Định nghĩa về phong cách ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa từ phong cách: “Phong cách” 1. Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát). Phong cách lao động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quan nhân. Phong cách sống giản dị. 2. Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong cách của một nhà văn. Phong cách văn học nghệ thuật. 3. Dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Phong cách ngôn ngữ khoa học, Phong cách chính luận. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.” [Hoàng Phê chủ biên 2006, 782] Quan điểm của giáo trình: Phong cách: là nét riêng của một đối tượng, có tính ổn định, lặp đi lặp lại, tạo thành đặc trưng riêng, bản sắc riêng của đối tượng đó. Phong cách ngôn ngữ: là nét riêng về sử dụng ngôn ngữ của một chủ thể (một cá nhân, một tầng lớp, một dân tộc, một thời đại, …) hoặc của một lĩnh vực giao tiếp (hành chính, báo chí, khoa học, …). Định nghĩa của Phan Ngọc về phong cách: “Phong cách là sự lặp đi lặp lại của một chùm nét khu biệt” [Phan Ngọc 1985, 9] “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại hay một tác giả.” [Phan Ngọc 1985, 22]
Trả lời
“Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa từ phong cách: “Phong cách” 1. Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng quát). Phong cách lao động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quan nhân. Phong cách sống giản dị. 2. Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong cách của một nhà văn. Phong cách văn học nghệ thuật. 3. Dạng của ngôn ngữ sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Phong cách ngôn ngữ khoa học, Phong cách chính luận. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.” [Hoàng Phê chủ biên 2006, 782] Quan điểm của giáo trình: Phong cách: là nét riêng của một đối tượng, có tính ổn định, lặp đi lặp lại, tạo thành đặc trưng riêng, bản sắc riêng của đối tượng đó. Phong cách ngôn ngữ: là nét riêng về sử dụng ngôn ngữ của một chủ thể (một cá nhân, một tầng lớp, một dân tộc, một thời đại, …) hoặc của một lĩnh vực giao tiếp (hành chính, báo chí, khoa học, …). Định nghĩa của Phan Ngọc về phong cách: “Phong cách là sự lặp đi lặp lại của một chùm nét khu biệt” [Phan Ngọc 1985, 9] “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử, có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại hay một tác giả.” [Phan Ngọc 1985, 22]