Hãy nêu một số vấn đề chung về phạm trù đạo đức học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Quan niệm về phạm trù đạo đức học - Phạm trù là khái niệm khoa học phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng. - Phạm trù đạo đức học là khái niệm cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và mối quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. 2. Đặc điểm của phạm trù đạo đức học a. Phạm trù đạo đức mang tính phổ biến và khái quát cao b. Phạm trù đạo đức chứa đựng nội dung thông báo và nội dung đánh giá c. Các phạm trù đạo đức học có tính phân cực 3. Bản chất những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin a. Bản chất nhận thức - Nhờ những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin, chúng ta có thể hiểu được bản chất và những quy luật vận động của các hiện tượng đạo đức đang xảy ra trong xã hội. - Trên cơ sở nhận thức những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin, từ thực tiễn cuộc sống, con người thường bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm những phạm trù đạo đức đó. - Các phạm trù đạo đức học mang tính chân lý, có cơ sở khoa học, vì vậy, giúp chủ thể đạo đức nhận thức được một cách đúng đắn những quan niệm đạo đức trong xã hội, ủng hộ và làm theo những cái đúng, phê phán và tránh những cái sai. b. Bản chất giá trị “Giá trị là cái làm cho 1 vật thể có ích, có ý nghĩa, là đáng quý về một phương diện nào đó”. - Các phạm trù đạo đức học không chỉ giúp con người nhận thức được quy luật, xu hướng vận động của những hiện tượng đạo đức trong xã hội mà còn giúp con người biết đâu là chính, đâu là tà, đâu là thiện, đâu là ác. - Qua việc nghiên cứu những phạm trù đạo đức học, các nhà nghiên cứu xây dựng những chuẩn mực đạo đức sao cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước, phù hợp với truyền thống dân tộc, với đặc điểm nghề nghiệp và công việc. - Trên cơ sở những giá trị đạo đức, thông qua các hình thức khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau làm cho những tấm gương người tốt, việc tốt được nhân rộng ra toàn xã hội, trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 4. Các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác-Lênin - Phạm trù hạnh phúc - Phạm trù lẽ sống - Phạm trù lương tâm - Phạm trù thiện ác - Phạm trù nghĩa vụ đạo đức
Trả lời
1. Quan niệm về phạm trù đạo đức học - Phạm trù là khái niệm khoa học phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng. - Phạm trù đạo đức học là khái niệm cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và mối quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực. 2. Đặc điểm của phạm trù đạo đức học a. Phạm trù đạo đức mang tính phổ biến và khái quát cao b. Phạm trù đạo đức chứa đựng nội dung thông báo và nội dung đánh giá c. Các phạm trù đạo đức học có tính phân cực 3. Bản chất những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin a. Bản chất nhận thức - Nhờ những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin, chúng ta có thể hiểu được bản chất và những quy luật vận động của các hiện tượng đạo đức đang xảy ra trong xã hội. - Trên cơ sở nhận thức những phạm trù đạo đức học Mác-Lênin, từ thực tiễn cuộc sống, con người thường bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm những phạm trù đạo đức đó. - Các phạm trù đạo đức học mang tính chân lý, có cơ sở khoa học, vì vậy, giúp chủ thể đạo đức nhận thức được một cách đúng đắn những quan niệm đạo đức trong xã hội, ủng hộ và làm theo những cái đúng, phê phán và tránh những cái sai. b. Bản chất giá trị “Giá trị là cái làm cho 1 vật thể có ích, có ý nghĩa, là đáng quý về một phương diện nào đó”. - Các phạm trù đạo đức học không chỉ giúp con người nhận thức được quy luật, xu hướng vận động của những hiện tượng đạo đức trong xã hội mà còn giúp con người biết đâu là chính, đâu là tà, đâu là thiện, đâu là ác. - Qua việc nghiên cứu những phạm trù đạo đức học, các nhà nghiên cứu xây dựng những chuẩn mực đạo đức sao cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước, phù hợp với truyền thống dân tộc, với đặc điểm nghề nghiệp và công việc. - Trên cơ sở những giá trị đạo đức, thông qua các hình thức khác nhau, bằng các phương tiện khác nhau làm cho những tấm gương người tốt, việc tốt được nhân rộng ra toàn xã hội, trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 4. Các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác-Lênin - Phạm trù hạnh phúc - Phạm trù lẽ sống - Phạm trù lương tâm - Phạm trù thiện ác - Phạm trù nghĩa vụ đạo đức