Đèn lồng Trung Quốc xuất hiện từ khi nào? Ý nghĩa của đèn lồng đối với người Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đèn lồng Trung Hoa, còn gọi là đèn lồng màu, xuất hiện từ khoảng 1800 năm trước, vào thời Tây Hán. Hàng năm, lễ hội Đèn lồng thường rơi vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, người ta treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo bầu không khí lễ hội, vì đó là một biểu tượng của sự đoàn tụ. Kể từ đó, đèn lồng Trung Quốc được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dịp lễ hội người. Đèn lồng Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, chẳng hạn như đèn lồng cung đình, đèn lồng vải, đèn lồng giấy và nhiều loại khác. Có nhiều loại hình ảnh trang trí trên đèn và được chia thành: họa tiết hình tượng, tranh phong cảnh, hoa và chim, hoa văn rồng phượng, cá và côn trùng. Ngoài ra, một loại lồng đèn khác là lồng đèn kéo quân với khả năng xoay tạo hình ảnh chuyển động. Thiết kế truyền thống nhất là hình trái bí màu đỏ, đính tua vàng. Đôi khi là hình vuông. Các vật liệu được sử dụng để làm đèn lồng Trung Quốc cũng rất đa dạng. Thông thường, khung đèn được làm từ tre, gỗ, mây và sợi thép. Vải bọc được làm từ lụa hay giấy. Cách thức trang trí sẽ phù hợp tùy theo chất liệu như: thư pháp, sơn, thêu ren và họa tiết cắt giấy. Ngoài việc được sử dụng để thắp sáng và tạo bầu không khí vui tươi của lễ hội vào ban đêm, đèn lồng Trung Quốc cũng mang ý nghĩa tượng trưng. Theo bậc thầy đèn lồng người Đài Loan là Wu Dunhou, đèn lồng được sử dụng tại đám cưới (đèn lồng cung đình) là biểu tượng sự vui vẻ, trong khi những chiếc đèn lồng nẹp tre màu trắng là một thông báo tang lễ Lồng đèn ô (đèn lồng nêu tên gia đình) biểu thị cho gia đình đông con trai vì từ ‘đèn lồng’ trong tiếng Trung phát âm giống với cụm từ ‘các thành viên nam trong gia đình’. Trong quá khứ, mỗi gia đình sẽ treo đèn lồng ô dưới mái hiên và trong phòng khách. Thời cổ đại, khi học kì mới bắt đầu vào tháng giêng hàng năm, cha mẹ sẽ chuẩn bị một chiếc đèn lồng cho con đem đến lớp, và thầy dạy sẽ là người thắp sáng những chiếc đèn này, tục lệ này tượng trưng cho một tương lai tươi sáng trong năm tới. Nghi thức thắp đèn sau đó đã phát triển thành tập quán trong lễ hội Đèn lồng.
Trả lời
Đèn lồng Trung Hoa, còn gọi là đèn lồng màu, xuất hiện từ khoảng 1800 năm trước, vào thời Tây Hán. Hàng năm, lễ hội Đèn lồng thường rơi vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch, người ta treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo bầu không khí lễ hội, vì đó là một biểu tượng của sự đoàn tụ. Kể từ đó, đèn lồng Trung Quốc được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dịp lễ hội người. Đèn lồng Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, chẳng hạn như đèn lồng cung đình, đèn lồng vải, đèn lồng giấy và nhiều loại khác. Có nhiều loại hình ảnh trang trí trên đèn và được chia thành: họa tiết hình tượng, tranh phong cảnh, hoa và chim, hoa văn rồng phượng, cá và côn trùng. Ngoài ra, một loại lồng đèn khác là lồng đèn kéo quân với khả năng xoay tạo hình ảnh chuyển động. Thiết kế truyền thống nhất là hình trái bí màu đỏ, đính tua vàng. Đôi khi là hình vuông. Các vật liệu được sử dụng để làm đèn lồng Trung Quốc cũng rất đa dạng. Thông thường, khung đèn được làm từ tre, gỗ, mây và sợi thép. Vải bọc được làm từ lụa hay giấy. Cách thức trang trí sẽ phù hợp tùy theo chất liệu như: thư pháp, sơn, thêu ren và họa tiết cắt giấy. Ngoài việc được sử dụng để thắp sáng và tạo bầu không khí vui tươi của lễ hội vào ban đêm, đèn lồng Trung Quốc cũng mang ý nghĩa tượng trưng. Theo bậc thầy đèn lồng người Đài Loan là Wu Dunhou, đèn lồng được sử dụng tại đám cưới (đèn lồng cung đình) là biểu tượng sự vui vẻ, trong khi những chiếc đèn lồng nẹp tre màu trắng là một thông báo tang lễ Lồng đèn ô (đèn lồng nêu tên gia đình) biểu thị cho gia đình đông con trai vì từ ‘đèn lồng’ trong tiếng Trung phát âm giống với cụm từ ‘các thành viên nam trong gia đình’. Trong quá khứ, mỗi gia đình sẽ treo đèn lồng ô dưới mái hiên và trong phòng khách. Thời cổ đại, khi học kì mới bắt đầu vào tháng giêng hàng năm, cha mẹ sẽ chuẩn bị một chiếc đèn lồng cho con đem đến lớp, và thầy dạy sẽ là người thắp sáng những chiếc đèn này, tục lệ này tượng trưng cho một tương lai tươi sáng trong năm tới. Nghi thức thắp đèn sau đó đã phát triển thành tập quán trong lễ hội Đèn lồng.