Khái quát tình hình kinh tế, xã hội Hàn Quốc triều đại Joseon (1392 – 1910)?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong xã hội Joseon, nông nghiệp là cơ sở kinh tế quan trọng nhất. Việc tăng cường sức sản xuất nông nghiệp được chú trọng, nhà nước đặc biệt quan tâm và triển khai việc khai hoang, cải tạo mở rộng đất nông nghiệp, nâng cao kỹ thuật nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng. Từ thế kỷ XV trở đi, nhất là vào thời vua Sejong (Thế Tông) trị vì (1418 – 1450), kỹ thuật canh tác nông nghiệp được nâng cao rõ rệt. Việc phát hành cuốn sách Nongsajik seol (Nông sự trực thuyết) và sự hướng dẫn mang tính phổ cập rộng rãi đã nâng cao sản lượng rõ rệt. Đặc biệt, kỹ thuật trồng lúa trên ruộng nước cũng đã được áp dụng ở phía Nam Joseon; cách trồng lúa theo phương pháp “di ương pháp”, tức gieo mạ xong rồi đem ra cấy ở ngoài ruộng đã được tiến hành. Nhờ có kỹ thuật canh tác mới, sản lượng lượng thực tăng đã khiến cho thu nhập của nông dân tăng lên, cuộc sống no đủ. Theo đó, thương nghiệp cũng phát triển. Chợ ở các địa phương do nông dân lập ra và thường họp theo phiên, 5 ngày một phiên. Sản phẩm hàng hoá chủ yếu là tự cung tự cấp như các loại sản phẩm nông nghiệp, thủ công, hải sản, dược liệu, vải bông... Sau đó, họ tập trung lại và tổ chức thành những phường hội. Cuối năm 1401, tiền giấy đã xuất hiện; năm 1423, tiền xu bằng đồng được lưu hành; năm 1464, tiền sắt cũng được tung ra thị trường. Những loại tiền này chủ yếu phục vụ cho việc thu thuế của nhà nước được thuận lợi. Còn trong xã hội, phương thức mua bán vẫn chủ yếu dùng vải gai làm vật trao đổi. Sau này, vải bông đã thay thế vải gai, không những có chức năng trao đổi mà còn dùng để may quan phục phục vụ triều đình. Từ thế kỷ XVII, thương mại Joseon phát triển với quy mô lớn hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn và quan hệ buôn bán giữa Joseon với Trung Quốc, Nhật Bản bằng đường biển đã nhộn nhịp. Chính vì vậy, công nghiệp đóng tàu thời kỳ này cũng phát triển theo. Cũng từ thế kỷ XVII trở đi, kỹ thuật nông nghiệp ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể. Kỹ thuật gieo cấy tăng vụ đã khiến cho năng suất sản lượng ngày càng cao. Công tác thuỷ lợi phục vụ cho tăng vụ cũng được phát triển mạnh. Năm 1662, cơ quan phụ trách đê điều được thành lập. Năm 1778, một công trình tưới tiêu lớn đã được lập dự án và tới cuối thế kỷ XVIII, 6000 hồ chứa nước phục vụ cho gieo trồng hai vụ đã hoàn thành. Ngoài nghề trồng lúa, các ngành gieo trồng sản phẩm khác cũng được nhà nước khuyến khích phát triển, đặc biệt là nhân sâm, thuốc lá, bông... Trong xã hội Joseon, nhìn chung, về cơ bản có 4 giai tầng: Yangban, Chungmin, Yangmin và Cheonmin. Yangban là tầng lớp quý tộc, không những giàu có về vật chất mà còn nắm quyền lãnh đạo ở trung ương và địa phương. Ở triều đình, Yangban là những văn quan và võ quan. So với thời Shilla và Goryeo, Yangban Joseon giàu có và có thế lực mạnh hơn, được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Tuy nhiên, Yangban Joseon không phải là tầng lớp duy nhất nắm giữ đặc quyền lãnh đạo mà hệ thống thi cử, tiến cử quan lại mở rộng và đều đặn đã giảm thiểu tính độc quyền của họ. Dưới Yangban là Chungmin (tầng lớp trung lưu), bao gồm các quan lại cấp dưới ở địa phương, các thày đồ, thày thuốc, phiên dịch... Dưới Chungmin là Yangmin (thường dân), bao gồm nông dân, thợ thủ công, các nhà buôn bán... Dưới cùng là Choenmin (tiện dân), bao gồm nô tỳ và gia nhân... Trong xã hội Joseon, mọi nghi lễ, nghi thức đều dựa trên nguyên tắc của Tân Khổng giáo. Những quy định ngặt nghèo của Nho giáo càng được đẩy lên cao hơn, thậm chí tới mức cực đoan. Cùng theo tam cương, ngũ luân, nhưng Tân Khổng giáo Joseon nghiêng lệch về vế thứ hai: bề tôi phải tuyệt đối trung thành với nhà vua, con phải thờ cha mẹ chí hiếu, vợ phải nhất nhất phục tùng chồng, em phải luôn tuân theo huynh trưởng, bạn bè phải tuyệt đối giữ chữ tín. Trong đời người, 4 nghi lễ quan trọng phải thực hiện nghiêm chỉnh, đó là quan, hôn, tang tế (tức nghi lễ đội mũ, hôn nhân, tang ma, thờ cúng tổ tiên).
Trả lời
Trong xã hội Joseon, nông nghiệp là cơ sở kinh tế quan trọng nhất. Việc tăng cường sức sản xuất nông nghiệp được chú trọng, nhà nước đặc biệt quan tâm và triển khai việc khai hoang, cải tạo mở rộng đất nông nghiệp, nâng cao kỹ thuật nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng. Từ thế kỷ XV trở đi, nhất là vào thời vua Sejong (Thế Tông) trị vì (1418 – 1450), kỹ thuật canh tác nông nghiệp được nâng cao rõ rệt. Việc phát hành cuốn sách Nongsajik seol (Nông sự trực thuyết) và sự hướng dẫn mang tính phổ cập rộng rãi đã nâng cao sản lượng rõ rệt. Đặc biệt, kỹ thuật trồng lúa trên ruộng nước cũng đã được áp dụng ở phía Nam Joseon; cách trồng lúa theo phương pháp “di ương pháp”, tức gieo mạ xong rồi đem ra cấy ở ngoài ruộng đã được tiến hành. Nhờ có kỹ thuật canh tác mới, sản lượng lượng thực tăng đã khiến cho thu nhập của nông dân tăng lên, cuộc sống no đủ. Theo đó, thương nghiệp cũng phát triển. Chợ ở các địa phương do nông dân lập ra và thường họp theo phiên, 5 ngày một phiên. Sản phẩm hàng hoá chủ yếu là tự cung tự cấp như các loại sản phẩm nông nghiệp, thủ công, hải sản, dược liệu, vải bông... Sau đó, họ tập trung lại và tổ chức thành những phường hội. Cuối năm 1401, tiền giấy đã xuất hiện; năm 1423, tiền xu bằng đồng được lưu hành; năm 1464, tiền sắt cũng được tung ra thị trường. Những loại tiền này chủ yếu phục vụ cho việc thu thuế của nhà nước được thuận lợi. Còn trong xã hội, phương thức mua bán vẫn chủ yếu dùng vải gai làm vật trao đổi. Sau này, vải bông đã thay thế vải gai, không những có chức năng trao đổi mà còn dùng để may quan phục phục vụ triều đình. Từ thế kỷ XVII, thương mại Joseon phát triển với quy mô lớn hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn và quan hệ buôn bán giữa Joseon với Trung Quốc, Nhật Bản bằng đường biển đã nhộn nhịp. Chính vì vậy, công nghiệp đóng tàu thời kỳ này cũng phát triển theo. Cũng từ thế kỷ XVII trở đi, kỹ thuật nông nghiệp ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể. Kỹ thuật gieo cấy tăng vụ đã khiến cho năng suất sản lượng ngày càng cao. Công tác thuỷ lợi phục vụ cho tăng vụ cũng được phát triển mạnh. Năm 1662, cơ quan phụ trách đê điều được thành lập. Năm 1778, một công trình tưới tiêu lớn đã được lập dự án và tới cuối thế kỷ XVIII, 6000 hồ chứa nước phục vụ cho gieo trồng hai vụ đã hoàn thành. Ngoài nghề trồng lúa, các ngành gieo trồng sản phẩm khác cũng được nhà nước khuyến khích phát triển, đặc biệt là nhân sâm, thuốc lá, bông... Trong xã hội Joseon, nhìn chung, về cơ bản có 4 giai tầng: Yangban, Chungmin, Yangmin và Cheonmin. Yangban là tầng lớp quý tộc, không những giàu có về vật chất mà còn nắm quyền lãnh đạo ở trung ương và địa phương. Ở triều đình, Yangban là những văn quan và võ quan. So với thời Shilla và Goryeo, Yangban Joseon giàu có và có thế lực mạnh hơn, được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Tuy nhiên, Yangban Joseon không phải là tầng lớp duy nhất nắm giữ đặc quyền lãnh đạo mà hệ thống thi cử, tiến cử quan lại mở rộng và đều đặn đã giảm thiểu tính độc quyền của họ. Dưới Yangban là Chungmin (tầng lớp trung lưu), bao gồm các quan lại cấp dưới ở địa phương, các thày đồ, thày thuốc, phiên dịch... Dưới Chungmin là Yangmin (thường dân), bao gồm nông dân, thợ thủ công, các nhà buôn bán... Dưới cùng là Choenmin (tiện dân), bao gồm nô tỳ và gia nhân... Trong xã hội Joseon, mọi nghi lễ, nghi thức đều dựa trên nguyên tắc của Tân Khổng giáo. Những quy định ngặt nghèo của Nho giáo càng được đẩy lên cao hơn, thậm chí tới mức cực đoan. Cùng theo tam cương, ngũ luân, nhưng Tân Khổng giáo Joseon nghiêng lệch về vế thứ hai: bề tôi phải tuyệt đối trung thành với nhà vua, con phải thờ cha mẹ chí hiếu, vợ phải nhất nhất phục tùng chồng, em phải luôn tuân theo huynh trưởng, bạn bè phải tuyệt đối giữ chữ tín. Trong đời người, 4 nghi lễ quan trọng phải thực hiện nghiêm chỉnh, đó là quan, hôn, tang tế (tức nghi lễ đội mũ, hôn nhân, tang ma, thờ cúng tổ tiên).