Cơ hội việc làm ngành công tác xã hội ở Việt Nam có tốt không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống người dân cũng từng bước được ổn định, từ đó công tác xã hội sẽ được chú trọng và quan tâm hơn nữa trong tương lai. Chính vì vậy, nguồn nhân lực cho các hoạt động xã hội ngày càng cao, đây cũng là cơ hội mở ra cho các sinh viên ngành Công tác xã hội.Mục đích đào tạo của ngành CTXH làcông việc giúp đỡ, chăm sóc những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn (người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người nghèo…) giúp họ ổn định cuộc sống và bắt nhịp kịp thời với xã hội. Qua đó, giúp giảm thiểu sự chênh lệch vùng miền, rào cản tôn giáo, sắc tộc, quốc gia, cân bằng cuộc sống xã hội. Môi trường làm việc linh động của ngành Công tác xã hộiKhông giống như các ngành học khác thuộc hệ thống Giáo dục Việt Nam, ngành Công tác xã hội có môi trường làm việc linh động, đa dạng do đặc thù đối tượng phục vụ là tất cả đối tượng đặc biệt trong xã hộiKhi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí khác nhau như: Tổ chức kinh tế – chính trị, xã hội; tổ chức Đoàn thể Quần chúng từ trung ương đến địa phương; Ủy ban các cấp; đoàn Thanh niên; hội Phụ nữ; hội Chữ thập đỏ; ban Văn hóa xã hội; hội Chữ thập đỏ…Doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò tích cực của mình, sinh viên Công tác xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc, quản lý đời sống công nhân và nhân viên trong công ty. Đồng thời, nhân viên Công tác xã hội cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp…Công tác tại các trường học: Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ, sắp xếp quỹ thời gian, quản lý chính sách có liên quan đến đời sống cán bộ nhân viên, giáo viên, học sinh trong trường… Kết nối sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với nhà trường và các nhà hảo tâm… Làm công tác xã hội tại các bệnh viện: Công việc chủ yếu của nhân viên Công tác xã hội là hỗ trợ y tá, bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục nhập, xuất viện, hỗ trợ chăm sóc, tư vấn các loại hình dịch vụ cho bệnh nhân được biết, góp phần giảm bớt khó khăn trong các khâu khám chữa bệnh.Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ: Các nhân viên ngành Công tác xã hội sẽ có cơ hội tham gia các dự án vì cộng đồng, trung tâm…Thực hiện hoạt động cộng đồng tại các vùng miền: Tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng trạm nước sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường… kết hợp với Ủy ban các cấp, tổ chức phi chính phủ, trung tâm bảo trợ xã hội tại các vùng miền… nhằm cải thiện cuộc sống dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội
Trả lời
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống người dân cũng từng bước được ổn định, từ đó công tác xã hội sẽ được chú trọng và quan tâm hơn nữa trong tương lai. Chính vì vậy, nguồn nhân lực cho các hoạt động xã hội ngày càng cao, đây cũng là cơ hội mở ra cho các sinh viên ngành Công tác xã hội.Mục đích đào tạo của ngành CTXH làcông việc giúp đỡ, chăm sóc những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn (người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người nghèo…) giúp họ ổn định cuộc sống và bắt nhịp kịp thời với xã hội. Qua đó, giúp giảm thiểu sự chênh lệch vùng miền, rào cản tôn giáo, sắc tộc, quốc gia, cân bằng cuộc sống xã hội. Môi trường làm việc linh động của ngành Công tác xã hộiKhông giống như các ngành học khác thuộc hệ thống Giáo dục Việt Nam, ngành Công tác xã hội có môi trường làm việc linh động, đa dạng do đặc thù đối tượng phục vụ là tất cả đối tượng đặc biệt trong xã hộiKhi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí khác nhau như: Tổ chức kinh tế – chính trị, xã hội; tổ chức Đoàn thể Quần chúng từ trung ương đến địa phương; Ủy ban các cấp; đoàn Thanh niên; hội Phụ nữ; hội Chữ thập đỏ; ban Văn hóa xã hội; hội Chữ thập đỏ…Doanh nghiệp trong và ngoài nước: Với vai trò tích cực của mình, sinh viên Công tác xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc, quản lý đời sống công nhân và nhân viên trong công ty. Đồng thời, nhân viên Công tác xã hội cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp…Công tác tại các trường học: Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ, sắp xếp quỹ thời gian, quản lý chính sách có liên quan đến đời sống cán bộ nhân viên, giáo viên, học sinh trong trường… Kết nối sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với nhà trường và các nhà hảo tâm… Làm công tác xã hội tại các bệnh viện: Công việc chủ yếu của nhân viên Công tác xã hội là hỗ trợ y tá, bác sĩ, điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục nhập, xuất viện, hỗ trợ chăm sóc, tư vấn các loại hình dịch vụ cho bệnh nhân được biết, góp phần giảm bớt khó khăn trong các khâu khám chữa bệnh.Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ: Các nhân viên ngành Công tác xã hội sẽ có cơ hội tham gia các dự án vì cộng đồng, trung tâm…Thực hiện hoạt động cộng đồng tại các vùng miền: Tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng trạm nước sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường… kết hợp với Ủy ban các cấp, tổ chức phi chính phủ, trung tâm bảo trợ xã hội tại các vùng miền… nhằm cải thiện cuộc sống dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội