Làm thế nào để bước chân vào nghề sự kiện và xin được việc tại một công ty về tổ chức sự kiện?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bất cứ ai cũng từng có khoảng thời gian chập chững vào nghề, dù là một Event Manager đầy kinh nghiệm hay một Event Executive năng động, tất cả cũng đã từng phải đặt câu hỏi tương tự như bạn. Các cụ xưa có câu ”Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vậy nên trước tiên, bạn cần xem xét kỹ bản thân mình để xác định bạn có những điểm mạnh, điểm yếu gì để phát huy và khắc phục cho phù hợp với công việc này. Chúng ta lấy tạm mô hình phân tích SWOT của marketing để bạn dễ hình dung nhé! 1. S – Strengths – Điểm mạnh: Bạn cần hệ thống được những điểm mạnh nào của mình phù hợp với nghề nghiệp. Ví dụ: năng động, khả năng tổ chức tốt, cẩn thận, giao tiếp tốt, đã tham gia hoạt động Đoàn Đội, v.v… Nếu bạn có những điều đó thì nên thể hiện với nhà tuyển dụng hoặc tập trung phát huy nó thường xuyên. Đừng coi thường những điều nhỏ như hoạt động Đoàn Đội hay bất kể hoạt động ngoại khóa nào mà bạn đã tham gia tổ chức, bởi chúng sẽ giúp bạn ghi điểm khi đi xin việc. Một câu chuyện vui như thế này: Lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc cho vị trí Event Executive, nhà tuyển dụng có hỏi tôi một câu hỏi rất quen thuộc: Em hãy giới thiệu về bản thân mình. Tôi trả lời rằng: “Về bản thân, em chỉ gói gọn lại trong 2 từ: Đam mê và Nhiệt. Bởi vì có “nhiệt” nên tôi không ngại làm những việc nhỏ nhất khi bắt đầu vào nghề, không ngại làm ngoài giờ trong mọi điều kiện thời tiết để hoàn thành tốt công việc. Và bởi vì có “đam mê” nên tôi tạo cho mình được định hướng rõ ràng, cũng như luôn tự gắn tinh thần trách nhiệm cao nhất với mỗi sự kiện. Đây cũng là vốn liếng duy nhất của tôi khi bước vào nghề tổ chức sự kiện! 2. W – Weaknesses – Điểm yếu: Thiếu kinh nghiệm là điểm yếu ai cũng dễ dàng nhận thấy khi bạn mới vào nghề. Nhưng bạn đừng lo lắng, bởi kinh nghiệm chỉ có khi được thực hành. Nếu như bất kỳ công ty nào cũng yêu cầu kinh nghiệm thì làm gì có đất cho các bạn làm? Hãy cứ thể hiện thật tốt tất cả những điểm mạnh mà bạn có để chúng làm lu mờ điểm yếu kia đi, cơ hội tìm việc của bạn sẽ tăng lên. Có thể bạn phản ứng hơi chậm, giao tiếp chưa tốt, không có mối quan hệ trong nghề, gi gỉ gì gi cái gì cũng thiếu… Vậy hãy tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi offline của cộng đồng những người cùng lĩnh vực để mở rộng mối quan hệ cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Bạn sẽ luôn tìm thấy những người sẵn sàng lắng nghe ý kiến và giải đáp mọi thắc mắc của mình. (Tham gia các talkshow của Backstage Event cũng là một gợi ý thú vị :D ) Có rất nhiều cách để khắc phục điểm yếu của bạn. Hãy luôn chủ động nhé! 3. O – opportunities – Cơ hội Có thể thấy rằng, các sự kiện ở VN diễn ra hàng ngày, và được nâng cấp dần cả về chất lượng lẫn quy mô. Để đáp ứng được điều đó, nó cần tới rất nhiều những nhân sự chuyên nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp của bạn có rất nhiều! Điều đặc biệt là khi đạt đến một level cao hơn, bạn sẽ hiểu nghề này đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo – thứ không có bất kỳ trường lớp nào dạy bạn được. Nếu bạn là người sáng tạo thì bạn đã có một giá trị nhất định cho công việc này rồi! 4. T - Threats - Thách thức Một số thách thức mà bạn có thể nhận thấy ngay, đó là: - Sự cạnh tranh trong nghề ngày càng khốc liệt, bởi chất lượng các event luôn đòi hỏi sự đổi mới và đầu tư chất xám nhiều hơn; - Nghề event là một trong những nghề đòi hỏi bạn có nhiều mối quan hệ rộng rãi… Tuy nhiên, những thách thức này bạn hoàn toàn có thể vượt qua được nếu chuyên tâm với nghề, cố gắng để vững vàng về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm. Dần dần, cơ hội để làm những sự kiện lớn và đẳng cấp sẽ tới. Ngoài ra, thách thức cũng đến từ nhiều những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, nhưng nó sẽ không phải là vấn đề quan trọng nếu như Event là điều gì đó đang chảy trong con người bạn. Tóm lại, nếu chưa có gì trong tay và muốn vào nghề, hãy tìm cách khơi lên nhiệt huyết trong bạn và hãy để đam mê dẫn đường: Tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội; Đừng ngại những việc nhỏ và quên đi những câu chuyện hào nhoáng mà người khác thêu dệt (bởi vì nghề này vô cùng cực khổ). Không ngừng chiến đấu và cháy hết mình, chắc chắn bạn sẽ có điều mình muốn.
Trả lời
Bất cứ ai cũng từng có khoảng thời gian chập chững vào nghề, dù là một Event Manager đầy kinh nghiệm hay một Event Executive năng động, tất cả cũng đã từng phải đặt câu hỏi tương tự như bạn. Các cụ xưa có câu ”Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vậy nên trước tiên, bạn cần xem xét kỹ bản thân mình để xác định bạn có những điểm mạnh, điểm yếu gì để phát huy và khắc phục cho phù hợp với công việc này. Chúng ta lấy tạm mô hình phân tích SWOT của marketing để bạn dễ hình dung nhé! 1. S – Strengths – Điểm mạnh: Bạn cần hệ thống được những điểm mạnh nào của mình phù hợp với nghề nghiệp. Ví dụ: năng động, khả năng tổ chức tốt, cẩn thận, giao tiếp tốt, đã tham gia hoạt động Đoàn Đội, v.v… Nếu bạn có những điều đó thì nên thể hiện với nhà tuyển dụng hoặc tập trung phát huy nó thường xuyên. Đừng coi thường những điều nhỏ như hoạt động Đoàn Đội hay bất kể hoạt động ngoại khóa nào mà bạn đã tham gia tổ chức, bởi chúng sẽ giúp bạn ghi điểm khi đi xin việc. Một câu chuyện vui như thế này: Lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc cho vị trí Event Executive, nhà tuyển dụng có hỏi tôi một câu hỏi rất quen thuộc: Em hãy giới thiệu về bản thân mình. Tôi trả lời rằng: “Về bản thân, em chỉ gói gọn lại trong 2 từ: Đam mê và Nhiệt. Bởi vì có “nhiệt” nên tôi không ngại làm những việc nhỏ nhất khi bắt đầu vào nghề, không ngại làm ngoài giờ trong mọi điều kiện thời tiết để hoàn thành tốt công việc. Và bởi vì có “đam mê” nên tôi tạo cho mình được định hướng rõ ràng, cũng như luôn tự gắn tinh thần trách nhiệm cao nhất với mỗi sự kiện. Đây cũng là vốn liếng duy nhất của tôi khi bước vào nghề tổ chức sự kiện! 2. W – Weaknesses – Điểm yếu: Thiếu kinh nghiệm là điểm yếu ai cũng dễ dàng nhận thấy khi bạn mới vào nghề. Nhưng bạn đừng lo lắng, bởi kinh nghiệm chỉ có khi được thực hành. Nếu như bất kỳ công ty nào cũng yêu cầu kinh nghiệm thì làm gì có đất cho các bạn làm? Hãy cứ thể hiện thật tốt tất cả những điểm mạnh mà bạn có để chúng làm lu mờ điểm yếu kia đi, cơ hội tìm việc của bạn sẽ tăng lên. Có thể bạn phản ứng hơi chậm, giao tiếp chưa tốt, không có mối quan hệ trong nghề, gi gỉ gì gi cái gì cũng thiếu… Vậy hãy tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi offline của cộng đồng những người cùng lĩnh vực để mở rộng mối quan hệ cũng như học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Bạn sẽ luôn tìm thấy những người sẵn sàng lắng nghe ý kiến và giải đáp mọi thắc mắc của mình. (Tham gia các talkshow của Backstage Event cũng là một gợi ý thú vị :D ) Có rất nhiều cách để khắc phục điểm yếu của bạn. Hãy luôn chủ động nhé! 3. O – opportunities – Cơ hội Có thể thấy rằng, các sự kiện ở VN diễn ra hàng ngày, và được nâng cấp dần cả về chất lượng lẫn quy mô. Để đáp ứng được điều đó, nó cần tới rất nhiều những nhân sự chuyên nghiệp. Cơ hội nghề nghiệp của bạn có rất nhiều! Điều đặc biệt là khi đạt đến một level cao hơn, bạn sẽ hiểu nghề này đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo – thứ không có bất kỳ trường lớp nào dạy bạn được. Nếu bạn là người sáng tạo thì bạn đã có một giá trị nhất định cho công việc này rồi! 4. T - Threats - Thách thức Một số thách thức mà bạn có thể nhận thấy ngay, đó là: - Sự cạnh tranh trong nghề ngày càng khốc liệt, bởi chất lượng các event luôn đòi hỏi sự đổi mới và đầu tư chất xám nhiều hơn; - Nghề event là một trong những nghề đòi hỏi bạn có nhiều mối quan hệ rộng rãi… Tuy nhiên, những thách thức này bạn hoàn toàn có thể vượt qua được nếu chuyên tâm với nghề, cố gắng để vững vàng về chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm. Dần dần, cơ hội để làm những sự kiện lớn và đẳng cấp sẽ tới. Ngoài ra, thách thức cũng đến từ nhiều những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, nhưng nó sẽ không phải là vấn đề quan trọng nếu như Event là điều gì đó đang chảy trong con người bạn. Tóm lại, nếu chưa có gì trong tay và muốn vào nghề, hãy tìm cách khơi lên nhiệt huyết trong bạn và hãy để đam mê dẫn đường: Tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội; Đừng ngại những việc nhỏ và quên đi những câu chuyện hào nhoáng mà người khác thêu dệt (bởi vì nghề này vô cùng cực khổ). Không ngừng chiến đấu và cháy hết mình, chắc chắn bạn sẽ có điều mình muốn.