Cần đọc: Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ

Bạn đã quyết định trở thành một người mẹ chưa? Nhưng chờ một chút. Bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho một thai kỳ để em bé khỏe mạnh. Bạn đang thắc mắc nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai đúng không. Vậy hãy đọc viết dưới đây vì nó cung cấp những gợi ý quan trọng cho giai đoạn chuẩn bị của bạn đó ^^

1. Kiểm tra sức khỏe

Việc chuẩn bị sức khỏe để sinh con nhằm đánh giá nguy cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai, đồng thời tránh một số bất thường nhiễm sắc thể do các bệnh lý di truyền từ cha mẹ sang con có thể xảy ra. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị bệnh trước khi chuẩn bị có thai

2. Sàng lọc di truyền 

Sàng lọc di truyền có nhiều lợi ích, một số bệnh di truyền nếu được can thiệp sớm sẽ tốt cho bé. Hoặc mẹ có thể chọn phương pháp cấy phôi loại trừ gen đột biến di truyền trong trường hợp cần thiết. Sàng lọc di truyền là bước rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn sinh ra được khỏe mạnh, để biết được em bé sinh ra có bao nhiêu khả năng mắc một số bệnh di truyền nào không?. Một số bệnh di truyền nghiêm trọng thường cần được kiểm tra bao gồm: Xơ nang, hồng cầu hình liềm, hoặc một số bệnh khác

3. Chế độ dinh dưỡng

  • Bằng cách bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng trước khi bạn thụ thai và trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn có thể giảm 50 đến 70% khả năng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và một số dị tật bẩm sinh khác.. Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung axit folic ở hiệu thuốc, hoặc bạn có thể uống vitamin tổng hợp trước khi sinh thường xuyên. Ngoài ra, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng loại vitamin tổng hợp bạn dùng không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
  • Trong bảng kế hoạch trước khi chuẩn bị sinh con, mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng giữ cân nặng vừa phải để có sức khỏe tốt. Quá gầy hay tăng cân nhiều đều khiến cho việc mang thai gặp trở ngại.Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ cần thay đổi thực đơn từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, can-xi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda…Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả bố và mẹ

https://cdn.noron.vn/2022/11/05/981797915300796-1667612941.jpg

4. Từ bỏ uống rượu, hút thuốc lá khi mang thai

- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân ở phụ nữ. Còn đối với nam giới, sử dụng thuốc lá có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm số lượng tinh trùng. Việc hút thuốc lá thụ động cũng mang lại những ảnh hưởng tương tự. Vì thế hãy cố gắng tránh xa khói thuốc lá thụ động. Uống rượu vừa phải (một ly mỗi ngày đối với phụ nữ) được coi là tốt khi bạn đang cố gắng thụ thai, nhưng bạn cần lưu ý không nên uống quá nhiều. Khi bạn đã mang thai thì cần từ bỏ hoàn toàn việc uống rượu vì có thể gây hại cho thai nhi.

5. Tránh xa các nguồn lây nhiễm

Ngoài việc tuân theo nguyên tắc ăn chín uống sôi bạn cũng cần chú ý đến đến khâu bảo quản và chế biến thức ăn hàng ngày sạch sẽ để tránh những bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột. Cùng với đó bạn cũng cần tránh xa các nguồn lây nhiễm như hóa chất độc hại, một số vật nuôi có nguy cơ mang nguồn nhiễm bệnh như:

  • Một số vật nuôi mang nguồn nhiễm bệnh, chẳng hạn như phân mèo có virus toxocariasis bạn cần phải tránh xa tránh vì có thể có các biến chứng lớn hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai.
  • Hạn chế ở trong môi trường độc hại: Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
  • Chú ý hạn chế dùng hóa chất, mỹ phẩm… những việc này có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.

6. Tài chính

Chuẩn bị có thêm thành viên mới trong gia đình, vợ chồng bạn sẽ phải lo lắng rất nhiều thứ, đặc biệt là tài chính. Vì vậy ngay từ trước khi mang thai, bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Một số khoản chi phí cơ bản bạn cần chú ý:

  • Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
  • Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
  • Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
  • Chi phí sữa cho con
  • Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
  • Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản

Với việc xác định các khoản phải chi tiêu như trên các cặp vợ chồng sẽ xác định chi phí hàng tháng hết bao nhiêu, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch tạo dựng thêm nguồn thu nhập mới để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Một số mẹo giúp các cặp đôi vợ chồng chuẩn bị tài chính khoa học, hiệu quả nhằm giảm bớt nỗi lo tài chính khi sinh con là: không sắm quá nhiều đồ bầu, mua bảo hiểm thai sản, hạn chế chi phí sinh hoạt không cần thiết, mở sổ tiết kiệm hoặc tiết kiệm với heo đất…

7. Gặp nha sĩ

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh về nướu hơn. Mức progesterone và estrogen cao hơn có thể khiến nướu phản ứng khác nhau với vi khuẩn trong mảng bám, dẫn đến nướu sưng, đỏ, mềm và chảy máu khi bạn dùng chỉ nha khoa hoặc chải răng. Tin tốt là những phụ nữ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt trước khi mang thai sẽ giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng về nướu trong thai kỳ.

https://cdn.noron.vn/2022/11/05/981797915300797-1667612957.png

8. Hạn chế các tác động từ môi trường ô nhiễm

Bạn có thể không thể loại bỏ hoàn toàn tất cả các mối nguy hiểm về môi trường, nhưng bạn có thể cố gắng hết sức tránh xa chúng càng nhiều càng tốt trong đời sống hàng ngày. Một số sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong nước uống từ các đường ống cũ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển

9. Chuẩn bị một tinh thần tốt

Khi mang thai và sau khi sinh con, bạn sẽ trải qua rất nhiều biến đổi trong tâm lý. Có những biến đổi không dễ vượt qua và có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh và thậm chí cả trong thai kỳ. Bạn nên tìm hiểu về trầm cảm sau sinh và các biện pháp khiến bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn, giúp bạn dự phòng và đối phó với trầm cảm sau sinh.

https://cdn.noron.vn/2022/11/05/981797915300798-1667612984.jpg

Từ khóa: 

chuẩn bị mang thai

,

mẹ và bé

,

sức khoẻ