Lãnh Mỹ A - huyền thoại xứ lụa Tân Châu

  1. Văn hóa

lanh-my-a-1-1

"Núi nào cao bằng núi ông Két

Lụa nào đẹp bằng lụa Tân Châu"

Làng Tân Châu, An Giang, gần biên giới Campuchia được biết đến với nghề dệt lụa lãnh lâu năm. Được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại tơ tằm", Lãnh Mỹ A vốn là niềm tự hào của xứ lụa Tân Châu từu những năm đầu thế kỷ XX. Khi người Pháp đặt chân đến Nam Kỳ, họ đã chọn Tân Châu để làm nơi dệt lụa nhờ chất đất màu mỡ, giàu có, nơi có những cánh đồng dâu tằm tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng dâu tằm (chăn nuôi tằm). Vào thời hoàng kim của mình, Lãnh Mỹ A chỉ dành cho những quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang, quyền quý. Lãnh được dệt từ chất tơ hảo hạng vùng cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) và được nhuộm bằng mủ trái mặc nưa (Diospyros mollis), được đánh giá là những kết tinh tinh túy của thiên nhiên. Nhờ quy trình dệt, nhuộm phức tạp lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, Lãnh Mỹ A đến nay vẫn là giữ được chất lượng. 

Để làm ra được một cây lụa lãnh, những người thợ thủ công xứ Tân Châu phải vất vả dày công tự tay trồng nuôi dâu tằm, dệt và nhuộm. Lãnh Mỹ A đẹp có bề mặt trơn mướt và đen bóng, sáng dần theo thời gian. Khi mặc, chúng ta có thể cảm nhận được sự tinh tế của lụa và mùi thơm đặc trưngcủa trái mặc nưa. Theo lời đồn, mặc vào mùa hè thì sẽ mát, mặc mùa đông thì ấm. Đặc biệt, khi sờ vào có cảm giác hiệu ứng của da, giấy và lụa trên cùng một bề mặt. Do đó, nó được gọi là lụa lãnh.

Mỗi khổ vải 90m bao gồm 12.550 sợi dọc. Lãnh được dệt theo phương pháp dệt satin 8 (phương pháp dệt khó nhất trong dệt tơ tằm). Người thợ phải có đôi mắt tinh tường đôi tay thật khéo léo để dệt nên cây lụa đều, đẹp như được làm từ một sợi tơ duy nhất. Lãnh sau đó sẽ được cho vào luộc để ra hết chất keo tằm rồi mới mang đi nhuộm. Xứ Tân Châu là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại cây mặc nưa. Nhựa của mặc nưa có màu xanh, để lâu sẽ chuyển thành màu đen, chính là màu đen huyền hoặc đặc trưng của Lãnh Mỹ A. Đôi tay của người thợ nhuộm lúc nào cũng có màu đen. Những tấm lãnh phải được nhuộm từ khi mặt trời chưa ló dạng để kịp phơi dưới ánh nắng tinh mơ. Lãnh được giặt xả xem kẽ trong dòng sông Hậu rồi lại phơi, lại nhuộm hơn 100 lần ròng rã. Cứ như vậy phải nhuộm ít nhất 6 “da”. Công đoạn nhuộm cũng nhiêu khê không kém bởi phải nhuộm ít nhất 6 "da". Mỗi lần "đập" vải (cho vỡ thớ sợi, dễ bám màu) tính là một "da". "Da" đầu tiên nhuộm rồi phơi, xả khoảng 30 lần trong gần 10 ngày. Da thứ hai, thứ ba cũng làm tương tự. Ba "da" đầu là để chất lượng vải tốt hơn, ba nước "da" cuối là làm cho vải đẹp hơn. Riêng da thứ sáu, miếng vải được đập kỹ, giặt bằng nước sông, phơi khô sau đó ủi lại. 

Đặc biệt trước khi "đập", người thợ thường dùng bó chổi xuể nhúng nước, vảy lên cuốn vải cho vải ẩm. Thợ nhuộm giỏi nghề phải biết coi chừng nhịp nước. Nước ít thì sau khi đập, vải không ăn mặc nưa. Nước dư thì lại hao mặc nưa nên "bỏ nước" thì phải chính xác. Trung bình 500m lãnh Mỹ A phải mất đến 4 tháng mới hoàn thành. Những lúc mưa dầm, nhuộm hoài không xong thì kéo dài hơn 4 tháng là bình thường. 

Vào những năm 1970, do thiếu nguồn cung cấp trái mặc nưa và sự lấn át của ni lông trên thị trường, nghề dệt lãnh ở Tân Châu gặp nhiều khó khăn để duy trì. "Xứ tầm tang" cả làng chỉ còn lác đác vài hộ giữ nghề, chỉ có một gia đình (Tám Lăng) làm công việc này. Gia đình ông Tám cũng từng không ít lần đóng khung dệt lãnh, chuyển sang nghề khác để cầm chừng.

Ngày nay tình hình đang dần được cải thiện. Nhờ mua lại và học hỏi những thành tựu kỹ thuật mới, tất cả các công đoạn được thực hiện bằng máy móc nhằm mục đích cải thiện chất lụa mềm hơn và tinh khiết hơn. Sản lượng tăng liên tục, nhiều trang phục được làm bằng lụa mềm mại, sang trọng, thanh lịch. Từ năm 2003, anh Trí (con trai của ông Tám) đã thêm 6 màu mới (nguồn gốc đều từ nguyên liệu tự nhiên): kem, xám, vàng, xanh, đỏ, hồng từ thực vật như lá Chà là, Máu rồng. Việc tạo ra 6 màu này là một công đoạn gần 10 năm bằng cách thử nghiệm màu sắc và học hỏi từ nhiều nơi khác.

  Loại vải này gần đây đã được trình diễn ứng dụng trong nhiều BST thời trang, đặc biệt là BST "Những kẻ mộng mơ" bao gồm hơn 100 mẫu được sản xuất từ Lãnh Mỹ A, được tạo ra bởi các nhà thiết kế trẻ với tầm nhìn quảng bá chất liệu lụa lãnh trong tương lai .

  Ngoài các buổi trình diễn tại địa phương, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nguyễn Công Trí đã đưa loại vải độc đáo này lên hàng đầu bằng cách giới thiệu những thiết kế sáng tạo của mình từ BST “No 9. Lụa” trong Tuần lễ thời trang thứ 16 của Tuần lễ thời trang Tokyo vừa qua.

Từ khóa: 

văn hóa