[Infographic] Cách để tạo độ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ

  1. Marketing

Nền kinh tế phát triển, nhu cầu người dùng ngày càng gia tăng hiện nay đang là thúc đẩy mạnh các doanh nghiệp mọc lên và những thương hiệu mới xuất hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn các thương hiệu trên thị trường hiện nay, thật khó để các doanh nghiệp nhỏ tạo dựng nên thương hiệu giúp người dùng nhận diện ra mình. Thậm chí, có những doanh nghiệp mới tung sản phẩm nhưng rồi lại mất tích chẳng lâu sau đó vì không được nhiều người biết tới.

Vậy thì, làm sao để gia tăng độ nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp. Một vài yếu tố trong infographic dưới đây sẽ có thể giúp bạn thực hiện điều này:

brand-identitc

Độ nhận diện thương hiệu chính là cách một doanh nghiệp muốn khách hàng nghĩ đến khi nhắc về sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Và điều này sẽ xuất hiện trong tâm trí khách hàng thông qua một vài yếu tố khác nhau. Các nhà quản lý doanh nghiệp khi đưa ra định hướng cho doanh nghiệp của mình luôn phải nghĩ đến những giá trị mà họ muốn đưa vào sản phẩm. Sau đó các bộ phận liên quan sẽ đi từ những giá trị đó để đưa ra các cách phù hợp nhất nhằm đưa giá trị này vào tâm trí khách hàng mục tiêu.

Một thương hiệu thường được nhận diện thông qua một vài yếu tố như Logo, Bao bì, Thẻ doanh nghiệp (Business Card) và Đồng phục:

  • Logo: Logo là một yếu tố hình ảnh dễ đi vào tâm trí người dùng. Vì vậy cần thiết kế logo một cách dễ hiểu và có thể tượng trưng được cho giá trị của doanh nghiệp hoặc là một cách để nhận biết doanh nghiệp.
  • Bao bì: Bao bì cũng là một yếu tố quan trọng đối với những sản phẩm cần có sự bảo vệ cẩn thận. Hơn nữa, bao bì cũng là một kênh truyền tải thông tin sản phẩm và tạo sự thu hút tại điểm bán.
  • Business Card: Business Card giúp thể hiện được chất lượng của doanh nghiệp, sự chuyên nghiệp của nhân viên. Vì vậy chúng cần phải cung cấp được các thông tin cơ bản của doanh nghiệp và cần lưu ý chọn size thẻ vừa với ví/túi thông thường.
  • Đồng phục: Đồng phục là một yếu tố gia tăng độ nhận biết và cũng thể hiện sự tin cậy, chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Đối với một số ngành hàng như thực phẩm, ăn uống,...đồng phục cũng thể hiện chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình lên kế hoạch định vị và thiết kế các yếu tố trên, các nhà quản lý và người phụ trách thiết kế cần lưu ý một số như Kiểu chữ, Màu sắc và Hình dáng.

  • Kiểu chữ: Kiểu chữ phụ thuộc vào ngành hàng bạn đang làm là gì và bạn muốn người dùng nghĩ về sản phẩm ra sao. Các doanh nghiệp cần sự tin cậy cao như luật hay kế toán thì một font chữ truyền thống và nghiêm túc như Time News Romand là một lựa chọn tốt. Nhưng những doanh nghiệp ngành hàng giải trí cần sự năng động thì có thể Allura lại được ưu tiên.
  • Màu sắc: Cũng như Font, màu sắc cũng gợi ra những liên tưởng khác nhau trong tâm trí người nhìn. Chẳng có gì lạ khi rất nhiều nhãn hàng mỹ phẩm chọn màu hồng hoặc các màu tươi sáng để làm màu nền cho sản phẩm của mình, bởi màu hồng gợi ra sự nữ tính, nhẹ nhàng.
  • Hình dáng: Hình dáng đôi khi khó tác động đến cảm nhận người dùng hơn 2 yếu tố trên, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng để doanh nghiệp có được độ nhận diện hoàn hảo nhất. Nếu các vòng cung nhẹ nhàng như tròn, oval có thể tạo ra sự kết nối thì các hình dáng góc cạnh lại có thể cho thấy sự nghiêm túc.

Trên đây là một số thành phần thường thấy khi thiết kế và định hướng nhận diện thương hiệu. Nhìn chung, độ nhận diện thương hiệu có thể được coi là một yếu tố sẽ gắn bó và luôn đi cùng thương hiệu.

Từ khóa: 

thương hiệu

,

nhận diện thương hiệu

,

kinh doanh

,

marketing