Chủ thế thẩm mĩ của văn học Nguyễn Tuân?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nói một cách tóm tắt theo lý luận văn học, thì chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội, có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ. Chủ thể thẩm mỹ là các nghệ sĩ, các nhà văn và cả những ai có tiềm ẩn những năng lực thẩm mỹ như cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ và có hoạt động thẩm mỹ ngoài nghệ thuật. Và như vậy, là hết sức đa dạng, phong phú. Nguyễn Tuân là một chủ thể thẩm mỹ đặc biệt. Bởi vì, nhà văn lớn có thể ví là “chủ thể của chủ thể”, có vai trò và vị thế của chủ thể thưởng thức và sáng tạo, đánh giá và định hướng thẩm mỹ. Trong chừng mực nhất định, ông còn bao quát cả biểu hiện thẩm mỹ và tổng hợp nhiều năng lực thẩm mỹ. Ấy là vì, trên tất cả, nhà văn có cốt cách và năng lực của một nghệ sĩ tài hoa, một nhà văn hoá đầy bản lĩnh. Nguyễn Tuân quả là một nhà nghệ thuật đa tài trên phương diện văn chương, ngôn ngữ và cả biểu diễn. Riêng về văn thì đã hội đủ chất văn thơ, nhạc hoạ và cả kịch, phim – rất hiện đại nữa. Nguyễn Đình Thi đã tôn vinh Nguyễn Tuân là “một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ”. Còn Tố Hữu thì nói đại ý, coi nhà văn là người “thợ kim hoàn” về chữ nghĩa. Am hiểu nghệ thuật và dấn thân cả trong nghệ thuật âm thanh, ánh sáng và diễn xuất, Nguyễn Tuân được mệnh danh là con người tài hoa: Tuân tài tử màn ảnh và sân khấu (Thiên Trường), “Nhà văn – diễn viên Nguyễn Tuân” (Trương Quân), Nguyễn Tuân - diễn viên sân khấu (Đình Quang), Hát ả đào đêm xuân (Hoàng Cầm),... [5]. Dù là nghệ sĩ trên trang viết, hay tài tử trên sàn diễn, cả hai đều nhất quán trong một ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng. Nguyễn Tuân là người có ý thức thẩm mỹ đầy đủ và sâu sắc bậc nhất,. Đó là ý thức như một hệ thống hoàn chỉnh các thành tố cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, và nhất là quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ. Nhà văn có đầy đủ các trạng thái rung động một cách trực tiếp và cảm tính trước các hiện tượng thiên nhiên, đời sống và nghệ thuật – tức có được một cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ. Qua đó, nhà văn đã khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và con người và cái đẹp khách thể và của chính mình.
Trả lời
Nói một cách tóm tắt theo lý luận văn học, thì chủ thể thẩm mỹ là chủ thể xã hội, có khả năng hưởng thụ, sáng tạo và đánh giá thẩm mỹ. Chủ thể thẩm mỹ là các nghệ sĩ, các nhà văn và cả những ai có tiềm ẩn những năng lực thẩm mỹ như cảm thụ, đánh giá thẩm mỹ và có hoạt động thẩm mỹ ngoài nghệ thuật. Và như vậy, là hết sức đa dạng, phong phú. Nguyễn Tuân là một chủ thể thẩm mỹ đặc biệt. Bởi vì, nhà văn lớn có thể ví là “chủ thể của chủ thể”, có vai trò và vị thế của chủ thể thưởng thức và sáng tạo, đánh giá và định hướng thẩm mỹ. Trong chừng mực nhất định, ông còn bao quát cả biểu hiện thẩm mỹ và tổng hợp nhiều năng lực thẩm mỹ. Ấy là vì, trên tất cả, nhà văn có cốt cách và năng lực của một nghệ sĩ tài hoa, một nhà văn hoá đầy bản lĩnh. Nguyễn Tuân quả là một nhà nghệ thuật đa tài trên phương diện văn chương, ngôn ngữ và cả biểu diễn. Riêng về văn thì đã hội đủ chất văn thơ, nhạc hoạ và cả kịch, phim – rất hiện đại nữa. Nguyễn Đình Thi đã tôn vinh Nguyễn Tuân là “một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ”. Còn Tố Hữu thì nói đại ý, coi nhà văn là người “thợ kim hoàn” về chữ nghĩa. Am hiểu nghệ thuật và dấn thân cả trong nghệ thuật âm thanh, ánh sáng và diễn xuất, Nguyễn Tuân được mệnh danh là con người tài hoa: Tuân tài tử màn ảnh và sân khấu (Thiên Trường), “Nhà văn – diễn viên Nguyễn Tuân” (Trương Quân), Nguyễn Tuân - diễn viên sân khấu (Đình Quang), Hát ả đào đêm xuân (Hoàng Cầm),... [5]. Dù là nghệ sĩ trên trang viết, hay tài tử trên sàn diễn, cả hai đều nhất quán trong một ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng. Nguyễn Tuân là người có ý thức thẩm mỹ đầy đủ và sâu sắc bậc nhất,. Đó là ý thức như một hệ thống hoàn chỉnh các thành tố cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, và nhất là quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ. Nhà văn có đầy đủ các trạng thái rung động một cách trực tiếp và cảm tính trước các hiện tượng thiên nhiên, đời sống và nghệ thuật – tức có được một cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ. Qua đó, nhà văn đã khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và con người và cái đẹp khách thể và của chính mình.