã nói trước đó. Khoảng cách xã hội (social distance) chỉ mức độ gần gũi của các bên giao tiếp. Chẳng hạn, việc dùng các đại từ nhân xưng “mày”, “tao” hay dùng tên biệt hiệu (nickname) cho thấy mức độ thân mật, việc dùng các danh xưng chức vụ như “giáo sư”, “giám đốc”, “thiếu tướng” cho thấy mức độ quan cách, khách khí giữa các bên giao tiếp. Vị thế xã hội tương đối (relative social status) cho biết các bên giao tiếp có ngang hàng với nhau hay không, xét về quyền lực hay mức độ hiểu biết về đối tượng, vấn đề đang được bàn luận. Chẳng hạn, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong cơ quan được xem là không ngang hàng (cấp dưới phục tùng cấp trên). Hoặc trong các hành động ngôn từ (speech acts), vị thế xã hội tương đối được biểu thị qua việc ai là người hỏi, ai là người trả lời, ai là người được chọn chủ đề giao tiếp, điều khiển lượt lời, v.v. Chẳng hạn, với câu nói: “Liệu tôi có thể nhờ anh giới thiệu một cuốn sách mới về ngữ pháp chức năng không?” Từ góc độ nghĩa kinh nghiệm thì câu này nói về việc giới thiệu một cuốn sách mới về ngữ pháp chức năng. Từ góc độ nghĩa liên nhân, ngữ đoạn “Liệu tôi có thể nhờ anh” thể hiện một lời nhờ lịch sự (theo lí thuyết hành động ngôn từ thì hành động “nhờ” thuộc vào nhóm “cầu khiến”). Như vậy, trong một câu nói như vừa dẫn trên đây, có thể tách ra hai loại nghĩa: nghĩa kinh nghiệm và nghĩa liên nhân. Siêu chức năng liên nhân được biểu thị thông qua cấu trúc thức. Theo cấu trúc thức, cú được chia Phần thức (Mood) và Phần dư (Residue). Đối với tiếng Anh, Phần thức sẽ gồm Chủ ngữ (Subject) và bộ phận hữu tận (Finite) của động từ. Trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban (2004) đã áp dụng mô hình của Halliday để phân tích câu tiếng Việt một cách toàn diện theo ba siêu chức năng (siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản). Tác giả có lẽ là người đầu tiên đề cập đến vấn đề thức của câu tiếng Việt. Diệp Quang Ban cho rằng trong những ngôn ngữ biến hình, cấu trúc thức thể hiện trước hết ở sự biến hình của động từ theo thức (mood) và thức của động từ là hiện tượng thuộc phạm trù cú pháp-hình thái học. Còn trong những ngôn ngữ như tiếng Việt, động từ không biến hình, người ta chỉ có thể nói đến thức của câu (sentence mood): “Thức của câu là giá trị tình thái của các kiểu câu trong sử dụng” [Diệp Quang Ban 2004, 39]. Áp dụng quan niệm của Halliday về cấu trúc thể hiện siêu chức năng liên nhân, Diệp Quang Ban cho rằng thức của câu tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức (những yếu tố ngôn ngữ) ít nhiều có tính chất chuyên dụng, với tên gọi là biểu thức thức (mood expressions), đó là “một số hư từ, một số phụ từ và một số bán thực từ” [Diệp Quang Ban 2004, 40]. Thức chỉ rõ vai trò mà người nói lựa chọn trong tình huống nói và vai trò mà anh ta ấn định cho người nghe. Ví dụ: “Tất cả ngồi im! Đưa hết tiền vàng ra đây!”, tên cướp quát. Ở đây, người nói đã sử dụng thức cầu khiến: tên trộm đặt mình vào vai trò ra lệnh và buộc người nghe vào vị trí tuân lệnh. Ngoài ra Halliday cho rằng, siêu chức năng này còn được hiện thực thông qua hệ thống hệ thống TÌNH THÁI (Modality system). Tình thái được chỉ rõ người nói thể hiện sự đánh giá hoặc nói ra dự đoán của mình. Ví dụ: “Hình như tối nay hắn sẽ tặng cho nàng cái điện thoại.” Ở đây, người nói dự đoán một cách không chắc chắn sự kiện sẽ xảy ra trong “tối nay”. Phần còn lại trong câu có quan hệ với biểu thức thức được gọi là phần dư (Residue). Thành phần này bao gồm ba thành phần chức năng: Vị ngữ (Predicator), Bổ ngữ (Complement) và Phụ ngữ (Adjunct). Ví dụ: Sister Sue’s sewing shirts for soldiers. Sister Sue ‘s sewing shirts for soldiers. Chủ ngữ Hữu định Vị ngữ Bổ ngữ Phụ ngữ Thức Phần Dư Trở lại với khái niệm Chủ ngữ của Halliday, cần phân biệt chủ ngữ của Halliday với Chủ ngữ của ngữ pháp truyền thống. Chủ ngữ theo ngữ pháp truyền thống chỉ đối tượng, thực thể được thông báo (is predicated) trong phần còn lại của câu. Quan điểm này được áp dụng cho nhiều cách tiếp cận khác đối với việc miêu tả ngữ pháp của câu. Với quan điểm như vậy, câu được xem như là “nói về” (about) Chủ ngữ. Tuy nhiên, với cách tiếp cận chức năng của Halliday thì Chủ ngữ được đặt trong bình diện liên nhân. Trong tiếng Anh, Chủ ngữ được Halliday xác định một cách đơn giản như là yếu tố được nhắc lại trong câu hỏi chắp (Tag question). Ví dụ: - He is smart, isn’t he? - You think he is smart, don’t you? Trong hai ví dụ vừa dẫn, “He” và “You” lần lượt là Chủ ngữ của câu, bằng chứng là chúng được nhắc lại trong câu hỏi chắp. Đối với phần lớn các câu, tuy quan điểm về Chủ ngữ của Halliday và các khuynh hướng ngữ pháp khác là khác nhau, nhưng kết quả xác định Chủ ngữ lại giống nhau. Đối với hai câu vừa dẫn, các khuynh hướng ngữ pháp dùng khái niệm “Chủ ngữ” đều xác định “He” và “You” là Chủ ngữ. Tuy nhiên, trong kiểu câu sau đây thì sự khác biệt trong quan niệm Chủ ngữ của Halliday với các ngữ pháp khác lại được bộc lộ rất rõ: - I think he is smart. (Tôi nghĩ anh ta thông minh). Các khuynh hướng ngữ pháp đều thiên về quan điểm cho rằng “I” là Chủ ngữ của câu này. Trong khi đó, Halliday lại xác định Chủ ngữ của câu này là “he” chứ không phải “I”, bằng chứng là “he” được nhắc lại trong câu hỏi chắp: - I think he is smart, isn’t he? Chính qua ví dụ này, chúng ta thấy được điểm độc đáo của Halliday khi xếp Chủ ngữ vào bình diện liên nhân của câu. Khi nói “I think he is smart” thì điều mà tôi muốn trao đổi với người nghe (trao đổi thông tin), để xem người nghe có đồng ý hay phản đối, đó là “He is beautiful or not”, tức “Anh ta thông minh hay không thông minh”, chứ không phải là “I think so or I don’t think so”, tức “Tôi có nghĩ như vậy hay không nghĩ như vậy”. 2. Siêu chức năng văn bản Siêu chức năng văn bản đề cập đến việc tạo ra một văn bản phù hợp với tình huống giao tiếp và đúng chuẩn mực ngôn ngữ, giúp cho một văn bản ở dạng nói hay viết được mạch lạc, nhất quán. Nghĩa là, siêu chức năng văn bản chính là sự cụ thể hóa của hai chức năng trên dưới dạng văn bản.Theo siêu chức năng này, chúng ta tổ chức câu nói như một thông điệp (message) sao cho phù hợp với những thông điệp đi trước và đi sau nó, cũng như phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp rộng hơn. Với siêu chức năng văn bản, câu nói được xem như là nguồn lực để tổ chức thông điệp, tức ngôn ngữ cung cấp những lựa chọn về cấu trúc để tổ chức thông điệp. Nguyên tắc tổ chức câu nói như một thông điệp dựa trên các cơ sở sau đây: - Ngôn ngữ, bao gồm các câu nói, mang tính hình tuyến. - Vì thế, thông điệp cũng được tổ chức theo hình tuyến. - Tính hình tuyến có nghĩa là câu nói sẽ có thành tố khởi đầu và thành tố kết thúc. Theo nguyên tắc này, câu nói với tư cách là một thông điệp sẽ được bắt đầu bằng Đề (Theme) và kết thúc bằng Thuyết (Rheme). Hay nói cách khác, siêu chức năng văn bản được biểu thị thông qua cấu trúc Đề- Thuyết. Trong đó Đề ngữ là thành phần được xác định rõ (ứng với thông tin cũ, đã cho sẵn) kết hợp với thành phần còn lại của cú – Thuyết ngữ (ứng với thông tin mới) để tạo nên một thông điệp. Ví dụ: Bộ đội, họ giỏi lắm. Ở đây, “Bộ đội” là đề ngữ - điểm xuất phát mà người nói muốn đề cập. “họ giỏi lắm” là thuyết ngữ - phần thông báo tới người nghe. Vấn đề là có nhiều loại Đề khác nhau. Theo Halliday, có 3 loại Đề sau đây: Đề chủ để (Topical Theme), Đề văn bản (Textual Theme) và Đề liên nhân (Interpersonal Theme). Đề chủ đề có thể không đánh dấu (unmarked), đó là trường hợp Đề đồng thời là Chủ ngữ của câu. Đề chủ đề có thể được đánh dấu (marked), đó là trường hợp Đề không phải là Chủ ngữ của câu. Đề văn bản dùng để kết nối các câu về mặt lô gic. Loại Đề này được thể hiện bằng các từ ngữ kết nối. Đề liên nhân dùng để hiện thực hóa nghĩa liên nhân của Đề. Nó được thể hiện ở dạng hô ngữ (Vocative) hay các phương tiện biểu thị tình thái tương thích. Có thể thấy, ngôn ngữ có những kiểu cấu trúc khác nhau, cung cấp các lựa chọn cho người nói/người viết biểu thị các loại nghĩa khác nhau là nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Các cấu trúc này cung cấp những lựa chọn biểu đạt nghĩa cho người sử dụng, tức các lựa chọn này là những lựa chọn mang nghĩa. Suy cho cùng, các cấu trúc này là cơ sở để xem xét cách thức làm thế nào mà nghĩa được tạo ra và được hiểu. Những từ ngữ “lai căng” về thực chất là những lựa chọn của những lớp người nhất định trong xã hội, xét từ góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống thì chúng thể hiện những nội dung ngữ nghĩa nhất định, do đó chúng là những cách lựa chọn “có lí do” chứ không phải là ngẫu nhiên. Nhìn từ góc độ Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, ngôn ngữ của giới trẻ Việt Nam hiện nay, với những biểu hiện “lai căng” có thể xem là một loại ngữ vực (register), phản ánh những đặc trưng về trường (lớp trẻ nói về những chủ đề gì, trường gắn với siêu chức năng kinh nghiệm), về không khí (quan hệ giữa những người thuộc thế hệ trẻ, không khí gắn với siêu chức năng liên nhân) và cách thức (dạng ngôn ngữ lai căng của giới trẻ, cách thức gắn với siêu chức năng văn bản). Theo Halliday, bất kì một sản phẩm ngôn ngữ nào cũng là kết quả của sự thể hiện 3 siêu chức năng của ngôn ngữ và mang dấu ấn của những biến (variable) thuộc về 3 siêu chức năng này. Ông gọi dấu ấn đó là những đặc trưng về ngữ vực (register). Nói một cách khái quát nhất, ngữ vực được xem như là tổng thể của những đặc trưng liên quan đến: (i) trường (field) gắn với chức năng kinh nghiệm; (ii) không khí (tenor) gắn với chức năng liên nhân và (iii) cách thức (mode) gắn với chức năng văn bản. Halliday và Hasan [1985, 41] định nghĩa ngữ vực là “biến thể ngôn ngữ theo cách sử dụng” (variation according to use). Còn Thompson thì giải thích rõ hơn các chiều kích của ngữ vực như sau: “Có 3 chiều kích của biến thể đặc trưng cho mọi ngữ vực: vấn đề đang được bàn tới (được gọi là “trường”), các nhân vật giao tiếp có liên quan và mối quan hệ giữa họ (được gọi là “không khí”) và cách thức mà ngôn ngữ hành chức trong sự kiện tương tác, tức ngôn ngữ được viết ra hay nói ra (được gọi là “thức”). Việc có đến 3 chiều kích như vậy không phải là ngẫu nhiên, bởi lẽ mỗi chiều kích như vậy tương ứng với một siêu chức năng: trường chủ yếu quyết định nghĩa kinh nghiệm được trình bày; không khí chủ yếu quyết định nghĩa liên nhân; còn thức chủ yếu quyết định nghĩa văn bản” [Thompson 1996, 36]. Tuy nhiên, trước khi bàn đến các đặc điểm ngữ vực của ngôn ngữ lai căng, cần phân biệt các thuật ngữ ngữ vực (register), thể loại (genre) và phong cách (style), vốn là 3 thuật ngữ dễ nhầm lẫn với nhau. Ba thuật ngữ này đều dùng để chỉ những khác biệt của các biến thể văn bản. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt nhất định. Ngữ vực là kết hợp của đặc trưng ngôn ngữ và ngữ cảnh sử dụng của biến thể. Thể loại thì giống với ngữ vực ở chỗ bao hàm cả những miêu tả về mục đích và ngữ cảnh tình huống, nhưng nhấn mạnh vào các cấu trúc mang tính quy ước (chẳng hạn, thể loại thư tín có những quy ước về bắt đầu và kết thúc, hợp đồng cũng có cấu trúc mang tính quy ước về các bên tham gia hợp đồng, các điều khoản ràng buộc cho mỗi bên và điều khoản xử lí tranh chấp). Còn phong cách thì giống với ngữ vực ở sự nhấn mạnh vào các đặc trưng ngôn ngữ của văn bản, nhưng những đặc trưng này không phải có nguyên do về chức năng hay ngữ cảnh sử dụng, mà là phản ánh những ưa thích về thẩm mĩ, gắn với những tác giả cụ thể hay những giai đoạn lịch sử cụ thể [D. Biber and S. Conrad 2009, 14]. Nói tóm lại, cú có 3 siêu chức năng, theo quan điểm của Halliday. Mỗi siêu chức năng ấy ứng với các vị thế và các kiểu cấu trúc khác nhau: Siêu chức năng Vị thế tương ứng của cú Cấu trúc chức năng tương ứng Kinh nghiệm Cú như là sự thể hiện Tham thể + quá trình + chu cảnh Liên nhân Cú như là sự trao đổi Thức + phần dư Chủ ngữ + Hữu định Văn bản Cú như là thông điệp Đề ngữ + thuyết ngữ Thông tin mới + Thông tin cũ Tuy nhiên, chúng không tách rời nhau, mà chỉ là ba chức năng, ba kiểu ý nghĩa khu biệt của cùng một cú. Nghĩa là, mỗi thông điệp đều là sự tổng hòa của các nghĩa: kinh nghiệm, liên nhân và văn bản.