Khi có chiến tranh xảy ra, tiền gửi trong ngân hàng có bị xung công?

  1. Luật pháp

Gần đây thế giới "căng thẳng", nguy cơ chiến tranh lan rộng trở nên hiện hữu hơn. Trong lúc trà dư tửu hậu với đám bạn, mình có được chia sẻ là: "Nếu đất nước xảy ra chiến tranh, thì tiền gửi trong bank sẽ được xung công để tạo nguồn lực cho quốc gia. Khi đó thanh niên trai tráng còn được tổng động viên để lên đường nhập ngũ, đánh giặc."

Mình thấy đó cũng là những điều hợp lý. Mình mà là người đứng đầu quốc gia thì còn "động viên" mạnh hơn nữa. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

Mình muốn hỏi và các quy định này có thể tìm hiểu ở đâu, nằm ở luật nào điều nào, ngoài 2 ý trên thì còn có những nội dung nào khác để nghiên cứu trước?

Từ khóa: 

bóng ma chiến tranh

,

luật pháp

Căn cứ pháp lý mà bác Hưng đang yêu cầu là Luật Quốc Phòng 2018, cụ thể là tại Điều 11 Động viên quốc phòng: 

  1. Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địaphương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
  2. Nhiệm vụ động viên quốcphòng bao gồm:
    1. Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho quốc phòng;
    2. Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;
    3. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng và mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ;
    4. Động viên công nghiệp;
    5. Chuyển tổ chức, hoạt động của các Bộ, ngành trung ương, địa phương từ thời bình sang thờichiến;
    6. Thực hiệnnhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
  3. Việc tổ chức xây dựng kế hoạchvà biện pháp thực hiện động viên quốc phòng theo quy định của Chính phủ.

Bình thường khi xảy ra thời chiến, chính phủ thời chiến sẽ được thành lập đi cùng là bộ quy định pháp lý cho thời chiến, vậy nên thứ ít có giá trị nhất thời chiến chính là tiền, bất động sản. Vàng không gửi bank là thứ tài sản duy nhất gần như có giá trị. Tuy nhiên cũng phải phân biệt giữa cấp độ thời chiến như thế nào. 
Chẳng hạn như Nga đang áp dụng chiến dịch đặc biệt tại Ukraina. Đây mới là cấp độ chiến dịch trong các cấp độ chiến tranh của Nga, thậm chí còn thấp hơn cấp độ người Nga thực hiện tại Syria (chiến dịch chống khủng bố), và Nga vừa nâng cấp chiến dịch tại Ukraina lên chiến dịch chống khủng bố. Cấp độ cao hơn nữa là sẽ chiến dịch phòng thủ, sau đó là chiến tranh cục bộ và tổng động viên cho chiến tranh toàn diện.

Trả lời

Căn cứ pháp lý mà bác Hưng đang yêu cầu là Luật Quốc Phòng 2018, cụ thể là tại Điều 11 Động viên quốc phòng: 

  1. Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước hoặc một số địaphương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
  2. Nhiệm vụ động viên quốcphòng bao gồm:
    1. Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho quốc phòng;
    2. Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;
    3. Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng và mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ;
    4. Động viên công nghiệp;
    5. Chuyển tổ chức, hoạt động của các Bộ, ngành trung ương, địa phương từ thời bình sang thờichiến;
    6. Thực hiệnnhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
  3. Việc tổ chức xây dựng kế hoạchvà biện pháp thực hiện động viên quốc phòng theo quy định của Chính phủ.

Bình thường khi xảy ra thời chiến, chính phủ thời chiến sẽ được thành lập đi cùng là bộ quy định pháp lý cho thời chiến, vậy nên thứ ít có giá trị nhất thời chiến chính là tiền, bất động sản. Vàng không gửi bank là thứ tài sản duy nhất gần như có giá trị. Tuy nhiên cũng phải phân biệt giữa cấp độ thời chiến như thế nào. 
Chẳng hạn như Nga đang áp dụng chiến dịch đặc biệt tại Ukraina. Đây mới là cấp độ chiến dịch trong các cấp độ chiến tranh của Nga, thậm chí còn thấp hơn cấp độ người Nga thực hiện tại Syria (chiến dịch chống khủng bố), và Nga vừa nâng cấp chiến dịch tại Ukraina lên chiến dịch chống khủng bố. Cấp độ cao hơn nữa là sẽ chiến dịch phòng thủ, sau đó là chiến tranh cục bộ và tổng động viên cho chiến tranh toàn diện.

Mình không biết câu trả lời nhưng mà câu hỏi này hay quá. Mình cũng muốn thắc mắc như vậy luôn.