Khởi nghiệp cần nhất điều gì?

  1. Khởi nghiệp

Mình nghĩ đầu tiên là tiền, đúng không nhỉ?

Từ khóa: 

khởi nghiệp

Với mình, 3 điều quan trọng nhất là:

1. Tinh thần cộng tác: đây là tinh thần xuyên suốt trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, bởi người doanh nhân khởi nghiệp cần rất nhiều nguồn lực từ mọi người xung quanh (người đồng khởi nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia, khách hàng) để có thể vận hành doanh nghiệp. Cái bẫy lớn khi khởi nghiệp chính là người doanh nhân để cái tôi của mình vượt lên trên mọi người, thậm chí trên cả lợi ích của tổ chức. Tinh thần cộng tác không gì khác ngoài việc dẹp bỏ cái tôi cá nhân để có thể cống hiến một cách không vụ lợi cho sự phát triển của tổ chức.

2. Tinh thần lãnh đạo: đây là tinh thần cần phải có khi người doanh nhân bắt đầu xây dựng đội ngũ nhân sự và chuyên môn hóa doanh nghiệp. Thông thường, phần lớn thời gian doanh nhân làm việc ở chế độ quản lý (management mode) để giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động đúng quy trình. Tuy nhiên để nâng tầm doanh nghiệp, người doanh nhân cần dành nhiều thời gian hơn ở chế độ phát triển (developing mode), đây chính là lúc doanh nhân cần phát huy tinh thần lãnh đạo. Người doanh nhân có tinh thần lãnh đạo tốt là người xây dựng được tầm nhìn & kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp, họ đồng thời giữ vững được lập trường trước những thử thách và có khả năng truyền tải tầm nhìn của mình cho tổ chức.

3. Tinh thần cố vấn: để mở rộng quy mô doanh nghiệp, cần thiết phải xây dựng những thế hệ lãnh đạo kế cận. Quá trình xây dựng đội ngũ kế cận đó rất cần việc phát huy tối đa tinh thần cố vấn. Đứng trên vai trò người cố vấn, họ không đơn thuần chỉ dành chất xám (định hướng), mà còn là thời gian, tiền bạc và những nguồn lực họ có trong tay để giúp đỡ, cùng làm việc, từ đó nâng tầm lãnh đạo tiềm năng trong tổ chức. Ở chiều ngược lại, bản thân người doanh nhân khởi nghiệp cũng cần phải tìm cho mình một người cố vấn phù hợp, đồng thời hết mình làm việc, cam kết tuyệt đối để trở thành người học trò giỏi nhất trong đội ngũ của người cố vấn. “Không thầy đố mày làm nên” là như vậy.

Trả lời

Với mình, 3 điều quan trọng nhất là:

1. Tinh thần cộng tác: đây là tinh thần xuyên suốt trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, bởi người doanh nhân khởi nghiệp cần rất nhiều nguồn lực từ mọi người xung quanh (người đồng khởi nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia, khách hàng) để có thể vận hành doanh nghiệp. Cái bẫy lớn khi khởi nghiệp chính là người doanh nhân để cái tôi của mình vượt lên trên mọi người, thậm chí trên cả lợi ích của tổ chức. Tinh thần cộng tác không gì khác ngoài việc dẹp bỏ cái tôi cá nhân để có thể cống hiến một cách không vụ lợi cho sự phát triển của tổ chức.

2. Tinh thần lãnh đạo: đây là tinh thần cần phải có khi người doanh nhân bắt đầu xây dựng đội ngũ nhân sự và chuyên môn hóa doanh nghiệp. Thông thường, phần lớn thời gian doanh nhân làm việc ở chế độ quản lý (management mode) để giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động đúng quy trình. Tuy nhiên để nâng tầm doanh nghiệp, người doanh nhân cần dành nhiều thời gian hơn ở chế độ phát triển (developing mode), đây chính là lúc doanh nhân cần phát huy tinh thần lãnh đạo. Người doanh nhân có tinh thần lãnh đạo tốt là người xây dựng được tầm nhìn & kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của doanh nghiệp, họ đồng thời giữ vững được lập trường trước những thử thách và có khả năng truyền tải tầm nhìn của mình cho tổ chức.

3. Tinh thần cố vấn: để mở rộng quy mô doanh nghiệp, cần thiết phải xây dựng những thế hệ lãnh đạo kế cận. Quá trình xây dựng đội ngũ kế cận đó rất cần việc phát huy tối đa tinh thần cố vấn. Đứng trên vai trò người cố vấn, họ không đơn thuần chỉ dành chất xám (định hướng), mà còn là thời gian, tiền bạc và những nguồn lực họ có trong tay để giúp đỡ, cùng làm việc, từ đó nâng tầm lãnh đạo tiềm năng trong tổ chức. Ở chiều ngược lại, bản thân người doanh nhân khởi nghiệp cũng cần phải tìm cho mình một người cố vấn phù hợp, đồng thời hết mình làm việc, cam kết tuyệt đối để trở thành người học trò giỏi nhất trong đội ngũ của người cố vấn. “Không thầy đố mày làm nên” là như vậy.

cái đầu và có tầm nhìn xa.

Khởi nghiệp điều đầu tiên là cần kiến thức, tầm nhìn về quản lý, thị trường, thời điểm. Nhưng điều quan trọng nhất là cơ hội.