Hôn nhân của người Thái (Phần 1)

  1. Văn hóa

I. Quan niệm

https://cdn.noron.vn/2021/06/24/600472661944067-1624501418.jpg

- Người Thái quan niệm hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, là việc luôn được cả cộng đồng và mọi người coi trọng

- Con trai muốn lấy vợ thì phải chăm chỉ lao động, đặc biệt là đan lát. Con gái thì phải biết thêu khăn piêu, biết dệt vải.

- Người Thái từ lâu đời thực hiện chế độ hôn nhân ngoại hôn dòng tộc. Những

người cùng huyết thống thì không kết hôn với nhau. Một trong những phong tục liên quan đến tập quán ngoại hôn là quan hệ ba dòng họ.

- Hôn nhân của người Thái là hôn nhân một vợ một chồng bền vững. hiện tượng đa thê hầu như là không có.

Tuy nhiên đối với các vị quan chức trước đây vẫn có một số người lấy vợ lẽ, nhưng trường hợp đó đa phần tồn tại bên ngoài cuộc sống cộng đồng của dân tộc Thái.

- Hôn nhân của người Thái là hôn nhân cư trú bên nhà chồng. Nhưng do phong tục cưới hai lần: cưới lần thứ nhất con trai đi ở rể hay còn gọi là cưới lên và lễ cưới lần thứ hai-cưới xuống con trai đưa vợ con vè nhà mình và từ đó vợ chồng cùng con cái sinh sống bên nhà trai, bên họ nội.

II. Phong tục

https://cdn.noron.vn/2021/06/24/600472661944068-1624501464.png

1. Tục ở rể

Khi chàng trai Thái đến tuổi lấy vợ sẽ tự tìm người con gái mà mình yêu, sau đó sẽ nhờ bố mẹ mời ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ đến ở rể mang theo các lễ vật như: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái “Toong bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng một sợi dây mây, một đầu được cuộn xoắn lại. “Toong bai” theo quan niệm của người Thái là để cho vía chú rể trú ngụ ở đó. Trong thời gian ở rể, chàng trai được đối xử như thành viên của gia đình.

Với người Thái, ở rể là khoảng thời gian để nhà vợ thử thách xem chàng rể có yêu thương con gái mình thực sự hay không, hai người có hợp tính nhau không, chàng rể có chăm chỉ làm việc hay không. Bên cạnh đó cũng thử thách xem chàng trai có hiếu thảo với bố mẹ vợ hay không.

Tục ở rể của người Thái là có thời hạn, ở trong bao lâu phần nhiều là do sự quyết định của nhà gái. Thông thường nhà vợ lấy dấu mốc khi nào hai vợ chồng tích cóp tiết kiệm mua được con trâu, sắm đủ vật dụng sinh hoạt cho một gia đình là thời điểm để kết thúc thời gian ở rể. Lúc này nhà trai sẽ làm những nghi lễ để đón dâu về và cưới bên nhà trai. Trong lễ đón dâu các của cải, vật dụng, trâu bò hai vợ chồng làm ra được mang về làm tư liệu sinh hoạt, sản xuất. Từ đây cô dâu mới được phép ở lại nhà chồng và bắt đầu cuộc sống làm dâu của mình.

2. Tục Búi Tằng Cẩu

Đây là một phong tục tập quán của phụ nữ Thái đen để phân biệt giữa người đã có chồng và chưa có chồng. Theo phong tục này, khi phụ nữ lấy chồng sẽ phải búi tóc lên đỉnh đầu. Hành động này thể hiện sự chung thủy cũng như sự tôn trọng gia đình chồng của phụ nữ dân tộc Thái. Tằng cẩu càng lớn chứng tỏ gia đình hoà thuận ấm no trong gia đình. Lễ tằng cẩu được tổ chức rất trang trọng cho người phụ nữ Thái Đen trước khi về nhà chồng..Khi chồng còn sống thì Tằng Cẩu búi ở giữa đỉnh đầu, khi chồng chết thì Tằng Cẩu búi về bên phải, lấy chồng lần 2 thì búi về bên trái.

3. Phong tục khi chuẩn bị lễ cưới

Trong thời gian chờ đến ngày cưới, nhà gái phải chủ động sắm sửa hết mọi thứ, từ dệt vải, thêu thùa, mua váy, khăn đội đầu, chăn, gối, nệm… Bên họ nhà trai có đầy đủ ông bà, bố mẹ, anh chị, cô chú, bác thì bên nhà gái phải chuẩn bị đầy đủ quà cáp cho từng người như gối, nệm, quần áo… Nhà gái sắm được bao nhiêu đồ thì nhà trai phải chuẩn bị người khiêng lễ gấp đôi. Chẳng hạn, nhà gái mua 4 cái nệm thì nhà trai phải chuẩn bị 8 nam thanh niên đến khiêng về.

4. Tục trộm vợ

Trước đây, người Thái còn có tục trộm vợ. Tục lệ này cho phép đôi trai gái nào yêu nhau mà cha mẹ bên gái không đồng ý cuộc hôn nhân này, thì chàng trai có thể tổ chức “trộm” vợ về nhà và bỏ sẵn lễ vật gồm rượu, cơi trầu… trên đầu giường nơi cô gái nằm, để khi bố mẹ nhà gái thấy sẽ biết con gái mình đã có chàng trai đến bắt đi. Ngày hôm sau, bố mẹ nhà trai sẽ chủ động sang nhà gái báo cáo về việc con trai mình đã bắt con gái của họ và xin phép cho đôi trẻ được chọn ngày lành, tháng tốt tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, tục lệ trộm vợ cho đến ngày nay không còn nữa.

5. Tục thách cưới

Trước đây, nhà gái thách cưới nhà trai 2 nén bạc và 1 con nghé, thì nay đã được thay bằng tiền mặt. Trong trường hợp nhà gái thách cưới cao hơn thì cô dâu phải chuẩn bị nhiều đồ đạc, nữ trang bỏ trong một cái gùi (còn gọi là “bế”). Đến ngày rước dâu, một nữ thanh niên bên nhà trai đảm nhận việc khiêng cái gùi này về nhà chú rể. Bây giờ tục lệ này đã không còn tồn tại nhiều nữa.

Từ khóa: 

văn hóa

Cái tục trộm vợ dần dần nó bị biến tướng mất rồi. Nó là cái cớ cho rất nhiều cuộc hôn nhân ép buộc, không tự nguyện nên bỏ là đúng

Trả lời

Cái tục trộm vợ dần dần nó bị biến tướng mất rồi. Nó là cái cớ cho rất nhiều cuộc hôn nhân ép buộc, không tự nguyện nên bỏ là đúng