Định nghĩa phân loại con người chính trị?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Định nghĩa: Con người chính trị là con người xã hội, con người giai cấp, có vị thế khác nhau trong hệ thống tổ chức quyền lợi xã hội ; hoạt động của họ gắn liền với mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của một giai cấp, một dân tộc, một lực lượng xã hội nhất định. Phân loại : Căn cứ vào mức độ tham gia hệ thống quyền lực chính trị: (1) Người đứng đầu – thủ lĩnh chính trị: Định nghĩa : là người được giai cấp dân tộc, cộng đồng thừa nhận, suy tôn để lãnh đạo họ trong giành , giữ, thực thi quyền lực chính trị. Đặc điểm: đại diện cho lợi ích của giai cấp, dân tộc, đảng, nhóm chính trị - xã hội; họ vừa là nhà chiến lược, vừa là nhà chiến thuật => có khả năng nhận thức và đề ra chính sách, đường lối đúng để lãnh đạo… thực hiện thành công các mục đích chính trị, xã hội, kinh tế; tiêu biểu về đạo đức, có tri thức văn hóa sâu sắc, có trí tuệ và trực giác chính trị sắc bén, là người nhạy cảm về chính trị. (2) Người hoạt động chính trị ( chính khách = nhà chính trị): Định nghĩa: Là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp Đặc điểm : có tố chất chính trị - hiểu biết, trực giác, ý thức chính trị rõ, có kinh nghiệm chính trị, có năng lực tổ chức và lãnh đạo chính trị, quan hệ mật thiết với nhân dân. Phân loại: Người hoạt động chính trị thuộc giai cấp thống trị hoặc bị trị; chuyên nghiệp – không chuyên nghiệp; tham gia cơ quan quyền lực nhà nước hoặc không tham gia. Yêu cầu của cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân: ngoài việc họ phải có các đặc điểm chung của người hoạt động chính trị còn phải có những đặc điểm riêng: * Có tri thức văn hóa * Đặt lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại lên trên lợi ích cá nhân , tiêu biểu cho lẽ phải, công bằng xã hội * Có bản lĩnh chính trị, trung thành với CNXH, có năng lực tổ chức thực tiễn, chỉ huy quần chúng *Có kinh nghiệm, nghệ thuật hoạt động chính trị * Trung thực với đồng chí, với nhân dân với bản thân. (3) Quần chúng nhân dân – công dân Định nghĩa: Quần chúng nhân dân là tập đoàn đông đảo những người liên hợp với nhau theo cùng một luật pháp và cùng một cộng đồng lợi ích nào đó. Họ là chủ thể của mọi quyền lực xã hội nhưng lại là lực lượng bị cai trị trong quan hệ với chính quyền nhà nước. Quần chúng nhân dân là lực lượng xã hội có sức mạnh tự thân khi được tổ chức lại, giữ vai trò quyết định trong đời sống chính trị và những biến cố chính trị. Vai trò: chủ thể sáng tạo lịch sử = quyết định những biến đổi chính trị, các cuộc cách mạng xã hội => đòi hỏi vấn đề làm thế nào để phát huy tính tích cực của quần chúng nhân dân? Phải đảm bảo quyền lực của nhân dân lao động, nâng cao bản chất giai cấp, hoàn thiện thể chế chính trị, xây dựng củng cố Đảng vững mạnh; chống tham nhũng và âm mưu lật đổ; đồng thời phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thể hiện rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, đảm bảo quyền của người lao động, củng cố , tìm kiếm các mô hình kinh tế phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của thị trường lao động hiện nay; giảm khoảng cách giàu- nghèo ; nâng cao dân trí, xây dựng văn hóa dân chủ, phát huy truyền thống đoàn kết…
Trả lời
Định nghĩa: Con người chính trị là con người xã hội, con người giai cấp, có vị thế khác nhau trong hệ thống tổ chức quyền lợi xã hội ; hoạt động của họ gắn liền với mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của một giai cấp, một dân tộc, một lực lượng xã hội nhất định. Phân loại : Căn cứ vào mức độ tham gia hệ thống quyền lực chính trị: (1) Người đứng đầu – thủ lĩnh chính trị: Định nghĩa : là người được giai cấp dân tộc, cộng đồng thừa nhận, suy tôn để lãnh đạo họ trong giành , giữ, thực thi quyền lực chính trị. Đặc điểm: đại diện cho lợi ích của giai cấp, dân tộc, đảng, nhóm chính trị - xã hội; họ vừa là nhà chiến lược, vừa là nhà chiến thuật => có khả năng nhận thức và đề ra chính sách, đường lối đúng để lãnh đạo… thực hiện thành công các mục đích chính trị, xã hội, kinh tế; tiêu biểu về đạo đức, có tri thức văn hóa sâu sắc, có trí tuệ và trực giác chính trị sắc bén, là người nhạy cảm về chính trị. (2) Người hoạt động chính trị ( chính khách = nhà chính trị): Định nghĩa: Là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp Đặc điểm : có tố chất chính trị - hiểu biết, trực giác, ý thức chính trị rõ, có kinh nghiệm chính trị, có năng lực tổ chức và lãnh đạo chính trị, quan hệ mật thiết với nhân dân. Phân loại: Người hoạt động chính trị thuộc giai cấp thống trị hoặc bị trị; chuyên nghiệp – không chuyên nghiệp; tham gia cơ quan quyền lực nhà nước hoặc không tham gia. Yêu cầu của cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân: ngoài việc họ phải có các đặc điểm chung của người hoạt động chính trị còn phải có những đặc điểm riêng: * Có tri thức văn hóa * Đặt lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại lên trên lợi ích cá nhân , tiêu biểu cho lẽ phải, công bằng xã hội * Có bản lĩnh chính trị, trung thành với CNXH, có năng lực tổ chức thực tiễn, chỉ huy quần chúng *Có kinh nghiệm, nghệ thuật hoạt động chính trị * Trung thực với đồng chí, với nhân dân với bản thân. (3) Quần chúng nhân dân – công dân Định nghĩa: Quần chúng nhân dân là tập đoàn đông đảo những người liên hợp với nhau theo cùng một luật pháp và cùng một cộng đồng lợi ích nào đó. Họ là chủ thể của mọi quyền lực xã hội nhưng lại là lực lượng bị cai trị trong quan hệ với chính quyền nhà nước. Quần chúng nhân dân là lực lượng xã hội có sức mạnh tự thân khi được tổ chức lại, giữ vai trò quyết định trong đời sống chính trị và những biến cố chính trị. Vai trò: chủ thể sáng tạo lịch sử = quyết định những biến đổi chính trị, các cuộc cách mạng xã hội => đòi hỏi vấn đề làm thế nào để phát huy tính tích cực của quần chúng nhân dân? Phải đảm bảo quyền lực của nhân dân lao động, nâng cao bản chất giai cấp, hoàn thiện thể chế chính trị, xây dựng củng cố Đảng vững mạnh; chống tham nhũng và âm mưu lật đổ; đồng thời phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thể hiện rõ vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, đảm bảo quyền của người lao động, củng cố , tìm kiếm các mô hình kinh tế phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của thị trường lao động hiện nay; giảm khoảng cách giàu- nghèo ; nâng cao dân trí, xây dựng văn hóa dân chủ, phát huy truyền thống đoàn kết…