Lịch sử hình thành và phát triển của Kim Chi Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kim chi (Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa trong tiếng Triều Tiên thường được phát âm là chim-chae (Hangeul: 침채; chữ Hán: 沈菜), nghĩa là "rau củ ngâm". Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi (김치) không có gắn liền với chữ Hán gốc của nó. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay. Lịch sử hình thành và phát triển: Trong một thời kỳ dài, kimchi chỉ là món ăn bình thường được chế biến đơn giản, nguyên liệu chính là củ cải ngâm muối và không có ớt đỏ như ngày nay. Từ thế kỷ 12, người dân xứ Hàn bắt đầu bổ sung thêm các loại gia vị khác để hoàn thiện dần món ăn này. Tuy vậy mãi tới thế kỷ 18 thì ớt đỏ mới được thêm vào như thành phần chính để tạo nên món kim chi. Như vậy có thể thấy rằng, lịch sử hình thành phát triển kim chi đã trải qua hàng trăm năm, gắn liền với các triều đại phong kiến của Hàn Quốc. Qua mỗi thời kỳ lại trở nên đầy đủ và hấp dẫn hơn Trong thời Goryeo (918-1392) kim chi được thêm vào các thành phần như tỏi, nấm, củ cải lớn và loại bắp cải ngọt xuất xứ từ Trung Quốc (cải thảo). Và vị ngọt của kimchi cũng xuất hiện từ đây. Cũng vì vậy trong giai đoạn này, thay vì chỉ được lưu trữ dùng trong mùa đông, kimchi trở thành món ăn thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân HQ. Đến triều đại Joseon (1392-1910), món kim chi trở nên đa dạng hơn. Thay vì chỉ dùng muối người ta có thể bảo quản kim chi trong nước tương. Tính đến năm 1827, có đến 92 loại kim chi khác nhau hiện diện ở Hàn Quốc, trong số đó bao gồm cả những món độc đáo như cá lên men. Và tới thế kỷ 21 này số lượng các món được làm theo phương pháp ủ kim chi lên tới hơn 200. Phương pháp muối kim chi cải thảo đơn giản: • Bước 1: Cải thảo cắt bỏ phần cuống tròn của cải, chẻ cải ra làm đôi hoặc làm 4 phần, nhúng qua nước để khi rắc muối bám vào sẽ bám hơn. • Bước 2: Trong lúc đợi cải ngấm muối thì tiến hành làm cà rốt, củ cải, hành tây, hành lá bỏ vỏ và lá úa rửa sạch để ráo nước. • Bước 3 (làm sốt trộn kim chi): Cho bột nếp hoà với 1-1,2 lít nước khi đun quấy đều tay để bột không bị cháy) • Bước 4: Cà rốt, củ cải bào sợi khoảng 3cm, hành lá thái khúc 3cm đem trộn đều với sốt bên trên. • Bước 5: Cuộn tròn kim chi rồi xếp vào hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa (không nên nén kim chi đầy và chặt vì sau khi lên men, kim chi sẽ tiết ra nước)
Trả lời
Kim chi (Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xưa trong tiếng Triều Tiên thường được phát âm là chim-chae (Hangeul: 침채; chữ Hán: 沈菜), nghĩa là "rau củ ngâm". Tuy nhiên, do sự thay đổi về mặt phát âm, nên từ kim chi (김치) không có gắn liền với chữ Hán gốc của nó. Món ăn này được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay. Lịch sử hình thành và phát triển: Trong một thời kỳ dài, kimchi chỉ là món ăn bình thường được chế biến đơn giản, nguyên liệu chính là củ cải ngâm muối và không có ớt đỏ như ngày nay. Từ thế kỷ 12, người dân xứ Hàn bắt đầu bổ sung thêm các loại gia vị khác để hoàn thiện dần món ăn này. Tuy vậy mãi tới thế kỷ 18 thì ớt đỏ mới được thêm vào như thành phần chính để tạo nên món kim chi. Như vậy có thể thấy rằng, lịch sử hình thành phát triển kim chi đã trải qua hàng trăm năm, gắn liền với các triều đại phong kiến của Hàn Quốc. Qua mỗi thời kỳ lại trở nên đầy đủ và hấp dẫn hơn Trong thời Goryeo (918-1392) kim chi được thêm vào các thành phần như tỏi, nấm, củ cải lớn và loại bắp cải ngọt xuất xứ từ Trung Quốc (cải thảo). Và vị ngọt của kimchi cũng xuất hiện từ đây. Cũng vì vậy trong giai đoạn này, thay vì chỉ được lưu trữ dùng trong mùa đông, kimchi trở thành món ăn thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân HQ. Đến triều đại Joseon (1392-1910), món kim chi trở nên đa dạng hơn. Thay vì chỉ dùng muối người ta có thể bảo quản kim chi trong nước tương. Tính đến năm 1827, có đến 92 loại kim chi khác nhau hiện diện ở Hàn Quốc, trong số đó bao gồm cả những món độc đáo như cá lên men. Và tới thế kỷ 21 này số lượng các món được làm theo phương pháp ủ kim chi lên tới hơn 200. Phương pháp muối kim chi cải thảo đơn giản: • Bước 1: Cải thảo cắt bỏ phần cuống tròn của cải, chẻ cải ra làm đôi hoặc làm 4 phần, nhúng qua nước để khi rắc muối bám vào sẽ bám hơn. • Bước 2: Trong lúc đợi cải ngấm muối thì tiến hành làm cà rốt, củ cải, hành tây, hành lá bỏ vỏ và lá úa rửa sạch để ráo nước. • Bước 3 (làm sốt trộn kim chi): Cho bột nếp hoà với 1-1,2 lít nước khi đun quấy đều tay để bột không bị cháy) • Bước 4: Cà rốt, củ cải bào sợi khoảng 3cm, hành lá thái khúc 3cm đem trộn đều với sốt bên trên. • Bước 5: Cuộn tròn kim chi rồi xếp vào hộp thuỷ tinh hoặc hộp nhựa (không nên nén kim chi đầy và chặt vì sau khi lên men, kim chi sẽ tiết ra nước)