văn hóa Trung Quốc có những đặc trưng gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xét từ cội nguồn và biến đổi lịch sử của văn hóa Trung Hoa, chúng ta có thể thấy một số đặc trưng tiêu biểu như: 1. Nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa cổ xưa, có truyền thống lâu đời Văn hóa Trung Hoa là sự kết hợp cửa hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Văn hóa du mục phương Bắc được đặc trưng bởi tính “quốc tế”( được thể hiện trong mục tiêu cao nhất của người quân tử theo Nho giáo là “bình thiên hạ” ); tính “phi dân chủ” và hệ quả của nó là tư tưởng bá quyền, coi mình là trung tâm còn “tứ di” xung quanh đều là “nhược tiểu” và “bỉ lậu”; việc coi trọng chữ “dũng” (một trong ba đức tính mà người quân tử cần có là nhân – trí – dũng”; tính “nguyên tắc” (được thể hiện trong học thuyết “chính danh” : tất cả phải có tôn ti, tất cả phải làm việc theo đúng bổn phận của mình). Văn hóa nông nghiệp phương Nam được đặc trưng bởi: tính hài hòa (đặc tính chủ yếu của văn hóa nông nghiệp); tính “dân chủ” (thể hiện trong cách cư xử “trung dung” và “ngũ luân”: mối quan hệ bình đẳng vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh tốt, em nhường; bạn bè tin cậy); tính coi trọng văn hóa tinh thần, thể hiện nhiều trong Kinh Thi, trọng văn hơn trọng võ. Sự hòa trộn của hai nền văn hóa này trong thời Xuân Thu khiến tư tưởng của Khổn Tử bị xáo trộn, dẫn đến sự đối đầu trong hai nền văn hóa trong Nho giáo, làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Chính những mâu thuẫn nội tại này gây ra “tấn bi kịch” lớn nhất của Nho giáo: Nho giáo mà Khổng Tử tốn công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành công. “Thất bại” vì các bậc đế vương khi ấy có truyền thống “trọng võ”, quen với “pháp trị”, chuyên chế bằng vũ lực. Còn Khổng Tử lại nêu cao “trọng văn”, “dùng nhân trị”, thu phụ bằng nhân tâm. Do đó, sinh thời, Khổng Tử muốn làm quan nhưng hầu như không được ai dùng. “Thành công” bởi lẽ sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần sụp đổ, Hán Cao Tổ là Lưu Bang rút ra được một số kinh nghiệm, bớt đi phần hà khắc và biết trưng dụng trí thức. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo đã được đưa lên địa vị quốc giáo. Nho giáo tồn tạo suốt 2000 năm phong kiến của Trung Hoa, mặt khác, nó còn được truyền bá khắp Đông Á. Tên tuổi của Khổng Tử được cả thế giới biết đến. 2. Nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa trọng gia đình, huyết thống Đặc trưng này được lý giải từ sự hình thành gia đình và gia tộc đến quốc gia ở Trung Quốc. Quốc gia nô lệ ở Trung Quốc được xây dựng dựa trên quan hệ thị tộc huyết thống. Quốc gia chỉ thuộc về một người, một dòng họ. Đây là nhà nước tông pháp thị tộc, sở hữu ruộng đất tạo điều kiện cho đầu óc gia trưởng ra đời. Tư tưởng của nhà vui bó buộc sự tự do của các tư tưởng cá nhân. Điều kiện sản xuất nông nghiệp phải đối phó với nhiều khó khăn do thiên tai mang lại. Nhưng cũng chính điều đó gắn kết các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng lại với nhau. Ý thức gia trưởng buộc họ phải phục tùng theo đạo hiếu. Do đó, đạo hiếu trở thành hạt nhân của quan hệ gia đình. Nó buộc con cái phải phục tùng cha mẹ một cách tuyệt đối. Bên cạnh đó, trong khái niệm “quốc gia” thì “quốc” là nước còn “gia” là nhà. Điều này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và đất nước trong văn hóa Trung Hoa. Có thể nói rằng, ông vua cũng có chức năng như một gia trưởng, có điều là to hơn. Mối quan hệ “hiếu” trong gia đình chuyển thành chữ “trung”: mọi người phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của một ông vua. Đến đây, có thể nói gia đình, dòng tộc là hạt nhân vững chắc, là điểm tựa của văn hóa Trung Hoa mấy ngàn năm nay. 3. Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa đa dạng, nhiều nguồn gốc Nền văn hóa Trung Hoa có lịch sử lâu đời và do nhiều dân tộc tạo nên. Trong “Bàn về mười quan hệ lớn”, Mao Trạch Đông đã khẳng định rằng “ Tộc Hán chiếm đa số chính là được hình thành bởi sự hỗn huyết của nhiều dân tộc trong trường kì lịch sử”. Trong lịch sử, tổ tiên không chỉ có cư dân người Hoa Hạ mà còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Không chỉ về huyết thống mà cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc Hán cũng có mối quan hệ khăng khít với các dân tộc khác. Tộc Hán là dân tộc nông nghiệp, thức ăn chính là lương thực. Nhờ giao lưu với các dân tộc khác mà món ăn của Trung Quốc ngày nay mới đa dạng và phong phú đến vậy. Lương thực chủ yếu của vùng Trung Nguyên là lúa thử, lúa mạch, sau có thêm cao lương của đất Thục; nho, củ cải, dưa chuột, đậu răng ngựa...ở Tây Vực; rồi các món ăn kiểu Hồ như bánh Hồ, rượu Hồ, vơm Hồ, canh Hồ,... Nền văn hóa Trung Quốc không chỉ có văn hóa Hán mà còn được dung hợp từ văn hóa của các dân tộc thiểu số. Do đó, văn hóa của Trung Quốc mới trở nên phong phú đến vậy. Xét từ diễn trình lịch sử văn hóa truyền thống Trung Hoa, có thể thấy quá trình diễn hóa đa dạng văn hóa, hội tụ và giao lưu văn hóa. Từ thời tiền sử tới thời Hạ, Thương, Chu là thời kì phát sinh tập hợp và định hình văn hóa, đến Xuân Thu văn hóa Trung Hoa đa trở thành khuôn mẫu; đến Chiến Quốc văn hóa Trung Hoa bước sang giai đoạn thành thục; văn hóa Trung Hoa phát triển đạt đến tầm đỉnh cao ở thời Đường và bắt đầu xuống dốc sau đó. 4. Văn hóa dung hợp giữa tôn giáo, lễ chế, tập tục Có thể nói Trung Quốc là quóc gia có nhiều tôn giáo, bao gồm các tôn giáo bản địa và các tôn giáo ngoại lai. Có thể kể ra các tôn giáo dân gian như tô tem giáo, bái vật giáo, ma thuật giáo, vật linh giáo xuất hiện khắp mọi nơi trên Trung Quốc với tư cách là tôn giáo nguyên thủy; một số tôn giáo lưu truyền ở tầng đáy của xã hội phong kiến, kể cả được du nhập vào và “Trung Quốc hóa” như Mani giáo (còn được gọi là Minh giáo) có từ thế kỉ VI, VII; đời Minh có La giáo (còn gọi là Ngộ Không giáo, La Đạo giáo); Bạch Liên giasovoiws hàng trăm chi phái kéo dài xuyên suốt ba đời Nguyên, Minh, Thanh, có ảnh hưởng cực kì to lớn trong dân gian Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng Trung Quốc có năm tôn giáo lớn là Đao giáo, Phật giáo, Islam giáo (đạo Hồi), Cow Đốc giáo và Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, lại có người cho rằng Trung Quốc là một quốc gia không có tôn giáo. Bởi theo “Tôn giáo học thông luận tân biên”, tôn giáo có 4 yếu tố cơ bản: Quan niệm hoặc tư tưởng tôn giáo, hành vi hoặc hành động tôn giáo, tình cảm và thể chế tôn giáo, tổ chức và chế độ tôn giáo. Từ các góc độ trên có thể đoán định vê tôn giáo Trung Quốc. Thứ nhất, tầng sâu bên trong của văn hóa Trung Quốc không phải khởi nguồn từ tôn giáo. Thứ hai, tổng số tín đồ của các tôn giáo trong nước chỉ là thiểu số (theo thống kê gần đi chỉ có khoảng một triệu người). Thứ ba, Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc vốn đã có sự tương thông, giao thoa với Nho gia, nó đa bị Nho hóa chứ không còn giữ nguyên bản chất. 5. Ảnh hưởng của tư tưởng triết học đối với văn hóa truyền thống Tư tưởng triết học của Trung Quốc ngay từ khi mới hình thành đã khác thường. Lí luận sáng tạo mỗi nhà một đặc sắc riêng, trong thời Tiên Tần đã hình thành tinh thần cơ bản của dân tộc Trung Hoa, chỉ ra phương hướng chung của văn hóa truyền thống hàng ngàn năm. Tư tưởng Nho gia chính là nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn hóa truyền thống. Tư tưởng Đạo gia là cơ sở triết học của văn hóa truyền thống. Tư tưởng Pháp gia cung cấp cơ sở để đổi mới, từ cường cho những nhà tư tưởng tiến bộ, các nhà chính trị xưa nay. Có những mối liên hệ chặt chẽ giữa Lão Tử với chiến tranh, Tuân Tử c8ungf với lí luận Kinh dịch và sản xuất nông nghiệp, Trang Tử, lí thuyết thiền với nghệ thuật, âm dương ngũ hành với phong tục và tập quán... Đương nhiên, triết học cổ đại Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Ví dụ như thuyết “Thiên mệnh duy tâm” nhằm duy trì các chế độ chuyên chế quân chủ phong kiến, tạo căn cứ lí luận cho thuyết cương thường danh giáo, hay như khuynh hướng tư tưởng phục cổ thủ cựu... những điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa dân tộc, cần phải loại bỏ. a) Đặc điểm tư tưởng triết học: - Tinh thần nhân văn: Có thể nói Khổng Tử là triết gia đầu tiên coi con người là hạt nhân của hệ thống triết học Nho gia, theo đuổi một mục đích nhân sinh cùng cái hữu ích . Các nhà Nho như Mạnh Tử, Tuân Tử đều phát huy đến tột đỉnh tư tưởng nhân học, tách con người ra khỏi động vật và thần linh. Trong vũ trụ, con người hợp với trời và đất thành “tam tài”. Tinh thần nhân văn ấy cũng ảnh hưởng đến các dòng phái triết học khác. Đạo gia theo đuổi cuộc sống vô vi hòa với thiên nhiên. Phật học theo đuổi một nhân sinh được giải thoát vê tinh thần, hơn thế còn từng bước thế tục hóa. Chính vì vậy, ở Trung Quốc, tôn giáo chưa đen tối như Tây Âu thời trung cổ. - Thực tiễn đạo đức: Trong tư tưởng triết học Nho gia, khái niệm con người được đánh dấu bởi lí luận đạo đức, nghĩa là nhấn mạnh thuộc tính xã hội đẳng cấp của con người, coi nhẹ thuộc tính tự nhiên của con người. Để tìm căn cứ lí luận của thế giới khách quan, người ta đem luân thường đạo lí của con người gán cho vạn vật trong trời đất, biến trời thành hóa thân của các đạo đức rồi lại lấy thiên đạo chứng minh cho nhân thế. Vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức của nhà Nho đều thắm đượm ý thức đạo đức. Phiếm đạo đức luận trở thành một đặc điểm đột xuất của tư tưởng triết học đại. Bởi vậy, vấn đề thiện ác trở thành một trong những điểm tranh luận quan trọng của triết học cổ đại. Triết học phương Tây thì ngược lại, lấy tri thức luận làm trung tâm, theo đuổi “tri thức thuần túy” nằm ngoài con người, coi đối tượng nghiên cứu là vật đối lập với co người, coi việc nhận thức thế giới khách quan không có mối quan hệ mật thiết với sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Có thể nói đây chính là nguyên nhân triết học dẫn đến sự kém phát triển vê nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của người Trung Quốc. - Sự hài hòa thống nhất Tất cả các nhà tư tưởng triết học đầu nhà Tiên Tần đều biết khảo sát một cách biện chứng các vận động vũ trụ, xã hội, nhân sinh, đều chú ý đến mặt đối lập thống nhất của sự vật. Ngoài một số ít nhà triết học chính trị như Hàn Phi đa úa cường điệu các mối quan hệ đối lập, tuyệt đại đa số các nhà triết học đều nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa các mặt đối lập, chú trọng tính đồng nhất của các quan hệ tương hỗ của một cặp khái niệm hoặc nhiều khái niệm, coi việc điều hòa mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết vấn đề. Vô luận Nho, Thích, Đạo đều phản đối cái “thái quá” và “bất cập”. - Tư duy trực giác Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học cổ đại Trung Quốc là nhận thức trực giác, tức là cảm nhận hay thể nghiệm cảm nhận. Tức là đặt mình vào giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lí trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó nắm vững bản thể trừu tượng. Ngoai trừ Mặc gia, Dang Biện gia, các nhà triết học Trung Quóc đều quen với phương thức tư duy trực quan, thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ. Ví như Nho gia chủ trương phản tỉnh cầu nội ; Đạo gia chăm chút tọa vong; Phật học có phép đốn ngộ của cái tâm. Phương thức tư duy giáo ngộ bằng trực giác đặc biệt coi trọng cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, “tâm gồm thâu vạn dặm”. Có điều rất ít đi sâu phân tích quá trình giáo ngộ của “tâm”, cũng không tiến hành chứng minh. Bởi vậy, tác phẩm triết hoc của họ thường rời rạc, phần ám thị thì dư thừa, phần rõ ràng lại thiếu. Cái gọi là “đến tận cùng chân lí” của Đạo, Phật, Lí...vẫn thiếu sự chứng minh cẩn thận chu đáo, người ta chỉ dựa vào trực giác mà cảm nhận. b) Ảnh hưởng đối với kinh tế, chính trị Nho, Mặc, Pháp, Đạo thời Tiên Tần đã đặt cơ sở tư tưởng cho chế đô chính trị và kinh tế của xã hội Tông Pháp Trung Quốc. ảnh hưởng sâu sắc nhất là lí thuyết về đạo đức chí thượng cảu Nho gia về pháp, thuật, thế của Pháp gia. Lí thuyết “nhân thân” và chữ “hiếu” là hạt nhân của quan điểm giá trị đạo đức của Nho gia. Luân lí gia đình của chế độ gia trưởng và chế độ phụ quyền đã hình thành dựa trên quan điểm đó, sau đó mới mở rộng ra gia tộc và quốc gia. Trên những mức độ khác nhau, Nho, Mặc, Pháp đều có quan niệm tri túc an phận, cầu bình quân, đưa đến cho xã hội chủ nghĩa bình quân, trọng phân phối nhẹ sản xuất, trọng tích trữ, tiết kiệm, coi khinh tiêu dùng. Từ đó kinh tế Trung Quốc mấy ngàn năm bị trói chặt vào cái vòng tiểu nông nhỏ hẹo và đơn chất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển cao hơn để quá độ đến một hình thái kinh tế khác. c) Ảnh hưởng đến văn học nghệ thuật Nho gia coi văn học nghệ thuật là giáo hóa đạo đức. Về lí luận nho học có thuyết “minh đạo phục cổ”, “văn dĩ tải đạo”, cho rằng thơ ca có khả năng thể hiện nhân cách, dung hóa nhân luân, thờ cha thờ vua. Bởi vậy, thơ là dòng chính của văn học cổ điển Trung Quốc. Tư tưởng triết học Đạo gia là cánh cửa để chúng ta khám phá cái bí mật của nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. Triết học, Nho, Đạo phú cho văn học nghệ thuật của Trung Quốc tính cách cơ bản với tinh thần đạo đức và chủ nghĩa tự nhiên. Cái trước là nghệ thuật vị nhân sinh, coi trọng sự gia công của bàn tay con người, cái sau là nghệ thuật vị nghệ thuật, nhấn mạnh thiên sinh hóa thành, thần kì lãng mạn. d) Ảnh hưởng dân tình, phong tục Dân tình, phong tục thuộc phạm trù xã hội học, chỉ những biểu hiện chung về tâm lí, tinh thần con người, tồn tại phổ biến trong văn hóa truyền thống. Nó vô hình ràng buộc hành vi cá nhân, chi phối tình hình thực tế. Dân tình, phong tục Trung Quốc chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học cổ đại rất sâu, có tính dân tộc mạnh mẽ. Tinh thần nhân văn của triết học cổ đại Trung Quốc quá nhấn mạnh sự hài hòa, cân bằng,..tất cả những đặc điểm đó mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tâm lí dân tộc, ví như thiếu tinh thần mạo hiểm vượt khó, năng lực tự giải quyết thấp, tập quán tư duy cụ tượng, các quan niệm truyền thống mang tính tuần hoàn, phong bế...hình thành các dân tộc hướng nội, bảo thủ, thuận tòng, không tranh đấu... e) Ảnh hưởng đến nhận thức - Mối quan hệ giữa con người với thế giới Triết học Trung Hoa giai đoạn cổ trung đại xuất phát từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Chính vì vậy mà triết học Trung Hoa rất thực tiễn và sâu sắc. Các trường phái triết học có đề cập đến vũ trụ quan nhưng chung quy đều nói đến con người và các mối quan hệ xung quanh. - Tư tưởng triết học hình thành một số nguyên lí mới Dựa trên nguyên lí hình thành vạn vật của thái cực hay của đạo, Khổng Tử cho rằng khởi nguồn của đạo rất giản dị. Từ giản dị mà thành phức tạp như quá trình trời đất biến thiên: thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh sáu mươi bốn hào...từ đó sinh ra vạn vật, con người. Hiểu được điều đó sẽ hiểu được lẽ âm dương, biết được “Biết được lẽ giản dị, tức là biết được cái lẽ của thiên hạ” (Dịch giản nhi thiên hạ chi lí đắc hi). f) Tư tưởng triết học ảnh hưởng đến các nguyên lí cũ Theo quan niệm xưa, tâm là cội nguồn sáng tác, là giao điểm của ba con đường: đường từ tác giả, đường thông tới vũ trụ, đường ra quá trình biểu hiện. Tất cả những sự vật vật diễn đạt qua tâm đều là phản chiếu của đạo. Tôn giáo, chính trị, luân lí là tam vị nhất thể. Cả ba gắn kết, chuyển hóa, nương tựa vào nhau, ba mà là một, tôn giáo hóa chính trị, chính trị hóa luân lí, thế tục hóa luân lí. Cả ba hài hòa làm một tạo nên giá trị văn hóa độc đáo về quan hệ ứng xử đặc biệt của người với người trong văn hóa Trung Hoa. 6. Chế độ phong kiến quận huyện – đặc sắc về văn hóa tổ chức cộng đồng, thể chế chính trị của văn hóa Trung Hoa Thể chế chính trị là hình thức tổ chứ chính quyền nhà nước, gồm 2 phần: kết cấu, trình từ tổ chức bộ máy nhà nước và nguyên tắc tổ chức cơ cấu nhà nước. a) Đặc điểm của chế độ quân chủ quý tộc tông pháp thời Hạ, Thương, Chu được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu sau: - Thứ nhất, có hai chủ thể nắm quyền lực tối cao của nhà nước là quân chủ và hội nghị nguyên lão quý tộc - Thứ hai, nhiệm kì của quân chủ và quan viên quý tộc là suốt đời và chế độ thế tập cũng suốt đời - Thứ ba, mối quan hệ của quân chủ và hội nghị quý tộc là dựa vào nhau để tồn tại. - Thứ tư, nguyên tắc tổ chức nhà nước dựa trên quan hệ huyết thống tông pháp. Hệ thống chính quyền và hệ thống gia tộc là một. b) Công cụ thống trị của nhà nước chuyên chế là bộ máy quan liêu và quân đội thường trực Quan lại có hai ban văn võ. Quan lại có khi ở triều đình, có khi ở quận huyện, do hoàng đế tuyển chọn, bổ nhiệm, có thể coi là nhất thể từ trung ương đến địa phương. Quan là người thay mặt nhà vua cai trị dân chúng với tư cách làm cha mẹ dân. Quan được lựa chọn theo đức và tài, không lên quan đến huyết thống và tài sản; theo chức vụ mà hưởng bổng lộc. Cùng cai trị ở địa phương có “lại”. Lại là tay sai, giúp việc, thường do quan chọn ở địa phương. Đó là người thông thạo giấy tờ, luật lệ, am hiểu thực tế của địa phương. c) Về hình thức thì quốc gia của hoàng đế là thống nhất cao độ Chế độ quận huyện với bộ máy quan lại cho phép hoàng đế bao trùm quyền uy lên cả đất nước và thần dân. Tuy nhiên, cơ sở kinh tê thì dựa nhiều vào thế lực phân tán, sự tập trung bằng cưỡng bức không thể lâu bền. Vì vậy, hoàng đế phải dựa vào tầng lớp quan lại và tầng lớp sĩ, hạn chế quý tộc và nhân nhượng với làng xã. d) Xét từ góc độ giá trị, chính thể chuyên chế ở Trung Quốc có những mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cực là chế độ này làm cho Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất về lãnh thổ. Làng xã trở thành đơn vị cơ sở tổ chức chặt chẽ phục vụ cho việc trưng binh, thu lương, huy động dân phu của hoàng đế. Quốc gia phong kiến chuyên chế phương Đông này đã có cống hiến lớn cho văn hóa nhân loại. Đó là hình thành những tư tưởng cốt lõi về văn trị, mà cội nguồn của nó có từ nhân trị và đức trị của Nho gia. Mặt tiêu cực của chế độ chuyên chế là sự phân chia giai cấp trong xã hội, dẫn đến xã hội động loạn. Tô thuế nhà vua thu hết, bổng lộc phát cho quan lại ít ỏi. Từ đó sinh ra cảnh quan lại tham nhũng, biên thần cát cứ cắt xén phần nộp lên triều đình; thổ hào địa phương chiếm ruộng công, bắt dân phục dịch vô độ... Vào giai đoạn cuối của các triều đình phong kiến, xa hội loạn lạc rối ren; nền quân chủ chuyên chế Trung Hoa đã quá cực đoan, cứng nhắc, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra làm sụp đổ triều đại cũ đã suy tàn.
Trả lời
Xét từ cội nguồn và biến đổi lịch sử của văn hóa Trung Hoa, chúng ta có thể thấy một số đặc trưng tiêu biểu như: 1. Nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa cổ xưa, có truyền thống lâu đời Văn hóa Trung Hoa là sự kết hợp cửa hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Văn hóa du mục phương Bắc được đặc trưng bởi tính “quốc tế”( được thể hiện trong mục tiêu cao nhất của người quân tử theo Nho giáo là “bình thiên hạ” ); tính “phi dân chủ” và hệ quả của nó là tư tưởng bá quyền, coi mình là trung tâm còn “tứ di” xung quanh đều là “nhược tiểu” và “bỉ lậu”; việc coi trọng chữ “dũng” (một trong ba đức tính mà người quân tử cần có là nhân – trí – dũng”; tính “nguyên tắc” (được thể hiện trong học thuyết “chính danh” : tất cả phải có tôn ti, tất cả phải làm việc theo đúng bổn phận của mình). Văn hóa nông nghiệp phương Nam được đặc trưng bởi: tính hài hòa (đặc tính chủ yếu của văn hóa nông nghiệp); tính “dân chủ” (thể hiện trong cách cư xử “trung dung” và “ngũ luân”: mối quan hệ bình đẳng vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh tốt, em nhường; bạn bè tin cậy); tính coi trọng văn hóa tinh thần, thể hiện nhiều trong Kinh Thi, trọng văn hơn trọng võ. Sự hòa trộn của hai nền văn hóa này trong thời Xuân Thu khiến tư tưởng của Khổn Tử bị xáo trộn, dẫn đến sự đối đầu trong hai nền văn hóa trong Nho giáo, làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Chính những mâu thuẫn nội tại này gây ra “tấn bi kịch” lớn nhất của Nho giáo: Nho giáo mà Khổng Tử tốn công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành công. “Thất bại” vì các bậc đế vương khi ấy có truyền thống “trọng võ”, quen với “pháp trị”, chuyên chế bằng vũ lực. Còn Khổng Tử lại nêu cao “trọng văn”, “dùng nhân trị”, thu phụ bằng nhân tâm. Do đó, sinh thời, Khổng Tử muốn làm quan nhưng hầu như không được ai dùng. “Thành công” bởi lẽ sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần sụp đổ, Hán Cao Tổ là Lưu Bang rút ra được một số kinh nghiệm, bớt đi phần hà khắc và biết trưng dụng trí thức. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo đã được đưa lên địa vị quốc giáo. Nho giáo tồn tạo suốt 2000 năm phong kiến của Trung Hoa, mặt khác, nó còn được truyền bá khắp Đông Á. Tên tuổi của Khổng Tử được cả thế giới biết đến. 2. Nền văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa trọng gia đình, huyết thống Đặc trưng này được lý giải từ sự hình thành gia đình và gia tộc đến quốc gia ở Trung Quốc. Quốc gia nô lệ ở Trung Quốc được xây dựng dựa trên quan hệ thị tộc huyết thống. Quốc gia chỉ thuộc về một người, một dòng họ. Đây là nhà nước tông pháp thị tộc, sở hữu ruộng đất tạo điều kiện cho đầu óc gia trưởng ra đời. Tư tưởng của nhà vui bó buộc sự tự do của các tư tưởng cá nhân. Điều kiện sản xuất nông nghiệp phải đối phó với nhiều khó khăn do thiên tai mang lại. Nhưng cũng chính điều đó gắn kết các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng lại với nhau. Ý thức gia trưởng buộc họ phải phục tùng theo đạo hiếu. Do đó, đạo hiếu trở thành hạt nhân của quan hệ gia đình. Nó buộc con cái phải phục tùng cha mẹ một cách tuyệt đối. Bên cạnh đó, trong khái niệm “quốc gia” thì “quốc” là nước còn “gia” là nhà. Điều này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và đất nước trong văn hóa Trung Hoa. Có thể nói rằng, ông vua cũng có chức năng như một gia trưởng, có điều là to hơn. Mối quan hệ “hiếu” trong gia đình chuyển thành chữ “trung”: mọi người phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của một ông vua. Đến đây, có thể nói gia đình, dòng tộc là hạt nhân vững chắc, là điểm tựa của văn hóa Trung Hoa mấy ngàn năm nay. 3. Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa đa dạng, nhiều nguồn gốc Nền văn hóa Trung Hoa có lịch sử lâu đời và do nhiều dân tộc tạo nên. Trong “Bàn về mười quan hệ lớn”, Mao Trạch Đông đã khẳng định rằng “ Tộc Hán chiếm đa số chính là được hình thành bởi sự hỗn huyết của nhiều dân tộc trong trường kì lịch sử”. Trong lịch sử, tổ tiên không chỉ có cư dân người Hoa Hạ mà còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Không chỉ về huyết thống mà cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân tộc Hán cũng có mối quan hệ khăng khít với các dân tộc khác. Tộc Hán là dân tộc nông nghiệp, thức ăn chính là lương thực. Nhờ giao lưu với các dân tộc khác mà món ăn của Trung Quốc ngày nay mới đa dạng và phong phú đến vậy. Lương thực chủ yếu của vùng Trung Nguyên là lúa thử, lúa mạch, sau có thêm cao lương của đất Thục; nho, củ cải, dưa chuột, đậu răng ngựa...ở Tây Vực; rồi các món ăn kiểu Hồ như bánh Hồ, rượu Hồ, vơm Hồ, canh Hồ,... Nền văn hóa Trung Quốc không chỉ có văn hóa Hán mà còn được dung hợp từ văn hóa của các dân tộc thiểu số. Do đó, văn hóa của Trung Quốc mới trở nên phong phú đến vậy. Xét từ diễn trình lịch sử văn hóa truyền thống Trung Hoa, có thể thấy quá trình diễn hóa đa dạng văn hóa, hội tụ và giao lưu văn hóa. Từ thời tiền sử tới thời Hạ, Thương, Chu là thời kì phát sinh tập hợp và định hình văn hóa, đến Xuân Thu văn hóa Trung Hoa đa trở thành khuôn mẫu; đến Chiến Quốc văn hóa Trung Hoa bước sang giai đoạn thành thục; văn hóa Trung Hoa phát triển đạt đến tầm đỉnh cao ở thời Đường và bắt đầu xuống dốc sau đó. 4. Văn hóa dung hợp giữa tôn giáo, lễ chế, tập tục Có thể nói Trung Quốc là quóc gia có nhiều tôn giáo, bao gồm các tôn giáo bản địa và các tôn giáo ngoại lai. Có thể kể ra các tôn giáo dân gian như tô tem giáo, bái vật giáo, ma thuật giáo, vật linh giáo xuất hiện khắp mọi nơi trên Trung Quốc với tư cách là tôn giáo nguyên thủy; một số tôn giáo lưu truyền ở tầng đáy của xã hội phong kiến, kể cả được du nhập vào và “Trung Quốc hóa” như Mani giáo (còn được gọi là Minh giáo) có từ thế kỉ VI, VII; đời Minh có La giáo (còn gọi là Ngộ Không giáo, La Đạo giáo); Bạch Liên giasovoiws hàng trăm chi phái kéo dài xuyên suốt ba đời Nguyên, Minh, Thanh, có ảnh hưởng cực kì to lớn trong dân gian Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng Trung Quốc có năm tôn giáo lớn là Đao giáo, Phật giáo, Islam giáo (đạo Hồi), Cow Đốc giáo và Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, lại có người cho rằng Trung Quốc là một quốc gia không có tôn giáo. Bởi theo “Tôn giáo học thông luận tân biên”, tôn giáo có 4 yếu tố cơ bản: Quan niệm hoặc tư tưởng tôn giáo, hành vi hoặc hành động tôn giáo, tình cảm và thể chế tôn giáo, tổ chức và chế độ tôn giáo. Từ các góc độ trên có thể đoán định vê tôn giáo Trung Quốc. Thứ nhất, tầng sâu bên trong của văn hóa Trung Quốc không phải khởi nguồn từ tôn giáo. Thứ hai, tổng số tín đồ của các tôn giáo trong nước chỉ là thiểu số (theo thống kê gần đi chỉ có khoảng một triệu người). Thứ ba, Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc vốn đã có sự tương thông, giao thoa với Nho gia, nó đa bị Nho hóa chứ không còn giữ nguyên bản chất. 5. Ảnh hưởng của tư tưởng triết học đối với văn hóa truyền thống Tư tưởng triết học của Trung Quốc ngay từ khi mới hình thành đã khác thường. Lí luận sáng tạo mỗi nhà một đặc sắc riêng, trong thời Tiên Tần đã hình thành tinh thần cơ bản của dân tộc Trung Hoa, chỉ ra phương hướng chung của văn hóa truyền thống hàng ngàn năm. Tư tưởng Nho gia chính là nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn hóa truyền thống. Tư tưởng Đạo gia là cơ sở triết học của văn hóa truyền thống. Tư tưởng Pháp gia cung cấp cơ sở để đổi mới, từ cường cho những nhà tư tưởng tiến bộ, các nhà chính trị xưa nay. Có những mối liên hệ chặt chẽ giữa Lão Tử với chiến tranh, Tuân Tử c8ungf với lí luận Kinh dịch và sản xuất nông nghiệp, Trang Tử, lí thuyết thiền với nghệ thuật, âm dương ngũ hành với phong tục và tập quán... Đương nhiên, triết học cổ đại Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Ví dụ như thuyết “Thiên mệnh duy tâm” nhằm duy trì các chế độ chuyên chế quân chủ phong kiến, tạo căn cứ lí luận cho thuyết cương thường danh giáo, hay như khuynh hướng tư tưởng phục cổ thủ cựu... những điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới văn hóa dân tộc, cần phải loại bỏ. a) Đặc điểm tư tưởng triết học: - Tinh thần nhân văn: Có thể nói Khổng Tử là triết gia đầu tiên coi con người là hạt nhân của hệ thống triết học Nho gia, theo đuổi một mục đích nhân sinh cùng cái hữu ích . Các nhà Nho như Mạnh Tử, Tuân Tử đều phát huy đến tột đỉnh tư tưởng nhân học, tách con người ra khỏi động vật và thần linh. Trong vũ trụ, con người hợp với trời và đất thành “tam tài”. Tinh thần nhân văn ấy cũng ảnh hưởng đến các dòng phái triết học khác. Đạo gia theo đuổi cuộc sống vô vi hòa với thiên nhiên. Phật học theo đuổi một nhân sinh được giải thoát vê tinh thần, hơn thế còn từng bước thế tục hóa. Chính vì vậy, ở Trung Quốc, tôn giáo chưa đen tối như Tây Âu thời trung cổ. - Thực tiễn đạo đức: Trong tư tưởng triết học Nho gia, khái niệm con người được đánh dấu bởi lí luận đạo đức, nghĩa là nhấn mạnh thuộc tính xã hội đẳng cấp của con người, coi nhẹ thuộc tính tự nhiên của con người. Để tìm căn cứ lí luận của thế giới khách quan, người ta đem luân thường đạo lí của con người gán cho vạn vật trong trời đất, biến trời thành hóa thân của các đạo đức rồi lại lấy thiên đạo chứng minh cho nhân thế. Vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức của nhà Nho đều thắm đượm ý thức đạo đức. Phiếm đạo đức luận trở thành một đặc điểm đột xuất của tư tưởng triết học đại. Bởi vậy, vấn đề thiện ác trở thành một trong những điểm tranh luận quan trọng của triết học cổ đại. Triết học phương Tây thì ngược lại, lấy tri thức luận làm trung tâm, theo đuổi “tri thức thuần túy” nằm ngoài con người, coi đối tượng nghiên cứu là vật đối lập với co người, coi việc nhận thức thế giới khách quan không có mối quan hệ mật thiết với sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Có thể nói đây chính là nguyên nhân triết học dẫn đến sự kém phát triển vê nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của người Trung Quốc. - Sự hài hòa thống nhất Tất cả các nhà tư tưởng triết học đầu nhà Tiên Tần đều biết khảo sát một cách biện chứng các vận động vũ trụ, xã hội, nhân sinh, đều chú ý đến mặt đối lập thống nhất của sự vật. Ngoài một số ít nhà triết học chính trị như Hàn Phi đa úa cường điệu các mối quan hệ đối lập, tuyệt đại đa số các nhà triết học đều nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa các mặt đối lập, chú trọng tính đồng nhất của các quan hệ tương hỗ của một cặp khái niệm hoặc nhiều khái niệm, coi việc điều hòa mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết vấn đề. Vô luận Nho, Thích, Đạo đều phản đối cái “thái quá” và “bất cập”. - Tư duy trực giác Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học cổ đại Trung Quốc là nhận thức trực giác, tức là cảm nhận hay thể nghiệm cảm nhận. Tức là đặt mình vào giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lí trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó nắm vững bản thể trừu tượng. Ngoai trừ Mặc gia, Dang Biện gia, các nhà triết học Trung Quóc đều quen với phương thức tư duy trực quan, thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ. Ví như Nho gia chủ trương phản tỉnh cầu nội ; Đạo gia chăm chút tọa vong; Phật học có phép đốn ngộ của cái tâm. Phương thức tư duy giáo ngộ bằng trực giác đặc biệt coi trọng cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, “tâm gồm thâu vạn dặm”. Có điều rất ít đi sâu phân tích quá trình giáo ngộ của “tâm”, cũng không tiến hành chứng minh. Bởi vậy, tác phẩm triết hoc của họ thường rời rạc, phần ám thị thì dư thừa, phần rõ ràng lại thiếu. Cái gọi là “đến tận cùng chân lí” của Đạo, Phật, Lí...vẫn thiếu sự chứng minh cẩn thận chu đáo, người ta chỉ dựa vào trực giác mà cảm nhận. b) Ảnh hưởng đối với kinh tế, chính trị Nho, Mặc, Pháp, Đạo thời Tiên Tần đã đặt cơ sở tư tưởng cho chế đô chính trị và kinh tế của xã hội Tông Pháp Trung Quốc. ảnh hưởng sâu sắc nhất là lí thuyết về đạo đức chí thượng cảu Nho gia về pháp, thuật, thế của Pháp gia. Lí thuyết “nhân thân” và chữ “hiếu” là hạt nhân của quan điểm giá trị đạo đức của Nho gia. Luân lí gia đình của chế độ gia trưởng và chế độ phụ quyền đã hình thành dựa trên quan điểm đó, sau đó mới mở rộng ra gia tộc và quốc gia. Trên những mức độ khác nhau, Nho, Mặc, Pháp đều có quan niệm tri túc an phận, cầu bình quân, đưa đến cho xã hội chủ nghĩa bình quân, trọng phân phối nhẹ sản xuất, trọng tích trữ, tiết kiệm, coi khinh tiêu dùng. Từ đó kinh tế Trung Quốc mấy ngàn năm bị trói chặt vào cái vòng tiểu nông nhỏ hẹo và đơn chất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển cao hơn để quá độ đến một hình thái kinh tế khác. c) Ảnh hưởng đến văn học nghệ thuật Nho gia coi văn học nghệ thuật là giáo hóa đạo đức. Về lí luận nho học có thuyết “minh đạo phục cổ”, “văn dĩ tải đạo”, cho rằng thơ ca có khả năng thể hiện nhân cách, dung hóa nhân luân, thờ cha thờ vua. Bởi vậy, thơ là dòng chính của văn học cổ điển Trung Quốc. Tư tưởng triết học Đạo gia là cánh cửa để chúng ta khám phá cái bí mật của nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. Triết học, Nho, Đạo phú cho văn học nghệ thuật của Trung Quốc tính cách cơ bản với tinh thần đạo đức và chủ nghĩa tự nhiên. Cái trước là nghệ thuật vị nhân sinh, coi trọng sự gia công của bàn tay con người, cái sau là nghệ thuật vị nghệ thuật, nhấn mạnh thiên sinh hóa thành, thần kì lãng mạn. d) Ảnh hưởng dân tình, phong tục Dân tình, phong tục thuộc phạm trù xã hội học, chỉ những biểu hiện chung về tâm lí, tinh thần con người, tồn tại phổ biến trong văn hóa truyền thống. Nó vô hình ràng buộc hành vi cá nhân, chi phối tình hình thực tế. Dân tình, phong tục Trung Quốc chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học cổ đại rất sâu, có tính dân tộc mạnh mẽ. Tinh thần nhân văn của triết học cổ đại Trung Quốc quá nhấn mạnh sự hài hòa, cân bằng,..tất cả những đặc điểm đó mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tâm lí dân tộc, ví như thiếu tinh thần mạo hiểm vượt khó, năng lực tự giải quyết thấp, tập quán tư duy cụ tượng, các quan niệm truyền thống mang tính tuần hoàn, phong bế...hình thành các dân tộc hướng nội, bảo thủ, thuận tòng, không tranh đấu... e) Ảnh hưởng đến nhận thức - Mối quan hệ giữa con người với thế giới Triết học Trung Hoa giai đoạn cổ trung đại xuất phát từ mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Chính vì vậy mà triết học Trung Hoa rất thực tiễn và sâu sắc. Các trường phái triết học có đề cập đến vũ trụ quan nhưng chung quy đều nói đến con người và các mối quan hệ xung quanh. - Tư tưởng triết học hình thành một số nguyên lí mới Dựa trên nguyên lí hình thành vạn vật của thái cực hay của đạo, Khổng Tử cho rằng khởi nguồn của đạo rất giản dị. Từ giản dị mà thành phức tạp như quá trình trời đất biến thiên: thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh sáu mươi bốn hào...từ đó sinh ra vạn vật, con người. Hiểu được điều đó sẽ hiểu được lẽ âm dương, biết được “Biết được lẽ giản dị, tức là biết được cái lẽ của thiên hạ” (Dịch giản nhi thiên hạ chi lí đắc hi). f) Tư tưởng triết học ảnh hưởng đến các nguyên lí cũ Theo quan niệm xưa, tâm là cội nguồn sáng tác, là giao điểm của ba con đường: đường từ tác giả, đường thông tới vũ trụ, đường ra quá trình biểu hiện. Tất cả những sự vật vật diễn đạt qua tâm đều là phản chiếu của đạo. Tôn giáo, chính trị, luân lí là tam vị nhất thể. Cả ba gắn kết, chuyển hóa, nương tựa vào nhau, ba mà là một, tôn giáo hóa chính trị, chính trị hóa luân lí, thế tục hóa luân lí. Cả ba hài hòa làm một tạo nên giá trị văn hóa độc đáo về quan hệ ứng xử đặc biệt của người với người trong văn hóa Trung Hoa. 6. Chế độ phong kiến quận huyện – đặc sắc về văn hóa tổ chức cộng đồng, thể chế chính trị của văn hóa Trung Hoa Thể chế chính trị là hình thức tổ chứ chính quyền nhà nước, gồm 2 phần: kết cấu, trình từ tổ chức bộ máy nhà nước và nguyên tắc tổ chức cơ cấu nhà nước. a) Đặc điểm của chế độ quân chủ quý tộc tông pháp thời Hạ, Thương, Chu được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu sau: - Thứ nhất, có hai chủ thể nắm quyền lực tối cao của nhà nước là quân chủ và hội nghị nguyên lão quý tộc - Thứ hai, nhiệm kì của quân chủ và quan viên quý tộc là suốt đời và chế độ thế tập cũng suốt đời - Thứ ba, mối quan hệ của quân chủ và hội nghị quý tộc là dựa vào nhau để tồn tại. - Thứ tư, nguyên tắc tổ chức nhà nước dựa trên quan hệ huyết thống tông pháp. Hệ thống chính quyền và hệ thống gia tộc là một. b) Công cụ thống trị của nhà nước chuyên chế là bộ máy quan liêu và quân đội thường trực Quan lại có hai ban văn võ. Quan lại có khi ở triều đình, có khi ở quận huyện, do hoàng đế tuyển chọn, bổ nhiệm, có thể coi là nhất thể từ trung ương đến địa phương. Quan là người thay mặt nhà vua cai trị dân chúng với tư cách làm cha mẹ dân. Quan được lựa chọn theo đức và tài, không lên quan đến huyết thống và tài sản; theo chức vụ mà hưởng bổng lộc. Cùng cai trị ở địa phương có “lại”. Lại là tay sai, giúp việc, thường do quan chọn ở địa phương. Đó là người thông thạo giấy tờ, luật lệ, am hiểu thực tế của địa phương. c) Về hình thức thì quốc gia của hoàng đế là thống nhất cao độ Chế độ quận huyện với bộ máy quan lại cho phép hoàng đế bao trùm quyền uy lên cả đất nước và thần dân. Tuy nhiên, cơ sở kinh tê thì dựa nhiều vào thế lực phân tán, sự tập trung bằng cưỡng bức không thể lâu bền. Vì vậy, hoàng đế phải dựa vào tầng lớp quan lại và tầng lớp sĩ, hạn chế quý tộc và nhân nhượng với làng xã. d) Xét từ góc độ giá trị, chính thể chuyên chế ở Trung Quốc có những mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cực là chế độ này làm cho Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất về lãnh thổ. Làng xã trở thành đơn vị cơ sở tổ chức chặt chẽ phục vụ cho việc trưng binh, thu lương, huy động dân phu của hoàng đế. Quốc gia phong kiến chuyên chế phương Đông này đã có cống hiến lớn cho văn hóa nhân loại. Đó là hình thành những tư tưởng cốt lõi về văn trị, mà cội nguồn của nó có từ nhân trị và đức trị của Nho gia. Mặt tiêu cực của chế độ chuyên chế là sự phân chia giai cấp trong xã hội, dẫn đến xã hội động loạn. Tô thuế nhà vua thu hết, bổng lộc phát cho quan lại ít ỏi. Từ đó sinh ra cảnh quan lại tham nhũng, biên thần cát cứ cắt xén phần nộp lên triều đình; thổ hào địa phương chiếm ruộng công, bắt dân phục dịch vô độ... Vào giai đoạn cuối của các triều đình phong kiến, xa hội loạn lạc rối ren; nền quân chủ chuyên chế Trung Hoa đã quá cực đoan, cứng nhắc, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra làm sụp đổ triều đại cũ đã suy tàn.