Có phải đã có máy cơ khí dùng để tráng bánh đa (bánh tráng) xuất khẩu. Có thể liên hệ với ai?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo Bách khoa thư mở Wikipedia thi sở dĩ người miền Nam Việt Nam gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Còn người miền Bắc gọi là bánh đa vì khi nướng xong nó cứng như lá đa. Nguyên liệu chính thường là bột gạo (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh... hoặc pha trộn chung) pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng (nếu pha nhiều bột sắn (mì) sẽ làm cho bánh có vị chua). Ngoài ra còn có các phụ gia khác như mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường... tùy loại bánh tráng các miền. Theo phương pháp thủ công người ta dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (tráng bánh), động tác này phải khéo léo, nhanh nhẹn diễn ra chỉ trong vài giây (có thể rắc thêm mè lên trên). Bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi nắng. Độ dầy, mỏng của bánh được quy định tùy theo cách sử dụng. Nếu để nướng sẽ dày nhất, cuốn ướt thì dày vừa và làm nem thì phải mỏng như tờ giấy. Sau khi phơi khô, khi sử dụng, tùy cách ăn có thể đem bánh đi nướng giòn trên than hồng hay nhúng qua nước cho mềm (có thể sau khi nướng hoặc không nướng), cuốn nem (chả giò). Bánh tráng có thể được ăn kèm với nhiều món ăn như: mắm ruốc, gỏi... không nhất thiết phải qua công đoạn nướng giòn. Sản xuất bánh tráng, bánh đa theo phương pháp thủ công vừa tốn công sức mà lại vừa không đảm bảo độ đồng đều của sản phẩm. Càng không hợp vệ sinh khi phơi bánh ngoài trời. Đáng mừng là theo tạp chí Khám phá thì gần đây PGS.TS.Trần Doãn Sơn (sinh năm 1954), Chủ nhiệm Bộ môn Chế tạo máy, Khoa Cơ khí, ĐH Bách Khoa TP HCM, đã thiết kế và chế tạo thành công dây chuyền sản xuất bánh tráng xuất khẩu. Đã triển khai tại Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre và nhiều nơi khác (Bình Định, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Trà Vinh...). Đặc biệt hơn nữa là đã chuyển giao 7 máy (và 12 máy trong năm 2008) cho một Việt kiều ở San Jose (Hoa Kỳ).
Trả lời
Theo Bách khoa thư mở Wikipedia thi sở dĩ người miền Nam Việt Nam gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Còn người miền Bắc gọi là bánh đa vì khi nướng xong nó cứng như lá đa. Nguyên liệu chính thường là bột gạo (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh... hoặc pha trộn chung) pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng (nếu pha nhiều bột sắn (mì) sẽ làm cho bánh có vị chua). Ngoài ra còn có các phụ gia khác như mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường... tùy loại bánh tráng các miền. Theo phương pháp thủ công người ta dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (tráng bánh), động tác này phải khéo léo, nhanh nhẹn diễn ra chỉ trong vài giây (có thể rắc thêm mè lên trên). Bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi nắng. Độ dầy, mỏng của bánh được quy định tùy theo cách sử dụng. Nếu để nướng sẽ dày nhất, cuốn ướt thì dày vừa và làm nem thì phải mỏng như tờ giấy. Sau khi phơi khô, khi sử dụng, tùy cách ăn có thể đem bánh đi nướng giòn trên than hồng hay nhúng qua nước cho mềm (có thể sau khi nướng hoặc không nướng), cuốn nem (chả giò). Bánh tráng có thể được ăn kèm với nhiều món ăn như: mắm ruốc, gỏi... không nhất thiết phải qua công đoạn nướng giòn. Sản xuất bánh tráng, bánh đa theo phương pháp thủ công vừa tốn công sức mà lại vừa không đảm bảo độ đồng đều của sản phẩm. Càng không hợp vệ sinh khi phơi bánh ngoài trời. Đáng mừng là theo tạp chí Khám phá thì gần đây PGS.TS.Trần Doãn Sơn (sinh năm 1954), Chủ nhiệm Bộ môn Chế tạo máy, Khoa Cơ khí, ĐH Bách Khoa TP HCM, đã thiết kế và chế tạo thành công dây chuyền sản xuất bánh tráng xuất khẩu. Đã triển khai tại Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre và nhiều nơi khác (Bình Định, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Trà Vinh...). Đặc biệt hơn nữa là đã chuyển giao 7 máy (và 12 máy trong năm 2008) cho một Việt kiều ở San Jose (Hoa Kỳ).