Hai linh hồn dẫn lối và những di sản chờ 'dẫn đường'

  1. Văn hóa

1/ Hôm 30-4 vừa rồi, giữa tâm bão người người nhà nhà đi xem Avengers: Endgame, hai bà cháu tôi quyết định đi xem một bộ phim hoạt hình của Malaysia: Upin & Ipin: Truyền thuyết thần đao.

45568518_2290887647588631_2518062943946407936_n

Hình ảnh poster phim Upin & Ipin: Truyền thuyết thần đao chiếu dịp 30-4

Ban đầu tôi tưởng sẽ hơi ít khán giả, nào ngờ khi hai bà cháu tôi đến rạp phim Galaxy Cinema, suýt chút nữa chúng tôi lâm vào cảnh “sold out”.

59536848_683954705354886_8627655898191364096_n


Sau hơn nửa tiếng chờ đợi, cuối cùng cũng đến giờ chiếu. Và hai bà cháu tôi đã thật sự sống trong thế giới diệu kỳ của vương quốc Ideraloka. Một thế giới diệu kỳ, vừa lạ mà vừa quen.

b4681030b1b011e9ba861fb79adc128b

Ảnh từ trailer của phim

Hai cậu bé Upin & Ipin, với linh hồn ngây thơ trong sáng nhưng không kém phần sâu sắc của mình, không chỉ dẫn dường chỉ lối cho anh hoàng tử xứ Ideraloka đi tìm thân phận thật của chính mình qua chiếc thần đao trong tay mà còn dẫn đường cho khán giả chúng tôi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Hơn một tiếng rưỡi ngồi trong rạp, chúng tôi choáng ngợp trước khung cảnh và sự diệu kỳ của vương quốc, mê say trước những giai điệu pha trộn hài hòa giữa cây đàn gambus (một phần của nền âm nhạc dân tộc Malaysia) với nhạc tấu thính phòng phương Tây, xúc động trước những câu chuyện hai cậu bạn song sinh khám phá và góp phần hóa giải: chuyện của người bà đảo hải tặc, hai chị em trong vương quốc và chính cả anh chàng hoàng từ kia.

Dù hoạt họa khó thể sánh bằng với các phim hoạt hình của xứ Hollywood, còn một số lỗ hổng trong cốt truyện của mình, nhưng phim vẫn đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc đẹp đẽ và tuyệt vời. Ra khỏi rạp chiếu nhưng tôi vẫn bồi hồi về vùng đất diệu kỳ ấy... “Tạm biệt nhé, Ideraloka. Xin tạm biệt.”

2/ Tôi vẫn không thể ngừng nhớ về vùng đất Ideraloka, nhớ về câu chuyện của vị hoàng tử xứ sở kỳ diệu kia.

Khi mới đầu “đặt chân” tới Ideraloka, anh hoàng tử ấy xuất hiện... không ở bộ dạng của một vị hoàng tử mà là một người nông dân trồng dừa.

Anh mang trong mình một ước mộng: kiếm được nhiều tiền, trở nên giàu có và cưới được cô công chúa chốn hoàng cung. Khi anh vô tình gặp được Upin với một nửa của cây thần đao trong truyền thuyết, anh đã chăm chăm đi tìm một nửa còn lại – do người em Ipin đang đi lạc cầm.

Sau một hồi tìm kiếm đầy trắc trở, tất cả tụ họp với nhau ở hoàng cung - nơi kẻ thù ác Raja Bersiong đang chế ngự cả vương quốc - để giải cứu mảnh đất và những người họ yêu quý. Đến đây, chiếc thần đao đã hiện hình để người hoàng tử ấy biết được thân phận thật sự của mình. Raja Bersiong ngày trước đã tấn công đánh bại bố cậu. Trước tình thế hiểm huy, vua đã phải nhờ tướng quân đem cậu rời khỏi hoàng cung.

Khi đó, không chỉ riêng anh hoàng tử, mà cả tôi cũng mới ngỡ ra rằng những di sản của quá khứ đôi khi “hóa” thành những “linh hồn” dẫn đường chỉ lối chúng ta hướng về con người thật sự của mình, để giúp chúng ta sống đúng với bản thân.

Cuối phim, sau khi đánh bại Raja Bersiong, anh chàng hoàng tử ấy chào tạm biệt hai cậu bạn song sinh và những người bạn đồng hành trước khi họ vĩnh viễn rời xa mảnh đất ấy và trở về thế giới thực tại. Tôi phải từ giã vùng đất diệu kỳ ấy sau khi chỉ được sống trọn cảm xúc ở vùng đất đó trong hơn 1 tiếng rưỡi, và tôi xin gửi lời cảm ơn tới hai cậu bạn ‘linh hồn dẫn lối’ và anh hoàng tử kia. Cảm ơn đã dẫn lối cho tôi tới một vùng đất tuyệt vời. Và đã dẫn lối cho tôi tới một thông điệp tuyệt vời.

3/ Tôi trở về thế giới thực tại, thế giới của người lớn và những câu chuyện của “người lớn”. Ngay sau hôm tôi xem phim, lướt qua các trang báo mạng và các bản tin thời sự, tôi thấy người ta than thở. Than thở về những di sản rất giá trị ở trên hay nằm sâu trong lòng đất cũng “vô tình” bị phá hoại. 

Di sản nay nơi đâu? Vì đâu nên nỗi? Ai khiến những di sản giờ mãi vẫn nằm chờ được “dẫn lối” dân tộc của thế kỷ mới trong vô vọng? Các du khách thiếu văn minh? Những người lớn có đầu óc tính toán rất nỗi “người lớn”. Những người đang chật vật và loay hoay đưa di sản gần hơn với mọi người. Những người cố gắng truyền bá bằng cách thức nhồi nhét lạc hậu. Ai? Và do đâu?

Họ quên rằng, khi di sản mong manh, đồng nghĩa là dân tộc đó cũng mong manh. Họ không biết mình là ai, mình có thể học được bài học gì từ dòng chảy quá khứ của ông cha, họ có những gì đặc biệt...

Nhưng, những di sản, cứ thế thật mong manh...

58825811_684902575260099_8410216392783036416_n

Tôi xin phép mượn một dòng tít của báo Tuổi trẻ

Tôi nhớ lại bộ phim hai bà cháu tôi đã xem... Tôi có đọc một bài viết đánh giá của trang web Đài Tiếng nói Việt Nam, họ có viết thế này.

28ff1670b1af11e9b2206179f2e02c16


Và tôi chợt nhận ra rằng, nhờ bộ phim kia, mà tôi lại có hứng thú đi tìm hiểu về văn hóa nước bạn vì nghệ thuật kể chuyện, xây dựng thế giới và bối cảnh được áp dụng trong phim một cách rất tài tình.

Tôi nhìn người ngẫm sang ta mà lòng thấy man mác một nỗi buồn...

4/ Mới đây, tôi nghe được câu chuyện từ đất mỏ Quảng Ninh qua sóng truyền hình. Nơi đó có một bảo tàng mà ai ai cũng phải ghen tị. Từ người dân tới cả những người quản lý. Trong khi nhiều bảo tàng khắp cả nước đang nằm dài chờ người tới thăm thì bảo tàng xứ mỏ đều đều đón trên dưới 10 vạn đoàn khách mỗi năm và đã tự lập về tài chính, thay vì phải xin phép cấp tiền từ chính quyền địa phương. Một khu bảo tàng to, đẹp, hoàng tráng và đầu tư (với khoảng kinh phí 42 tỉ đồng và một tầm nhìn chiến lược) như bảo tàng Quảng Ninh không có khách mới lạ.

d61f9290b1ae11e998433dcfd5763762

Hình ảnh Bảo tàng Quảng Ninh

Tôi cũng được nghe câu chuyện về những con người vẫn cố gắng để di sản, và những giá trị dân gian tiếp tục sứ mệnh dẫn lối dân tộc của mình. Một ông thầy đồ bền bỉ truyền lại nét chữ Hán cho thế hệ sau, những thế hệ già trẻ ở nhiều nơi vẫn cố gắng để giá trị truyền thống được trường tồn, những con người giúp giá trị dân tộc được quốc tế ghi danh.

Tôi, dù thi thoảng vẫn nghe những lời oán trách về những di sản không thể dẫn lối linh hồn dân tộc do bị chôn vùi dưới máy xúc máy đào và nhiều nguyên nhân khác, nhưng vẫn tin sẽ có những người giúp đồ vật ghi dấu giá trị cha ông hoàn thành sứ mệnh cao cả ấy...

Nhưng, có ai nghe? Liệu có “người lớn” nào lắng nghe để giúp di sản được 'dẫn đường chỉ lối' dân tộc?

--------------------------------------

Bài viết được viết dưới góc độ của một người mới tập tành để nói những thông điệp từ hoạt hình nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn đọc (bình luận, trao đổi lịch sự và thẳng thắn). Xin chân thành cảm ơn!

Bonus thêm trailer phim Upin & Ipin: Truyền thuyết thần đao cho ai chưa biết

Từ khóa: 

hoạt hình malaysia

,

upin và ipin

,

di sản

,

quan điểm

,

hoạt hình

,

văn hóa