Làn sóng văn hóa Hàn Quốc là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hàn lưu hay Hallyu, có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21. Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay làn sóng Hàn Quốc thông qua K-pop và phim truyền hình đang lan tỏa khắp châu Á. Sự lan rộng và yêu thích của Hàn lưu trên khắp toàn cầu là niềm tự hào của người Hàn Quốc. Tuy nhiên Hàn lưu cảnh báo chứa đựng nội hàm về chủ nghĩa dân tộc văn hóa. Đây là quyền lực mềm của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới, làn sóng Hàn bắt đầu với việc xuất khẩu các sản phẩm phim truyền hình như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông và Nàng Dae Jang Geum khắp Đông và Đông Nam Á. Sự thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo sự nổi tiếng của phim nhựa, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (gọi tắt Kpop), Ẩm thực Triều Tiên và Tiếng Triều Tiên. Từ "Hàn lưu" giờ cũng ám chỉ nền kinh tế đang lên của Hàn Quốc và sự nổi lên của các tập đoàn đa quốc gia đến từ đất nước này như Samsung, LG và Hyundai. Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã có kế hoạch đẩy mạnh làn sóng Hàn Quốc thứ nhất theo đó Hàn Quốc tập trung nhấn mạnh việc phát triển văn hóa truyền thống, theo kế hoạch thứ hai thì nhắm đến 3 mục tiêu K-Arts (nghệ thuật Hàn Quốc), ba lê và học viện âm nhạc. Để thực hiện họ đã tài trợ một quỹ trị giá khoảng 12 tỷ won được lập ra để hỗ trợ phát triển âm nhạc dân tộc truyền thống. Chính phủ Hàn Quốc từng dự kiến sẽ chi 54,4 tỷ won cho các dự án và Bộ Văn hóa sẽ hỗ trợ những sản phẩm của chương trình văn hóa mới, đào tạo các chuyên gia có thể dẫn dắt các ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật, tức kết nối nghệ thuật và văn hóa với ngành công nghiệp và kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi văn hóa ra nước ngoài để củng cố vững chắc làn sóng Hàn Quốc.
Trả lời
Hàn lưu hay Hallyu, có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ 21. Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay làn sóng Hàn Quốc thông qua K-pop và phim truyền hình đang lan tỏa khắp châu Á. Sự lan rộng và yêu thích của Hàn lưu trên khắp toàn cầu là niềm tự hào của người Hàn Quốc. Tuy nhiên Hàn lưu cảnh báo chứa đựng nội hàm về chủ nghĩa dân tộc văn hóa. Đây là quyền lực mềm của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới, làn sóng Hàn bắt đầu với việc xuất khẩu các sản phẩm phim truyền hình như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông và Nàng Dae Jang Geum khắp Đông và Đông Nam Á. Sự thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo sự nổi tiếng của phim nhựa, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (gọi tắt Kpop), Ẩm thực Triều Tiên và Tiếng Triều Tiên. Từ "Hàn lưu" giờ cũng ám chỉ nền kinh tế đang lên của Hàn Quốc và sự nổi lên của các tập đoàn đa quốc gia đến từ đất nước này như Samsung, LG và Hyundai. Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã có kế hoạch đẩy mạnh làn sóng Hàn Quốc thứ nhất theo đó Hàn Quốc tập trung nhấn mạnh việc phát triển văn hóa truyền thống, theo kế hoạch thứ hai thì nhắm đến 3 mục tiêu K-Arts (nghệ thuật Hàn Quốc), ba lê và học viện âm nhạc. Để thực hiện họ đã tài trợ một quỹ trị giá khoảng 12 tỷ won được lập ra để hỗ trợ phát triển âm nhạc dân tộc truyền thống. Chính phủ Hàn Quốc từng dự kiến sẽ chi 54,4 tỷ won cho các dự án và Bộ Văn hóa sẽ hỗ trợ những sản phẩm của chương trình văn hóa mới, đào tạo các chuyên gia có thể dẫn dắt các ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật, tức kết nối nghệ thuật và văn hóa với ngành công nghiệp và kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi văn hóa ra nước ngoài để củng cố vững chắc làn sóng Hàn Quốc.