Cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Những năm gần đây nhu cầu nhân lực biết tiếng Hàn Quốc nói chung và nhu cầu nhân lực chuyên ngành Hàn Quốc học nói riêng tăng cao.Tuy nhiên, ngành Hàn Quốc học nhìn chung vẫn là ngành tương đối mới so với các ngành truyền thống như kinh tế, CNTT, luật... Phần lớn các bạn trẻ nghĩ rằng học chuyên ngành Hàn Quốc học sẽ trở thành thông dịch viên. Tuy nhiên cơ hội và hướng làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành này rất rộng. Thông dịch viên: Thông dịch viên là lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên sau khi ra trường. Các bạn có thể làm ở tất cả phòng ban, bộ phận của công ty, tham gia vào tất cả các công đoạn, quy trình của công ty từ nhân sự, kinh doanh, trợ lý… Sinh viên học marketing chỉ bó gọn trong phòng kinh doanh. Sinh viên luật chỉ làm trong phòng pháp chế, nhưng thông dịch viên có thể tham gia vào tất các công việc miễn là có sự giao tiếp giữa người Hàn và người Việt. Giảng dạy tiếng Hàn: Số lượng người có nhu cầu học tiếng Hàn ngày một tăng cao kéo theo sự phát triển của các trung tâm ngoại ngữ, quy mô mở rộng đào tạo của các trường ĐH, CĐ… Đây là cơ hội cho sinh viên ngành Hàn Quốc học chuyển hướng theo con đường giảng dạy tiếng Hàn. Đặc biệt chính phủ Hàn Quốc đã phối hợp với bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam cùng sở Giáo dục - đào tạo Hà Nội và TP.HCM thí điểm giảng dạy tiếng Hàn tại các trường cấp 2 và cấp 3 và nhận được các kết quả khá tích cực.Mô hình này đã và đang phát triển mạnh và tương lai không xa sẽ được thực hiện ở nhiều địa phương khác. Ngoài ra trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đã chính thức có khoa tiếng Hàn. Đây là hướng mở tiềm năng cho các bạn sinh viên yêu nghề giáo và muốn gắn bó với công tác giảng dạy. Biên phiên dịch: Hiện nay trào lưu văn hóa Hàn Quốc phát triển rất mạnh thông qua các loại hình như phim ảnh, sách, truyện... Để có thể đưa những sản phẩm văn hóa đó phổ biến tại Việt Nam, cần có đội ngũ dịch thuật hùng hậu và có trình độ cao. Tuy nhiên hiện nay số lượng các dịch giả còn yếu và thiếu. Sau khi tốt nhiệp ngành Hàn Quốc học, sinh viên có thể theo con đường trở thành biên dịch: dịch sách, báo, phim, show truyền hình… Đặc biệt, nghề này thích hợp với những bạn trẻ có tính cách hướng nội, thích sự ổn định, không phải di chuyển nhiều, làm trong môi trường mang tính cá nhân, khép kín. Những ngành dịch vụ đang "hot": Với những bạn có tính cách hướng ngoại, thích xê dịch, không muốn gò bó trong môi trường văn phòng hay công việc mang tính lặp lại như nhà giáo… có thể chọn các ngành dịch vụ đang được quan tâm hiện nay. Điển hình như làm biên phiên dịch tự do, hướng dẫn viên du lịch cho người Hàn, tiếp viên hàng không, gia sư, trợ lý cho người Hàn… hoặc các công việc mang tính thời vụ như phiên dịch ở các cuộc họp ngắn ngày, các buổi tìm hiểu thị trường, họp mặt khách hàng… với mức lương hấp dẫn. Đặc biệt, với số lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam đang tăng cao, theo Tổng cục thống kê năm 2017 là 2,4 triệu lượt, thì cơ hội cho người biết tiếng Hàn là rất lớn.
Trả lời
Những năm gần đây nhu cầu nhân lực biết tiếng Hàn Quốc nói chung và nhu cầu nhân lực chuyên ngành Hàn Quốc học nói riêng tăng cao.Tuy nhiên, ngành Hàn Quốc học nhìn chung vẫn là ngành tương đối mới so với các ngành truyền thống như kinh tế, CNTT, luật... Phần lớn các bạn trẻ nghĩ rằng học chuyên ngành Hàn Quốc học sẽ trở thành thông dịch viên. Tuy nhiên cơ hội và hướng làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành này rất rộng. Thông dịch viên: Thông dịch viên là lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên sau khi ra trường. Các bạn có thể làm ở tất cả phòng ban, bộ phận của công ty, tham gia vào tất cả các công đoạn, quy trình của công ty từ nhân sự, kinh doanh, trợ lý… Sinh viên học marketing chỉ bó gọn trong phòng kinh doanh. Sinh viên luật chỉ làm trong phòng pháp chế, nhưng thông dịch viên có thể tham gia vào tất các công việc miễn là có sự giao tiếp giữa người Hàn và người Việt. Giảng dạy tiếng Hàn: Số lượng người có nhu cầu học tiếng Hàn ngày một tăng cao kéo theo sự phát triển của các trung tâm ngoại ngữ, quy mô mở rộng đào tạo của các trường ĐH, CĐ… Đây là cơ hội cho sinh viên ngành Hàn Quốc học chuyển hướng theo con đường giảng dạy tiếng Hàn. Đặc biệt chính phủ Hàn Quốc đã phối hợp với bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam cùng sở Giáo dục - đào tạo Hà Nội và TP.HCM thí điểm giảng dạy tiếng Hàn tại các trường cấp 2 và cấp 3 và nhận được các kết quả khá tích cực.Mô hình này đã và đang phát triển mạnh và tương lai không xa sẽ được thực hiện ở nhiều địa phương khác. Ngoài ra trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đã chính thức có khoa tiếng Hàn. Đây là hướng mở tiềm năng cho các bạn sinh viên yêu nghề giáo và muốn gắn bó với công tác giảng dạy. Biên phiên dịch: Hiện nay trào lưu văn hóa Hàn Quốc phát triển rất mạnh thông qua các loại hình như phim ảnh, sách, truyện... Để có thể đưa những sản phẩm văn hóa đó phổ biến tại Việt Nam, cần có đội ngũ dịch thuật hùng hậu và có trình độ cao. Tuy nhiên hiện nay số lượng các dịch giả còn yếu và thiếu. Sau khi tốt nhiệp ngành Hàn Quốc học, sinh viên có thể theo con đường trở thành biên dịch: dịch sách, báo, phim, show truyền hình… Đặc biệt, nghề này thích hợp với những bạn trẻ có tính cách hướng nội, thích sự ổn định, không phải di chuyển nhiều, làm trong môi trường mang tính cá nhân, khép kín. Những ngành dịch vụ đang "hot": Với những bạn có tính cách hướng ngoại, thích xê dịch, không muốn gò bó trong môi trường văn phòng hay công việc mang tính lặp lại như nhà giáo… có thể chọn các ngành dịch vụ đang được quan tâm hiện nay. Điển hình như làm biên phiên dịch tự do, hướng dẫn viên du lịch cho người Hàn, tiếp viên hàng không, gia sư, trợ lý cho người Hàn… hoặc các công việc mang tính thời vụ như phiên dịch ở các cuộc họp ngắn ngày, các buổi tìm hiểu thị trường, họp mặt khách hàng… với mức lương hấp dẫn. Đặc biệt, với số lượng du khách Hàn Quốc đến Việt Nam đang tăng cao, theo Tổng cục thống kê năm 2017 là 2,4 triệu lượt, thì cơ hội cho người biết tiếng Hàn là rất lớn.