Đặc điểm văn học thời Lý?
kiến thức chung
Ðặc điểm của văn học đời Lý là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Theo sách Thiền uyển tập anh, đời Lý có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như: Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm,.. Trong số đó, nhiều nhà sư chiếm địa vị cao trong xã hội và triều đình nhà Lý. Sự thống lĩnh văn đàn chủa các nhà sư đời Lý có thể giải thiïch bằng những nguyên nhân sau:
- Ở thời kỳ này, Phật giáo chiếm địa vị độc tôn trong đời sống tinh thần của dân tộc. Sự bành trướng của Phật giáo dẫn đến nhu cầu rộng rãi trong nhân dân là tìm hiểu, học tập những vấn đề triết lý của đạo Phật. Ðể đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh việc thuyết giảng, các nhà sư còn tìm cách truyền phổ đạo Phật bằng cách thể hiện các nội dung triết lý vốn rất trừu tượng khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắn gọn, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu để giúp người học đạo được thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, học tập.
- Văn học thời kỳ này viết bằng chữ Hán nên chủ yếu, chỉ có các nhà sư mới có đủ trình độ uyên bác để sáng tác thơ văn
- Thiền Tông là chi phái thể hiện khà rõ quan niệm triết học trong tác phẩm của các nhà sư đời Lý. Nó thiên về sự tu dưỡng tự thân, lấy tâm định làm phép tu dưỡng. Ðiều này được Thượng sĩ Trần Quốc Tảng tóm tắt trong một câu ngắn gọn nhưng có giá trị khái quát toàn bộ những vấn đề cơ bản của triết học Thiền tông: Phật tức tâm, tâm tức Phật (Phật tâm ca)
- Quan niệm Thiền tông rất gần với đạo Phật nguyên thủy ở thuyết phiếm thần luận, cho rằng:
+ Thiên địa vạn vật cùng một bản thể và chính vì thế, trước đức Phật, mọi người đều bình đẳng. Dựa trên quan niệm đó, văn học Phật giáo đời Lý thường thể hiện sự tương đồng, sự vĩnh cửu của bản ngã
+ Quan niệm Sắc không cho rằng thế giới biến hóa vô cùng. Kiều Bản Tịnh trong Kính trung xuất hình tượng đã so sánh cái có trong thế giới hiện hữu của con người thực chất chỉ là huyễn, cái không mới chính là thực, là sự tồn tại vĩnh cửu của con người.
Nội dung liên quan
Thi Mai