Chấp nhận cảm xúc tiêu cực

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

Hầu hết chúng ta đều nhận được lời khuyên rằng hãy luôn “lạc quan yêu đời”, luôn nở nụ cười và suy nghĩ tích cực vào những lúc trông ta có vẻ buồn bực, lo âu hay thất vọng trước một điều gì đó. Đôi khi, một vài suy nghĩ vu vơ, trầm ngâm cũng có thể bị cho là “chán đời” và rất tiêu cực. Quan tâm đến cảm xúc của ai đó không phải là điều xấu, nhưng hãy cẩn thận trước khi đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, bởi đôi khi, vấn đề không như những gì ta thấy. Chúng ta đang sống trong một môi trường văn hóa có thể là cứng nhắc khi đánh giá cao trạng thái luôn luôn tích cực hơn là khả năng thích ứng với cảm xúc, sức bật nội tâm và năng lực vượt qua những thời khắc khó khăn. Vậy thay vì chỉ tạo ra những cảm xúc tích cực “giả tạo”, sao ta không học cách làm chủ cảm xúc tiêu cực để tìm thấy hạnh phúc cho chính mình?

Lảng tránh cảm xúc tiêu cực có phải là một ý hay không?

Trong một nghiên cứu tâm lý gần đây của tiến sĩ David Barlow, Steven Hayes và những người khác, họ đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý là thói quen thường xuyên lảng tránh cảm xúc. Điều này có lẽ sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người bởi vì cảm xúc tiêu cực thường không cho ta cảm giác tốt, nó thường gắn với những sự kiện tiêu cực mà chúng ta muốn tránh hoặc quên đi. Hơn nữa, chúng ta quá quen với sự giải thoát nhất thời mà việc lảng tránh cung cấp, nó là giải pháp hữu hiệu trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài thì nó có thể trở thành một vấn đề lớn hơn bất kỳ thứ gì bị lảng tránh lúc ban đầu.

Việc gạt những cảm xúc khó khăn qua một bên chỉ để ôm lấy những cảm xúc tích cực giả tạo sẽ làm ta đánh mất cơ hội phát triển sâu hơn những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thế giới đúng thực tế. Điều này có thể khiến mức độ tự phục hồi và bảo đảm sức khỏe tinh thần bị giảm đi, trong khi mức độ trầm cảm và lo lắng có nguy cơ tăng lên. Từ đó, nó tác động đến các mối quan hệ trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng đạt được hạnh phúc lâu dài. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/09/835854827195822-1654767513.jpg
Nguồn: Freefik

Một vài lý do vì sao lảng tránh cảm xúc là độc hại.

Thứ nhất, bạn tự thu hẹp cuộc sống của bạn một cách không cần thiết, lảng tránh đi những giai đoạn và thử thách cho những mục tiêu và những thứ bạn theo đuổi trong cuộc sống. Qua thời gian, lảng tránh biến thành một cái nhà tù và bạn càng lảng tránh nó nhiều, thì bạn càng cảm thấy yếu đuối hơn; kỹ năng đáp ứng của bạn càng ít đi, thì bạn càng trải nghiệm cuộc sống ít hơn.

Thứ hai, càng cố gắng lảng tránh cảm xúc tiêu cực bạn càng thấy nó trở nên vô ích. Tự nhủ bản thân rằng một số cảm xúc không thể chịu được hoặc nguy hiểm nhốt bạn trong sự cảnh giác với những thứ bạn cố gắng lảng tránh. Bạn trở nên cực kỳ thận trọng với những khả năng mà cảm giác này có thể nổi dậy. Bản thân của việc sợ hãi về trải nghiệm tiêu cực có thể xảy ra, và tự nó trở thành một trải nghiệm tiêu cực.

Thứ ba, lảng tránh cảm xúc thường liên quan tới chối bỏ sự thật. Nó giống như có ai đó nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy tuyết đang rơi và tự nói với bản thân “Tuyết không thể rơi được.” Đương nhiên bạn có thể không thích tuyết nhưng không thể thay đổi được sự thật rằng tuyết vẫn đang rơi.

Thứ tư, lảng tránh kéo dài thời gian chờ đợi và nỗi lo âu khi phải chờ đợi thường độc hại hơn tình huống lường trước. Điều này chủ yếu là do khi bạn lường trước, trí tưởng tượng của bạn không bị trói buộc bởi những yêu cầu tình huống thực tại. Bạn có thể đi bất cứ đâu trong đầu bạn mặc cho có vài thứ chưa xảy ra, và rồi bạn thường tưởng tượng ra những tình huống hỗn loạn, tiêu cực nhất. Ngược lại, khi đang ở trong tình huống mà bạn sợ hãi, tâm trí bạn bị buộc với những thứ đang xảy ra xung quanh bạn. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/09/728681823711969682-1654767623.jpg
Nguồn: internet

Vậy làm sao để chấp nhận cảm xúc tiêu cực?

Là một con người, bạn sẽ có đủ loại cảm xúc, nó là một phần của cuộc sống con người giống như ngoài kia có đủ loại thời tiết vậy. Bởi vì thế, chấp nhận cảm xúc là phương thức tốt hơn lảng tránh rất nhiều.

Thứ nhất, việc chấp nhận cảm xúc của mình có nghĩa là bạn đang chấp nhận sự thật về tình huống mình đang đối mặt. Bạn không cần phải tốn năng lượng để đẩy cảm xúc đó đi mà thay vào đó, khi cảm xúc được nhận thức rồi, bạn có thể thay đổi để có được những hành vi phù hợp với mục tiêu và giá trị của bạn.

Thứ hai, khi bạn chấp nhận cảm xúc, bạn đang cho bản thân mình cơ hội để biết về nó, trở nên quen thuộc với nó, làm chủ với các phương thức quản lý và áp dụng nó vào trong đời sống. Lảng tránh không dạy bạn điều đó, bởi vì bạn không thể học được điều gì nếu không làm nó.

Thứ ba, chấp nhận ngầm giống như nói, “Cái này cũng không tệ lắm.” Cảm xúc tiêu cực có thể chẳng vui vẻ gì, nhưng nó không giết bạn; hãy trải nghiệm chúng như chính bản thân chúng vậy; và làm điều này ít kéo dài lê thê hơn những sự cố gắng thất bại để tránh chúng.

https://cdn.noron.vn/2022/06/09/728681823711969713-1654768653.jpg
Nguồn: Pinterest

Cuối cùng, khi bạn chấp nhận cảm xúc tiêu cực, nó sẽ mất đi năng lực phá hoại của mình. Điều này có vẻ bất ngờ và không hợp lý lắm đối với nhiều người, nhưng nếu bạn nghĩ kỹ về điều này, bạn sẽ nhận ra được logic của nó. Những người bơi lội bị nhấn chìm trong sóng lớn và cảm giác như mình bị tha ra ngoài biển thường hoảng loạn và bắt đầu bơi ngược dòng với tất cả sức lực họ có được. Thường thì họ sẽ mệt mỏi, bị chuột rút và chìm đi, để sống sốt, người bơi phải làm điều ngược lại. Cái này cũng giống với sức mạnh của cảm xúc: chống lại nó chỉ vô dụng và có thể nguy hiểm nữa; nhưng nếu bạn chấp nhận cảm xúc, nó sẽ chạy phần nó và đồng thời để cho bạn chạy phần bạn.

Bí quyết có thể vượt qua cảm xúc tiêu cực là gì?

Cuối cùng, như tiến sĩ David nói: “Hãy nhìn nhận những cung bậc cảm xúc như nó vốn có”. Hãy tạo ra những khoảng không gian giữa chính bạn và những gì bạn đang cảm nhận bằng cách trở thành người quan sát và gọi tên những trải nghiệm trong cuộc sống từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thay vì thốt ra những câu từ giản đơn như “Tôi buồn quá”, nên nói rằng “Tôi để ý rằng tôi đang buồn”, “Tôi để ý thấy mình đang bị hủy hoại”, “Tôi nhận thấy nơi này không phù hợp để ở lại”…

Sự tự nhận thức này cho phép chúng ta phát hiện những nét đẹp khác của bản thân như các giá trị tiềm ẩn hay những dự định tươi sáng mà bạn luôn ấp ủ. Thực hiện thói quen này cũng khiến bạn có trách nhiệm và lý trí hơn trong mọi vấn đề, bạn sẽ không hành động một cách đầy cảm tính. Không ai có thể tránh khỏi việc nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, điều quan trọng là không để chúng cuốn lấy bạn và bắt đầu điều khiển mọi hành vi theo chiều hướng tệ hại.

Nguồn tham khảo:

 

 
 
 
 



Từ khóa: 

tieu_cuc

,

cam_xuc

,

tâm lý học

,

xã hội

Mọi thứ cần phải học và học chấp nhận cũng không dễ chút nào. 
Trả lời
Mọi thứ cần phải học và học chấp nhận cũng không dễ chút nào. 

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết đúng thời điểm này, mình cũng đang trong sự đấu tranh giữa nhanh cảm xúc tiêu cực và tiêu cực, bài viết như giúp mình mở mang giải đáp thắc mắc vậy