Hãy giải thích thông điệp của Gorki qua tác phẩm “Tsencas” ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Truyện ngắn Tsencas là một bi kịch nhỏ xảy ra giữa hai con ngừơi Tsencas và Gavrila. Ngoài bi kịch giữa hai con người đó thì còn có bi kịch trong chính nội tâm của Tsencas. Tsencas là 1 kẻ nghiện rượu khét tiếng, ăn cắp khéo léo và can đảm. Anh ta xuất hiện với vẻ ngoài xấu, bẩn, gầy gò, cao lảnh khảnh, râu ria xồm xoàm…nhưng tâm hồn anh ta là 1 khối mâu thuẫn giữa tính xấu và tính tốt. Lúc ngoài biển khơi, “trong lòng y bao giờ cũng dậy lên 1 tình cảm rộng lớn, ấm áp, tình cảm ấy choán hết tâm hồn y, tẩy rửa bớt những cái nhơ nhớp mà đời sống hằng ngày đã in sâu vào tâm hồn..”. Trong Tsencas còn tồn tại những cái tình thương bình dị giữa con người với con người: “Gavrila đổi chỗ như cái máy. Khi đổi chỗ cho gã, Tsencas nhìn vào mặt gã và nhận thấy gã đi lảo đảo, chân run lẩy bẩy, y càng thương gã trai hơn…”.. Tsencas cũng thấy vui mừng vì mình là người đem lại hạnh phúc cho Gavrila, còn Gavrila là 1 anh chàng nhút nhác, tốt bụng. Anh ta khiếp sợ sau khi làm việc với Tsencas, anh ta biến thành nô lệ của Tsencas. Nhưng cuối cùng, Gavrila rất nể và kính trọng vì nhận ra Tsencas là 1 người tốt chỉ là đội lốt vỏ ngoài xấu xa Tsencas và Gavrila -họ cùng mơ ước về 1 cuộc sống bình dị, hạnh phúc đủ ăn đủ mặc, hạnh phúc bên người vợ và những đứa con…:“Hai người còn mơ ước, lắc lư trên mặt nước và trầm ngâm nhìn xung quanh..” Thông qua cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn, ta cảm nhận nhà văn như hóa thân vào nhân vật để cảm nhận, thấu hiểu tâm trạng, tâm lí của từng con người trong tác phẩm, để từ đó rút ra những thông điệp:  Cuộc sống lang thang của chính nhà văn thời tuổi trẻ đã giúp ông tạo nên những hình tượng hết sức độc đáo. Những kẻ du thủ, du mục, hay những kẻ nghề “chài” thường được tác giả mô tả như những “cặn bã” của xã hội. Đó là những kẻ nghiện rượu, hay những kẻ trộm cướp..Nhà văn đã xây dựng những hình tượng con người đó như những nạn nhân của một xã hội bị đảo lộn trật tự, những nạn nhân đó không nhìn nhận được sự đúng sai của cuộc đời, không ý thức được những bất công mà mình phải chịu đựng, trong nội tâm họ đôi khi bị giằng xé giữa cái tốt và cái xấu.  Tsencas là hiện thân của tình yêu với thiên nhiên và với cái đẹp(Tsencas thích màn đêm tối giữa biển bao la). Tuy có khi hành động của họ là sai trái, nhưng họ cũng ý thức được về bản thân mình(ở cuối truyện, Tsencas sẵn sàng lôi ra 1 tập tiền, lấy lại 1 tờ giấy bạc ngũ sắc, còn bao nhiêu quẵng hết cho Gavrila) và sẵn sàng tuyên chiến với xã hội để tồn tại.  Tsencas không hẳn bị số phận đè bẹp bởi cái xã hội xấu xa, ngược lại, nhiều khi y còn cảm thấy tự hào về cuộc sống của mình, đó là cuộc sống tự do để tìm kiếm những điều lí thú và mới mẻ,tìm kiếm cái ý nghĩa của cuộc sống, không chấp nhận cuộc sống tầm thường(Tsencas chửi Gavrila là “đồ đê hèn”, cảm thấy khinh bỉ Gavrila, vì Gavrila vì tiền mà làm bậy, đánh Tsencas bị thương).
Trả lời
Truyện ngắn Tsencas là một bi kịch nhỏ xảy ra giữa hai con ngừơi Tsencas và Gavrila. Ngoài bi kịch giữa hai con người đó thì còn có bi kịch trong chính nội tâm của Tsencas. Tsencas là 1 kẻ nghiện rượu khét tiếng, ăn cắp khéo léo và can đảm. Anh ta xuất hiện với vẻ ngoài xấu, bẩn, gầy gò, cao lảnh khảnh, râu ria xồm xoàm…nhưng tâm hồn anh ta là 1 khối mâu thuẫn giữa tính xấu và tính tốt. Lúc ngoài biển khơi, “trong lòng y bao giờ cũng dậy lên 1 tình cảm rộng lớn, ấm áp, tình cảm ấy choán hết tâm hồn y, tẩy rửa bớt những cái nhơ nhớp mà đời sống hằng ngày đã in sâu vào tâm hồn..”. Trong Tsencas còn tồn tại những cái tình thương bình dị giữa con người với con người: “Gavrila đổi chỗ như cái máy. Khi đổi chỗ cho gã, Tsencas nhìn vào mặt gã và nhận thấy gã đi lảo đảo, chân run lẩy bẩy, y càng thương gã trai hơn…”.. Tsencas cũng thấy vui mừng vì mình là người đem lại hạnh phúc cho Gavrila, còn Gavrila là 1 anh chàng nhút nhác, tốt bụng. Anh ta khiếp sợ sau khi làm việc với Tsencas, anh ta biến thành nô lệ của Tsencas. Nhưng cuối cùng, Gavrila rất nể và kính trọng vì nhận ra Tsencas là 1 người tốt chỉ là đội lốt vỏ ngoài xấu xa Tsencas và Gavrila -họ cùng mơ ước về 1 cuộc sống bình dị, hạnh phúc đủ ăn đủ mặc, hạnh phúc bên người vợ và những đứa con…:“Hai người còn mơ ước, lắc lư trên mặt nước và trầm ngâm nhìn xung quanh..” Thông qua cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn, ta cảm nhận nhà văn như hóa thân vào nhân vật để cảm nhận, thấu hiểu tâm trạng, tâm lí của từng con người trong tác phẩm, để từ đó rút ra những thông điệp:  Cuộc sống lang thang của chính nhà văn thời tuổi trẻ đã giúp ông tạo nên những hình tượng hết sức độc đáo. Những kẻ du thủ, du mục, hay những kẻ nghề “chài” thường được tác giả mô tả như những “cặn bã” của xã hội. Đó là những kẻ nghiện rượu, hay những kẻ trộm cướp..Nhà văn đã xây dựng những hình tượng con người đó như những nạn nhân của một xã hội bị đảo lộn trật tự, những nạn nhân đó không nhìn nhận được sự đúng sai của cuộc đời, không ý thức được những bất công mà mình phải chịu đựng, trong nội tâm họ đôi khi bị giằng xé giữa cái tốt và cái xấu.  Tsencas là hiện thân của tình yêu với thiên nhiên và với cái đẹp(Tsencas thích màn đêm tối giữa biển bao la). Tuy có khi hành động của họ là sai trái, nhưng họ cũng ý thức được về bản thân mình(ở cuối truyện, Tsencas sẵn sàng lôi ra 1 tập tiền, lấy lại 1 tờ giấy bạc ngũ sắc, còn bao nhiêu quẵng hết cho Gavrila) và sẵn sàng tuyên chiến với xã hội để tồn tại.  Tsencas không hẳn bị số phận đè bẹp bởi cái xã hội xấu xa, ngược lại, nhiều khi y còn cảm thấy tự hào về cuộc sống của mình, đó là cuộc sống tự do để tìm kiếm những điều lí thú và mới mẻ,tìm kiếm cái ý nghĩa của cuộc sống, không chấp nhận cuộc sống tầm thường(Tsencas chửi Gavrila là “đồ đê hèn”, cảm thấy khinh bỉ Gavrila, vì Gavrila vì tiền mà làm bậy, đánh Tsencas bị thương).