Làng xóm có nguồn gốc từ đâu?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo lịch sử thì nguồn gốc làng xóm của ta khá rõ rệt. Sau khi Lang Liêu được vua Hùng Vương thứ ba truyền ngôi cho, hai mươi mốt người anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố. Về sau họ thường tranh nhau làm trưởng, người nào cũng dựng hàng rào gỗ (mộc sách) để che trở; bởi vậy có tên là sách, là trại là trang bắt đầu từ đấy Khúc hạo làm tiết độ sứ (907 – 917) Giao Châu chia đất ra lộ, phủ, châu, xã. Rất có thể danh từ xã được đặt ra từ trước nữa. Triều lý và triều Trần, đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chính vẫn được mệnh danh là xã. Triều Lê trong các sổ sách công văn làng được phân biệt gọi là xã, thôn, trang, động, sách, trại, sở, phường, và vạn. Trang, động, sách, trại là những xóm làng tiếp giáp rừng núi hoặc ở nơi sâu thẳm trong rừng núi. Vạn là những xóm làng ở ven sông ven biển, chuyên nghề chài lưới. Phường là khu các nhà cùng làm một nghề ở quy tụ với nhau. Triều Nguyễn từ đời Minh Mệnh về sau trong sổ sách và công văn, tất cả đều gọi là xã, mộc triên đồng triện của lý trưởng đều khắc chữ xã.
Trả lời
Theo lịch sử thì nguồn gốc làng xóm của ta khá rõ rệt. Sau khi Lang Liêu được vua Hùng Vương thứ ba truyền ngôi cho, hai mươi mốt người anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố. Về sau họ thường tranh nhau làm trưởng, người nào cũng dựng hàng rào gỗ (mộc sách) để che trở; bởi vậy có tên là sách, là trại là trang bắt đầu từ đấy Khúc hạo làm tiết độ sứ (907 – 917) Giao Châu chia đất ra lộ, phủ, châu, xã. Rất có thể danh từ xã được đặt ra từ trước nữa. Triều lý và triều Trần, đơn vị khởi điểm của tổ chức hành chính vẫn được mệnh danh là xã. Triều Lê trong các sổ sách công văn làng được phân biệt gọi là xã, thôn, trang, động, sách, trại, sở, phường, và vạn. Trang, động, sách, trại là những xóm làng tiếp giáp rừng núi hoặc ở nơi sâu thẳm trong rừng núi. Vạn là những xóm làng ở ven sông ven biển, chuyên nghề chài lưới. Phường là khu các nhà cùng làm một nghề ở quy tụ với nhau. Triều Nguyễn từ đời Minh Mệnh về sau trong sổ sách và công văn, tất cả đều gọi là xã, mộc triên đồng triện của lý trưởng đều khắc chữ xã.