Kim cương đốt có cháy không?

  1. Sinh vật cảnh

Kim cương tuy rất cứng và bền bỉ, nhưng xét cho cùng thì bản chất của loại đá quý này chính là carbon giống như than đá, vậy liệu đốt có cháy không?

Từ khóa: 

sinh vật cảnh

Ở áp suất không khí bình thường thì kim cương ko được ổn định như khi nó ở trong môi trường hình thành (áp suất cao). Nên nó sẽ hoàn toàn có thể cháy, theo mình nhớ là chưa đến 1000 độ C, và hiển nhiên phải có oxy. Mình còn nhớ là có đọc ở đâu nói, tại áp suất khí quyển và nhiệt độ khoảng 2000 độ C, kim cương sẽ chuyển thành than chì.

Trả lời

Ở áp suất không khí bình thường thì kim cương ko được ổn định như khi nó ở trong môi trường hình thành (áp suất cao). Nên nó sẽ hoàn toàn có thể cháy, theo mình nhớ là chưa đến 1000 độ C, và hiển nhiên phải có oxy. Mình còn nhớ là có đọc ở đâu nói, tại áp suất khí quyển và nhiệt độ khoảng 2000 độ C, kim cương sẽ chuyển thành than chì.

Rick Sachleben, một nhà hóa học và là thành viên của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho biết: "Bạn phải chuyển đổi "khối carbon rắn" đó thành dạng khí, để nó có thể phản ứng với không khí tạo thành lửa ".Để làm được điều đó, bạn cần rất nhiều nhiệt. Theo nhà vật lý Christopher Baird của Đại học West Texas A&M, trong không khí ở nhiệt độ phòng, kim cương cần nhiệt độ lên tới khoảng 1.652 độ F (900 độ C) để bốc cháy. Trong khi đó, một loại than dễ bay hơi bốc cháy ở khoảng 1.233 độ F (667 độ C) còn gỗ thì ở 572 độ F (300 độ C) hoặc ít hơn, tùy thuộc vào loại.Khi được nung nóng, một viên kim cương ban đầu sẽ phát sáng màu đỏ, sau đó có màu trắng. Nhiệt tạo ra phản ứng giữa bề mặt của kim cương và không khí, chuyển carbon thành carbon monoxide (CO) - một loại khí không màu và không mùi.Theo Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA), ngay cả khi không có oxy tinh khiết, kim cương vẫn có thể bị hư hại bởi ngọn lửa. Thông thường, một viên kim cương bị cháy trong nhà hoăc bị đốt bởi mỏ hàn sẽ không bị thiêu rụi hoàn toàn, thay vào đó sẽ bốc cháy trên bề mặt, khiến bề mặt chuyển sang màu trắng. Cắt bỏ những phần bị cháy sẽ để lộ một viên đá nhỏ hơn nhưng vẫn trong suốt, theo GIA.