Hình ảnh chiếc nón lá trong ca dao về Hà Nội

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm về nón: Nón lá còn có tên gọi khác là nón tơi dùng để đội, là vật dụng gắn liền với đời sống của nhân dân, có thể che mưa che nắng, hứng nước hay là trang phục không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Nón có rất nhiều loại và là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. b. Cấu tạo: Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên vẫn có một số loại nón rộng bản & làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước,.. Nón thường chỉ 16 vành tròn làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường độ bền lâu hơn dày có 3 lớp phần trong lót thêm loại lá đót (loại cây nầy giống cây sậy, khi trổ bông người ta lấy bông làm chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, nón rộng đường kính thường 41 cm, người ta phết phiá ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Để có được một chiếc nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ ngâm vào nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải chà lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau này phát triển hơn, người ta dùng cước nhỏ bằng nilon, chằm nón có đường nét thanh nhã hơn. “Nón em chẳng đáng mấy đồng, Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham Nón em nón bạc quai vàng Thì em mới dám trao chàng cầm tay Tiếc rằng vì nón quai mây Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm” c. Hình ảnh nón lá xưa và nay: Ngày nay, chúng ta thấy hình ảnh chiếc nón lá dần mất đi, chỉ còn xuất hiện ở những làng quê cũ, người thành thị từ lâu đã chẳng dùng nón lá nữa hàng ngày nữa. Chiếc nón là chỉ còn xuất hiện trên sân khấu hải ngoại, người Việt Nam sống ở nước ngoài lại càng hiếm người sử dụng nón lá hơn nữa. Nhưng chúng ta phải chấp nhận một điều rằng, phong cách, lối sống của người hiện đại không mấy phù hợp khi kết hợp với chiếc nón lá. Không ai có thể công nhận một trang phục là hoàn hảo nếu ta phối áo vest với nón lá, hay váy đầm với nón quai thao. Nón lá mất đi không phải vì nó không thiết thực, chỉ là không còn phù hợp với trang phục của người hiện đại. Nón lá có rất nhiều thể loại khác nhau, nó được thay đổi, cách điệu như vậy để phù hợp với không gian sử dụng, hay nét riêng đặc trưng của mỗi vùng miền, có một số loại nón lá khá phổ biến thời xưa như: - Nón dấu: Nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa - Nón gò găng hay nón ngựa: Sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa. - Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng. - Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội. - Nón cời: Nón rách - Nón gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa. - Nón lá sen: Cũng gọi là nón liên diệp. - Nón thúng: Thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. - Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa. - Nón chảo: Thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng. - Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang. - Nón bài thơ: Ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.v… Các nhà nghiên cứu còn thấy hình ảnh chiếc nón được khắc trên trống đông Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500 – 3000 năm trước, chứng tỏ nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời, từ thuở sơ khai của dân tộc, chiếc nón lá đã có rồi. Vì thế rất dễ hiểu khi nón lá là hình tượng phổ biến trong ca dao dân gian nói riêng và văn học dân tộc nói chung “Chưa chồng nón thúng, quai thao Chồng rồi, nón rách, quai nào thì quai…” “Nón nầy che nắng che mưa Nón nầy để đội cho vừa đôi ta d. Nón lá trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Hà Nội thông qua ca dao dân tộc: Chiếc nón luôn luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ, những tà áo tứ thân mềm mại, thướt tha, uyển chuyển đến vạt áo dài tinh khôi bay nhẹ trong gió sẽ làm người con gái thêm thùy mị, e thẹn hơn nữa khi che nón nửa khuôn mặt. Cùng với quốc phục áo ài, nón lá cũng trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước ta. Khác với các vùng nông thôn, cuộc sống gắn liền với chuyện đồng áng, trồng trọt, chăn nuôi,… chiếc nón như một người bạn trong đời sống lao động sản xuất của nông dân. Nhưng với Hà Nội Kinh Kì, hoạt động chính là giao thương buôn bán, chúng ta cũng ít gặp những câu ca dao chuyện đồng áng vì thế hình ảnh nón lá dường như được xuất hiện trong quá rình giao thương và đặc biệt hơn là ca dao tình tứ của tình cảm đôi lứa. Khảo sát trong quyển “Ca dao về Hà Nội” – Nguyễn Kiều Liên – NXB Văn hóa thông tin xuất bản hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Lng – Đông Đô – Hà Nội, có 12 bài ca dao đề cập đến chiếc nón: “nón ba tầm”, “nón quai thao”, “nón thúng”,… Số lượng bài ca dao lấy hình ảnh nón lá để nói về chính nó khá ít, khi nón lá thường được sử dụng như hình ảnh biểu tượng để biểu đạt: người phụ nữ, tình cảm nam nữ,… “Nón này em sắm ở đâu Dọc ngang mấy thước móc khâu mấy lần Em mà đáp được như trần Thì anh trả nón đưa chân em về - Nón này em sắm ở chợ Giầu Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường” “Nón này chính ở làng Chuông Làng già lợp nón, Khương thường bán khuôn Hà Nội thì kết quai tua Có hai con bướm đậu vừa xung quanh Tứ bề nghiêng nón chạy quanh Ở giữa con bướm là hình ông trăng Nón này em sắm đáng trăm Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi ta Nón này khâu những móc già Em đi thử nón đã ba năm chầy Muốn em chung mẹ chung thầy Thì anh đưa cái nón này em xin” “Làng tôi công nghệ đâu bằng Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân Quai thao dệt khéo vô ngần Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho Tóc rối, long, vịt, mã cò Bán ra ngoại quốc cũng to mối lời”… … “Nhà ga chính thực là vui Kẻ ngược Hà Nội, người xuôi Phủ Thường Yên Ngưu đất thực là ương Kẻ nấu rượu lậu, chẳng thương được mà Vĩnh Đăng thì hãy đi a Kẻ Baỏ làm nón cho ta mua cùng.” Đúng như vậy, ca dao phản ảnh chính đời sống mà nó tồn tại, nếu không có những bài ca dao ấy, sao chúng ta biết được liệu làng nghề làm nón là làng nào? Chiếc nón quan trọng như thế nào đối với nhân dân? Nếu ở Huế có làng Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa... làm nón, làng Môn Quảng ở Bắc Ninh thì ở Hà Nội có làng “Chuông” hiện nay thuộc Thanh Oai Hà Nội. Có lẽ hai bài ca dao trên cũng từ ngôi làng này mà xuất hiện, con gái làng Chuông tinh tế lắm, mượn ca dao, những ý thơ câu hát để khen về chiếc nón làng mình. Lồng ghép trong sự đối đáp của đôi nam nữ, hình ảnh chiếc nón hiện lên với “móc khâu năm đường”, “quai tua”, “hai con bướm đậu vừa xung quanh”, “hình ông trăng”. Chiếc nón của người Hà Nội sao thanh thoát, nhẹ nhàng đến thế. Phải chăng con người nơi đây đã thổi hồn vào từng chiếc nón lá, làm nó như mang phẩm chất, dánh dấp của con người Hà thành vậy. Như đã nói ở trên, Kinh đô Kinh Kì chẳng có ruộng nương để cày cấy, chốn phồn hoa đô hội này là trung tâm của sự giao thương, của người đi kẻ tới tập nập tứ phương, ca dao Hà Nội khắc họa chẳng sai cuộc sống nơi này “Hỡi cô đội nón ba tầm” Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang Hôm rằm chính chợ Yên Quang Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua” “Hỡi cô đội nón quai thao Đi qua Thanh Liệt thì vào nhà anh Làng anh Tô Lịch trong xanh Có nhiều vải nhãn ngon lành em ăn” “Bóng ai nón thúng quai thao Áo tứ thân dải yếm đào thân thương Gánh hoa bán khắp nẻo đường Em là nỗi nhớ thân thương kinh kỳ.” “Hỡi cô đội nón ba tầm Có về thăm đất Đồng Lầm cùng anh Đồng Lầm cây quả trĩu cành Đi quanh một chút đến thành Thăng Long.” Chiếc nón gắn liền với người phụ nữ từ hình ảnh nhưng cô bán hoa gây thương nhớ tới cả những nàng đi về các làng buôn hoa quả. Dù là nón quai thao hay là nón ba tầm, thì những khuôn mặt thanh tú ẩn sau vành nón ấy cũng có gì đó thật yêu kiều, kiêu sa, làm người đọc cảm thấy hấp dẫn. Nón gắn liền với hình ảnh lam lũ của người bán hàng rong, nhưng sao trong ca dao xưa, người phụ nữ ấy lại duyên dáng, dung dị mà lãng mạn đến thế. Dù nón lá được mượn để thể hiện bất cứ thông điệp gì, thì như ta đã thấy,trong mỗi bài ca dao xuất hiện hình ảnh nón lá, đểu có sự xuất hiện của đôi lứa yêu nhau. Nón lá lúc này đã được nâng lên thành biểu tượng, bởi nón không chỉ đơn thuần là một vật dụng nữa, mà nón tượng trưng cho người con gái, là tình cảm mà đôi nam nữ kín đáo trao nhau ánh nhìn dưới vành lá nón. “Muốn em chung mẹ chung thầy Thì anh đưa cái nón này em xin” “Em còn đi cấy làm chi Có nón có áo cắp đi theo thuyền Ông trời đã kết nhân duyên Em ơi về Hữu xuống thuyền với anh” “Cô kia đội nón đi đâu Có về An Phú làm dâu thì về” “Hỡi cô đội nón ba tầm” Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang Hôm rằm chính chợ Yên Quang Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua” “Nón ba tầm, khăn nhiễu xanh Nhớ em chẳng gặp, cho anh hao gầy Biết nhà em ở đâu đây? Hỡi trăng Tô Lịch, hỡi mây Tây Hồ?” Dường như các chàng trai thật khó để bộc lộ tình cảm của mình khi xã hội thời đấy còn “nam nữ thụ thụ bất thân” và những quan niệm phong kiến hà khắc, chiếc nón như một phương tiện truyền đạt thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Dù mượn việc buôn hoa bán quả để kiếm chuyện, hay những chàng trai chỉ dám ngắm nhìn người thương từ xa, thì ca dao vẫn cất lên những tiếng hát tình yêu nồng nhiệt và tinh tế, mượn sự vật để thể hiện tình cảm, vậy còn gì hợp lý hơn ngoài chiếc nón lá. Nón gắn liền với người phụ nữ từ lễ hội, tới buôn bán, hay đơn thuần là che nắng che mưa hằng ngày, cứ như vậy mỗi chiếc nón lá như mang chính tâm hồn của người phụ nữ ấy. Nhìn thấy chiếc nón là ta nghĩ đến người phụ nữ, và mỗi khi gặp người phụ nữ, lại không thể thiếu đi một chiếc nón. Qua một số bài ca dao điển hình trên, lúc ta gặp nón thúng, lúc ta gặp nón quai thao, khi lại thấy nón ba tầm. Cũng chính nhờ những loại nón ấy mà người nghe ca dao phần nào đoán ra được đặc thù công việc và đời sống của người phụ nữ ấy. Thật chất, nón quai thao mà chúng ta hay nhìn thấy thời nay là một biến thể gọn nhẹ của nón ba tầm và nón thúng. Thời xưa, nón ba tầm chính là nón quai thao nhưng được quy định chặt chẽ và tầm và lạt hơn. Nón quai thao được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh hơn là nón thúng và nón ba tầm. Những thời kì gần với chúng ta hơn, để gọn nhẹ và thuận tiện, người dân mới chuyển sang sử dụng chủ yếu là nón hình chóp. Vì thế khi nhìn nhận ca dao dân gian, chúng ta nên hiểu các cô gái sẽ xúng xính, thướt tha dưới lớp nón quai thao xòe rộng mà vẫn vô cùng thanh thoát. Kết luận: “Thi pháp không đơn thuần là những yếu tố hình thức, cần hết sức coi trọng ý nghĩa nội dung của thi pháp văn học dân gian” (trích Thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội - trang 57). Ca dao là đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ cũng như hình thức, thể lục bát đã giúp ca dao có một nhịp điệubình dị, nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người như những câu hát êm ái. Người phụ nữ Hà Nội thật là một hình ảnh đẹp trong ca dao dân tộc. Bên cạnh chiếc áo truyền thống của Việt Nam, chiếc nón lá mang đặc trưng riêng không trộn lẫn của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Chiếc nón không còn là một hình ảnh bình thường, mà nó được chính dân gian nâng lên thành hình tượng, ẩn dụ cho người Việt, cụ thể hơn là người con gái Việt Nam, nón lá càng trở nên thanh lịch hơn nữa khi đi liền với nét quyến rũ, hấp dẫn, kiêu sa của người con gái Hà thành.
Trả lời
Khái niệm về nón: Nón lá còn có tên gọi khác là nón tơi dùng để đội, là vật dụng gắn liền với đời sống của nhân dân, có thể che mưa che nắng, hứng nước hay là trang phục không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Nón có rất nhiều loại và là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. b. Cấu tạo: Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v... nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Nón thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ. Nón thường có hình chóp nhọn, tuy nhiên vẫn có một số loại nón rộng bản & làm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước,.. Nón thường chỉ 16 vành tròn làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường độ bền lâu hơn dày có 3 lớp phần trong lót thêm loại lá đót (loại cây nầy giống cây sậy, khi trổ bông người ta lấy bông làm chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, nón rộng đường kính thường 41 cm, người ta phết phiá ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Để có được một chiếc nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ ngâm vào nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải chà lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau này phát triển hơn, người ta dùng cước nhỏ bằng nilon, chằm nón có đường nét thanh nhã hơn. “Nón em chẳng đáng mấy đồng, Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham Nón em nón bạc quai vàng Thì em mới dám trao chàng cầm tay Tiếc rằng vì nón quai mây Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm” c. Hình ảnh nón lá xưa và nay: Ngày nay, chúng ta thấy hình ảnh chiếc nón lá dần mất đi, chỉ còn xuất hiện ở những làng quê cũ, người thành thị từ lâu đã chẳng dùng nón lá nữa hàng ngày nữa. Chiếc nón là chỉ còn xuất hiện trên sân khấu hải ngoại, người Việt Nam sống ở nước ngoài lại càng hiếm người sử dụng nón lá hơn nữa. Nhưng chúng ta phải chấp nhận một điều rằng, phong cách, lối sống của người hiện đại không mấy phù hợp khi kết hợp với chiếc nón lá. Không ai có thể công nhận một trang phục là hoàn hảo nếu ta phối áo vest với nón lá, hay váy đầm với nón quai thao. Nón lá mất đi không phải vì nó không thiết thực, chỉ là không còn phù hợp với trang phục của người hiện đại. Nón lá có rất nhiều thể loại khác nhau, nó được thay đổi, cách điệu như vậy để phù hợp với không gian sử dụng, hay nét riêng đặc trưng của mỗi vùng miền, có một số loại nón lá khá phổ biến thời xưa như: - Nón dấu: Nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa - Nón gò găng hay nón ngựa: Sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa. - Nón rơm: Nón làm bằng cộng rơm ép cứng. - Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng trong lễ hội. - Nón cời: Nón rách - Nón gõ: Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa. - Nón lá sen: Cũng gọi là nón liên diệp. - Nón thúng: Thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. - Nón khua: Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa. - Nón chảo: Thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng. - Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang. - Nón bài thơ: Ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.v… Các nhà nghiên cứu còn thấy hình ảnh chiếc nón được khắc trên trống đông Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500 – 3000 năm trước, chứng tỏ nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời, từ thuở sơ khai của dân tộc, chiếc nón lá đã có rồi. Vì thế rất dễ hiểu khi nón lá là hình tượng phổ biến trong ca dao dân gian nói riêng và văn học dân tộc nói chung “Chưa chồng nón thúng, quai thao Chồng rồi, nón rách, quai nào thì quai…” “Nón nầy che nắng che mưa Nón nầy để đội cho vừa đôi ta d. Nón lá trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của người Hà Nội thông qua ca dao dân tộc: Chiếc nón luôn luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ, những tà áo tứ thân mềm mại, thướt tha, uyển chuyển đến vạt áo dài tinh khôi bay nhẹ trong gió sẽ làm người con gái thêm thùy mị, e thẹn hơn nữa khi che nón nửa khuôn mặt. Cùng với quốc phục áo ài, nón lá cũng trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước ta. Khác với các vùng nông thôn, cuộc sống gắn liền với chuyện đồng áng, trồng trọt, chăn nuôi,… chiếc nón như một người bạn trong đời sống lao động sản xuất của nông dân. Nhưng với Hà Nội Kinh Kì, hoạt động chính là giao thương buôn bán, chúng ta cũng ít gặp những câu ca dao chuyện đồng áng vì thế hình ảnh nón lá dường như được xuất hiện trong quá rình giao thương và đặc biệt hơn là ca dao tình tứ của tình cảm đôi lứa. Khảo sát trong quyển “Ca dao về Hà Nội” – Nguyễn Kiều Liên – NXB Văn hóa thông tin xuất bản hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Lng – Đông Đô – Hà Nội, có 12 bài ca dao đề cập đến chiếc nón: “nón ba tầm”, “nón quai thao”, “nón thúng”,… Số lượng bài ca dao lấy hình ảnh nón lá để nói về chính nó khá ít, khi nón lá thường được sử dụng như hình ảnh biểu tượng để biểu đạt: người phụ nữ, tình cảm nam nữ,… “Nón này em sắm ở đâu Dọc ngang mấy thước móc khâu mấy lần Em mà đáp được như trần Thì anh trả nón đưa chân em về - Nón này em sắm ở chợ Giầu Dọc ngang thước rưỡi, móc khâu năm đường” “Nón này chính ở làng Chuông Làng già lợp nón, Khương thường bán khuôn Hà Nội thì kết quai tua Có hai con bướm đậu vừa xung quanh Tứ bề nghiêng nón chạy quanh Ở giữa con bướm là hình ông trăng Nón này em sắm đáng trăm Ai trông cái nón ba tầm cũng ưa Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi ta Nón này khâu những móc già Em đi thử nón đã ba năm chầy Muốn em chung mẹ chung thầy Thì anh đưa cái nón này em xin” “Làng tôi công nghệ đâu bằng Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân Quai thao dệt khéo vô ngần Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho Tóc rối, long, vịt, mã cò Bán ra ngoại quốc cũng to mối lời”… … “Nhà ga chính thực là vui Kẻ ngược Hà Nội, người xuôi Phủ Thường Yên Ngưu đất thực là ương Kẻ nấu rượu lậu, chẳng thương được mà Vĩnh Đăng thì hãy đi a Kẻ Baỏ làm nón cho ta mua cùng.” Đúng như vậy, ca dao phản ảnh chính đời sống mà nó tồn tại, nếu không có những bài ca dao ấy, sao chúng ta biết được liệu làng nghề làm nón là làng nào? Chiếc nón quan trọng như thế nào đối với nhân dân? Nếu ở Huế có làng Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa... làm nón, làng Môn Quảng ở Bắc Ninh thì ở Hà Nội có làng “Chuông” hiện nay thuộc Thanh Oai Hà Nội. Có lẽ hai bài ca dao trên cũng từ ngôi làng này mà xuất hiện, con gái làng Chuông tinh tế lắm, mượn ca dao, những ý thơ câu hát để khen về chiếc nón làng mình. Lồng ghép trong sự đối đáp của đôi nam nữ, hình ảnh chiếc nón hiện lên với “móc khâu năm đường”, “quai tua”, “hai con bướm đậu vừa xung quanh”, “hình ông trăng”. Chiếc nón của người Hà Nội sao thanh thoát, nhẹ nhàng đến thế. Phải chăng con người nơi đây đã thổi hồn vào từng chiếc nón lá, làm nó như mang phẩm chất, dánh dấp của con người Hà thành vậy. Như đã nói ở trên, Kinh đô Kinh Kì chẳng có ruộng nương để cày cấy, chốn phồn hoa đô hội này là trung tâm của sự giao thương, của người đi kẻ tới tập nập tứ phương, ca dao Hà Nội khắc họa chẳng sai cuộc sống nơi này “Hỡi cô đội nón ba tầm” Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang Hôm rằm chính chợ Yên Quang Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua” “Hỡi cô đội nón quai thao Đi qua Thanh Liệt thì vào nhà anh Làng anh Tô Lịch trong xanh Có nhiều vải nhãn ngon lành em ăn” “Bóng ai nón thúng quai thao Áo tứ thân dải yếm đào thân thương Gánh hoa bán khắp nẻo đường Em là nỗi nhớ thân thương kinh kỳ.” “Hỡi cô đội nón ba tầm Có về thăm đất Đồng Lầm cùng anh Đồng Lầm cây quả trĩu cành Đi quanh một chút đến thành Thăng Long.” Chiếc nón gắn liền với người phụ nữ từ hình ảnh nhưng cô bán hoa gây thương nhớ tới cả những nàng đi về các làng buôn hoa quả. Dù là nón quai thao hay là nón ba tầm, thì những khuôn mặt thanh tú ẩn sau vành nón ấy cũng có gì đó thật yêu kiều, kiêu sa, làm người đọc cảm thấy hấp dẫn. Nón gắn liền với hình ảnh lam lũ của người bán hàng rong, nhưng sao trong ca dao xưa, người phụ nữ ấy lại duyên dáng, dung dị mà lãng mạn đến thế. Dù nón lá được mượn để thể hiện bất cứ thông điệp gì, thì như ta đã thấy,trong mỗi bài ca dao xuất hiện hình ảnh nón lá, đểu có sự xuất hiện của đôi lứa yêu nhau. Nón lá lúc này đã được nâng lên thành biểu tượng, bởi nón không chỉ đơn thuần là một vật dụng nữa, mà nón tượng trưng cho người con gái, là tình cảm mà đôi nam nữ kín đáo trao nhau ánh nhìn dưới vành lá nón. “Muốn em chung mẹ chung thầy Thì anh đưa cái nón này em xin” “Em còn đi cấy làm chi Có nón có áo cắp đi theo thuyền Ông trời đã kết nhân duyên Em ơi về Hữu xuống thuyền với anh” “Cô kia đội nón đi đâu Có về An Phú làm dâu thì về” “Hỡi cô đội nón ba tầm” Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang Hôm rằm chính chợ Yên Quang Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua” “Nón ba tầm, khăn nhiễu xanh Nhớ em chẳng gặp, cho anh hao gầy Biết nhà em ở đâu đây? Hỡi trăng Tô Lịch, hỡi mây Tây Hồ?” Dường như các chàng trai thật khó để bộc lộ tình cảm của mình khi xã hội thời đấy còn “nam nữ thụ thụ bất thân” và những quan niệm phong kiến hà khắc, chiếc nón như một phương tiện truyền đạt thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Dù mượn việc buôn hoa bán quả để kiếm chuyện, hay những chàng trai chỉ dám ngắm nhìn người thương từ xa, thì ca dao vẫn cất lên những tiếng hát tình yêu nồng nhiệt và tinh tế, mượn sự vật để thể hiện tình cảm, vậy còn gì hợp lý hơn ngoài chiếc nón lá. Nón gắn liền với người phụ nữ từ lễ hội, tới buôn bán, hay đơn thuần là che nắng che mưa hằng ngày, cứ như vậy mỗi chiếc nón lá như mang chính tâm hồn của người phụ nữ ấy. Nhìn thấy chiếc nón là ta nghĩ đến người phụ nữ, và mỗi khi gặp người phụ nữ, lại không thể thiếu đi một chiếc nón. Qua một số bài ca dao điển hình trên, lúc ta gặp nón thúng, lúc ta gặp nón quai thao, khi lại thấy nón ba tầm. Cũng chính nhờ những loại nón ấy mà người nghe ca dao phần nào đoán ra được đặc thù công việc và đời sống của người phụ nữ ấy. Thật chất, nón quai thao mà chúng ta hay nhìn thấy thời nay là một biến thể gọn nhẹ của nón ba tầm và nón thúng. Thời xưa, nón ba tầm chính là nón quai thao nhưng được quy định chặt chẽ và tầm và lạt hơn. Nón quai thao được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh hơn là nón thúng và nón ba tầm. Những thời kì gần với chúng ta hơn, để gọn nhẹ và thuận tiện, người dân mới chuyển sang sử dụng chủ yếu là nón hình chóp. Vì thế khi nhìn nhận ca dao dân gian, chúng ta nên hiểu các cô gái sẽ xúng xính, thướt tha dưới lớp nón quai thao xòe rộng mà vẫn vô cùng thanh thoát. Kết luận: “Thi pháp không đơn thuần là những yếu tố hình thức, cần hết sức coi trọng ý nghĩa nội dung của thi pháp văn học dân gian” (trích Thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội - trang 57). Ca dao là đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ cũng như hình thức, thể lục bát đã giúp ca dao có một nhịp điệubình dị, nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người như những câu hát êm ái. Người phụ nữ Hà Nội thật là một hình ảnh đẹp trong ca dao dân tộc. Bên cạnh chiếc áo truyền thống của Việt Nam, chiếc nón lá mang đặc trưng riêng không trộn lẫn của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Chiếc nón không còn là một hình ảnh bình thường, mà nó được chính dân gian nâng lên thành hình tượng, ẩn dụ cho người Việt, cụ thể hơn là người con gái Việt Nam, nón lá càng trở nên thanh lịch hơn nữa khi đi liền với nét quyến rũ, hấp dẫn, kiêu sa của người con gái Hà thành.