Trình bày vai trò của tư bản bất biến và tư bản khả biến ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tư bản khả biến có thể tạo ra sự biến đổi về giá trị. Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến dựa trên một số tiêu chí sau:

Thứ nhất: Về định nghĩa tư bản bất biến và tư bản khả biến

+ Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, và lượng giá trị của chúng không đổi so với trước khi đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c.

+ Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C. Mác gọi là tư bản khả biến, và ký hiệu là v.

Thứ hai: Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.

Trả lời
Tư bản khả biến có thể tạo ra sự biến đổi về giá trị. Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến dựa trên một số tiêu chí sau:

Thứ nhất: Về định nghĩa tư bản bất biến và tư bản khả biến

+ Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, và lượng giá trị của chúng không đổi so với trước khi đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c.

+ Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C. Mác gọi là tư bản khả biến, và ký hiệu là v.

Thứ hai: Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản bất biến (c) và tư bản khả biến (v) là dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.

Vai trò của bất biến và khả biến

A, Tư bản bất biến : Là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, không đổi về lượng trong quá trình sản xuất. -Đặc điểm : Gía trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên từng phần hoặc toàn bộ sản phẩm nhờ lao động cụ thể của công nhân. - Vai trò :Là điều kiện không thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, là điều liện để nâng cao năng xuất lao động. B, Tư bản khả biến: Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà giá trị của nó tăng lên trong quá trình sản xuất. -Đặc điểm : Đi vào tiêu dùng, thông qua lao động tạo ra giá trị mới - Vai trò : Là vai trò quyết định trong quá trình sinh ra giá trị thặng dư,là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư.