Đọc nhiều sách báo nhưng lại học dở văn và vấn đề của em :((((((?

  1. Kiến thức chung

Em đọc sách báo( văn học nước ngoài, Nguyễn Nhật Ánh,...) khá nhiều nhưng mỗi lần đọc xong em ít khi nhớ hết nội dung của nó, hoặc nhiều khi đọc xong có người kêu em kể lại nhưng em không biết kể lại như nào luôn. Nhưng em vẫn rất thích đọc sách. Vấn đề của em nữa là đọc sách báo nhiều nhưng học văn cực dở. Phải làm sao đây ạ? :(((

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bản thân mình cũng không hẳn là một người có kỹ năng trình bày quá tốt. Tuy vậy, càng ngày thì kỹ năng trình bày của mình lại càng tốt lên. Mình xin được mách nhỏ với bạn như sau:

Bạn có thể đọc thêm bài viết sau:

Về mặt kiến thức, thì để chia sẻ hoặc giảng cho người khác thành công, bạn cần phải có lượng kiến thức nhiều hơn gấp mười kiến thức của một người học thông thường. Bạn cần đọc rất nhiều, sắp xếp thông tin theo các góc nhìn đa dạng khác nhau thì mới có thể chia sẻ thành công. 

Do đó nếu bạn đang có thói quen đọc tốt, bạn cứ đọc thêm thật nhiều, và đọc thật sâu nữa đi nhé. Mình lưu ý là đọc sâu nhé. Nếu bạn đang đọc rộng, hoặc đọc không có mục tiêu thì nên tìm cách thay đổi. Còn trẻ đọc rộng quá sẽ bị loãng, thiếu hiệu quả. Ví dụ đọc truyện, tiểu thuyết bạn nên đọc tập trung một thể loại, hoặc 1 tác giả. Ví dụ như mình đọc và mua tất cả các truyện của Adachi Mitsuru. Đọc xong thì mình có thể hiểu rõ phong cách của tác giả này.

Ngoài ra, bên cạnh việc đọc, bạn cần trải nghiệm thực tế (doing). Kiến thức nó là thông tin chết, trải nghiệm lại là tri thức sống động. Trên Noron! này mọi người cũng rất kỳ vọng vào các chia sẻ Không có bất cứ sự chia sẻ nào tuyệt vời hơn chia sẻ gắn liền với trải nghiệm của bản thân.

Bạn hãy thảo luận (trao đổi, hỏi han ...), và cũng cứ mạnh dạn chia sẻ trình bày tại các sân khấu nhỏ (với bạn bè, gia đình ...) thì chia sẻ của bạn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa. Rõ ràng việc chia sẻ lại (viết hay giảng, kể truyện) là một kỹ năng khác. Và kỹ năng này  bắt buộc phải luyện tập. Rất nhiều MC, hay các diễn giả nổi tiếng đã phải dành nhiều thời gian đứng trước gương để luyện tập thuyết trình. Mọi kỹ năng thông thể tự nhiên mà có được.

Cá nhân mình thấy việc bạn mạnh dạn đặt câu hỏi và trình bày rõ ràng được vấn đề của mình đã là một dấu ấn chứng tỏ bạn đã có kỹ năng trình bày. Hãy tiếp tục thảo luận, trả lời và viết bài nhiều hơn trên Noron!, đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy có sự thay đổi rất lớn đấy!

Trả lời

Bản thân mình cũng không hẳn là một người có kỹ năng trình bày quá tốt. Tuy vậy, càng ngày thì kỹ năng trình bày của mình lại càng tốt lên. Mình xin được mách nhỏ với bạn như sau:

Bạn có thể đọc thêm bài viết sau:

Về mặt kiến thức, thì để chia sẻ hoặc giảng cho người khác thành công, bạn cần phải có lượng kiến thức nhiều hơn gấp mười kiến thức của một người học thông thường. Bạn cần đọc rất nhiều, sắp xếp thông tin theo các góc nhìn đa dạng khác nhau thì mới có thể chia sẻ thành công. 

Do đó nếu bạn đang có thói quen đọc tốt, bạn cứ đọc thêm thật nhiều, và đọc thật sâu nữa đi nhé. Mình lưu ý là đọc sâu nhé. Nếu bạn đang đọc rộng, hoặc đọc không có mục tiêu thì nên tìm cách thay đổi. Còn trẻ đọc rộng quá sẽ bị loãng, thiếu hiệu quả. Ví dụ đọc truyện, tiểu thuyết bạn nên đọc tập trung một thể loại, hoặc 1 tác giả. Ví dụ như mình đọc và mua tất cả các truyện của Adachi Mitsuru. Đọc xong thì mình có thể hiểu rõ phong cách của tác giả này.

Ngoài ra, bên cạnh việc đọc, bạn cần trải nghiệm thực tế (doing). Kiến thức nó là thông tin chết, trải nghiệm lại là tri thức sống động. Trên Noron! này mọi người cũng rất kỳ vọng vào các chia sẻ Không có bất cứ sự chia sẻ nào tuyệt vời hơn chia sẻ gắn liền với trải nghiệm của bản thân.

Bạn hãy thảo luận (trao đổi, hỏi han ...), và cũng cứ mạnh dạn chia sẻ trình bày tại các sân khấu nhỏ (với bạn bè, gia đình ...) thì chia sẻ của bạn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa. Rõ ràng việc chia sẻ lại (viết hay giảng, kể truyện) là một kỹ năng khác. Và kỹ năng này  bắt buộc phải luyện tập. Rất nhiều MC, hay các diễn giả nổi tiếng đã phải dành nhiều thời gian đứng trước gương để luyện tập thuyết trình. Mọi kỹ năng thông thể tự nhiên mà có được.

Cá nhân mình thấy việc bạn mạnh dạn đặt câu hỏi và trình bày rõ ràng được vấn đề của mình đã là một dấu ấn chứng tỏ bạn đã có kỹ năng trình bày. Hãy tiếp tục thảo luận, trả lời và viết bài nhiều hơn trên Noron!, đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy có sự thay đổi rất lớn đấy!

Hi em,

Chị có tò mò tẹo và đã vào trang cá nhân của em, phát hiện em sn 2004, cấp 2 nhỉ? Theo em mô tả, chị có thể hiểu định nghĩa "học văn giỏi" của em là "thuộc nhiều để có nhiều dẫn chứng hay, đạt điểm cao môn văn", đúng không hen? 

Nhưng chị sẽ chia sẻ em một sự thật: Ngoài trường học, định nghĩa về "giỏi văn" rất khác và có nhiều kiểu í. Nếu là một người viết sách, giỏi văn được họ định nghĩa là "tạo ra nhiều tác phẩm best-seller". Nếu là nhà biên kịch, giỏi văn là người có thể tạo ra nhiều thoại phim đủ tạo trend hay bộ phim của họ trở nên ăn khách.

Quay lại định nghĩa giỏi văn của em, thú thực những năm cắp sách đi học của chị, chị cũng là một đứa hệt như em: điểm văn lè tè, có cố gắng cải thiện bằng cách chăm đi thư viện đọc sách nhưng không khả quan, thế rồi rất ghét môn văn (dù chị tên Văn :))). Lớn một chút, chị có cơ hội cộng tác tờ báo teen và may mắn cũng có vài bài viết đăng báo. Chị nhớ hoài những bài viết đầu tiên chị khoe cả nhà hay bạn bè, ai cũng khen chị "con này giỏi Văn dữ!" Cũng lạ lắm à nghen, từ dở văn mà thành giỏi văn trong phút chốc. Hóa ra, "giỏi văn" nó có nhiều định nghĩa như vậy đó. 

Tóm lại, nếu em muốn "giỏi văn", em hãy tìm định nghĩa mà phù hợp nhất với mình. Nếu thế mạnh của em không phải "thuộc lòng", em hoàn toàn có thể tự tin khả năng lập luận hay sự sáng tạo của mình. Bài thi văn của em chắc chắn sẽ có 3 phần: đọc hiểu, văn nghị luận, phân tích văn học. Nếu các bạn cố giành trọn điểm phân tích văn học - câu nhiều điểm nhất và có lợi cho những bạn học thuộc lòng thì sao em không thử làm tốt nhất 2 phần còn lại chiếm 2/3 số điểm?  Nếu là những bài tập làm văn trong lớp, chị tin hoàn toàn có thể rèn luyện khả năng lập luận, sự sáng tạo, vở sạch chữ đẹp (ui, vở sạch chữ đẹp là một điểm cộng to to luôn đó nha) để bù lại. 

Ngoài ra, chị thấy hiện tại cách cải thiện môn Văn của em hiện tại không ổn nên chị khuyên em nên thử thêm những cách khác nữa. Em có thể viết blog, cộng tác báo teen, xem phim, kết bạn với những bạn giỏi Văn xin lỏm bí kíp. Trong những cách này, chị ưu tiên em thực hiện trước là chăm viết blog hay tham gia cộng tác báo. Suy cho cùng, em muốn giỏi văn nghĩa là em phải viết-văn-tốt, em chỉ đọc mà không viết cũng giống như chỉ nghe mà không nói thì khả năng ngoại ngữ không tốt lên được. Đọc và viết là hai kĩ năng song song và bù trừ với nhau í mà. 

Đừng buồn nhe, miễn là không bỏ cuộc, em chắc chắn sẽ thành công. Đừng quên khoe thành quả sau khi thử những phương pháp "gia truyền" của các anh chị hướng dẫn trên đây để mọi người cùng chúc mừng em nhe! Chúc em sớm thành công!

Về việc nhớ nội dung sách thì bạn nên đọc sách khi nào cảm thấy bản thân cảm thấy thoải mái nhất chứ đừng gò ép bản thân phải đọc. Như vậy thì dễ tiếp thu nội dung của quyển sách hơn. Sau khi đọc toàn bộ quyển sách bạn nên đọc các bài review, cảm nhận để hiểu hơn nội dung của nó và nhìn nhận tác phẩm dưới một góc nhìn khác. Ngoài ra, bạn hãy tập xác định nội dung của đoạn văn bằng cách tìm các câu chủ đề (nếu có) hoặc tìm ý nghĩa xuyên suốt cả đoạn đó. Việc xác định nội dung của đoạn văn sẽ giúp bạn tạo thói quen tóm tắt những gì mình đã đọc được.

 Còn về việc nâng cao khả năng viết văn bằng cách đọc sách thì đầu tiên bạn phải đọc nhiều sách. Khi đọc nếu bắt gặp một từ nào mới thì phải tra từ điển ngay rồi ghi vào vở, đồng thời sử dụng từ đó trong khi suy nghĩ, viết văn. Bạn cũng có thể tìm hiểu nghệ thuật trong tác phẩm đó (biện pháp tu từ, lối hành văn, cách kể chuyện, xây dựng nhân vật...) để cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc hơn cũng như học hỏi kỹ năng viết của tác giả. Nếu được, thì bạn hãy chọn một đoạn trong tác phẩm mà bạn yêu thích (dưới 500 từ) rồi tự mình viết lại đoạn đó. Sau đó bạn hãy đối chiếu bài mình vừa viết với tác phẩm để xem mình thiếu sót điểm nào (hoặc xuất sắc hơn ở điểm nào :)) để rút kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn phải tập viết hằng ngày. Có thế thì mới nâng cao tay nghề được.

Vì văn khi đi học là phát biểu cảm nghĩ của e, theo văn phong của e nhưng chấm điểm theo cảm nghĩ và văn phong của giáo viên nhóe.

Từ ngày bé a đọc cực kỳ nhiều truyện cổ tích, thần thoại các nước, văn học Tàu, Nga, Mỹ a đều đọc qua cả, và điểm văn vẫn cứ lẹt dẹt nát ko thể nát hơn =)).

Viêt được văn hay, thành kiểu tiểu thuyết đọc cuốn hút từ đầu đến cuối là kiểu tài năng thiên phú rồi, ko phải ai cũng làm được. Nhưng viết ở mức tạm tạm thì có thể train được. Em có thể thử đọc truyện rồi kể lại theo cảm nhận, góc nhìn của e rồi up lên đây mọi người review xem sao, có thể ban đầu sẽ khó, hơi lủng củng và hơi gượng. Nhưng dần dần sẽ mượt hơn thôi.