Ông chúa Đức Huệ- người ông chúa cuối cùng của xứ Kim Chi ?

  1. Lịch sử

Bà sinh ngày 25 tháng 5, 1912 tại Cung Changdeok ở Seoul, là con gái út của Hoàng đế Quang Vũ và Lương Cung nhân. Hoàng đế Quang Vũ rất yêu cô con gái nhỏ này nên đã phong cho mẹ bà làm Quý nhân, ngụ tại Phúc Ninh cung, và lập nhà trẻ ở Cung Deoksu cho bà tại Jeukjodang, điện Hamnyeong. 

Năm 1919, bà được bí mật đính ước với Kim Jang-han, cháu của triều thần Kim Hwangjin. Tuy nhiên năm 1920, Nhật Bản chính thức xâm lược, đô hộ Đại Hàn nên hôn sự đổ bể, bà bị chính quyền Nhật bắt sang làm con tin năm 1925 với lí do để học tập. Kể từ đó Đức Huệ bắt đầu trở nên trầm tính, khép mình với mọi người. 

Năm 1926, biết tin phụ thân Cao Tông qua đời, bà nhốt mình trong phòng cho tới khi được tạm đưa về Đại Hàn dự tang cha. Lúc này bà chuyền từ trầm tính, khép mình thành bất ổn thần kinh, trầm cảm nặng và phải sang

Vào tháng 5 năm 1931, dưới sự "mai mối" của Hoàng hậu Trinh Minh, vợ của Thiên hoàng Đại Chính của nước Nhật, bà bị ép hôn với Bá tước Sō Takeyuki (武志 – Võ Chí), {1923-1985}. Chuyện hôn nhân này được quyết định từ năm 1930, và được tiến hành mặc sự phản đối của Thái tử anh trai bà. Bà sinh hạ con gái Masae (正惠 – Chính Huệ) vào ngày 14 tháng 8, 1932.

Năm 1933, Đức Huệ Ông chúa lại một lần nữa mắc bệnh thần kinh, và sống nhiều năm sau trong các bệnh viện tâm thần khác nhau. Bà li dị chồng năm 1953. Sau những buồn đau từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bà lại phải chịu thêm khổ đau khi cô con gái duy nhất tự sát bằng cách chết đuối vào năm 1955. Tình trạng sức khoẻ của bà xấu đi rõ rệt.

Bà trở về Triều Tiên theo lời mời của chính phủ Hàn Quốc vào 26 tháng 1, 1962. Những câu nói của bà khi vừa đặt chân lên tổ quốc suốt mấy chục năm xa các thật khiến cho người ta suy ngẫm: "Đây là đất Triều Tiên, ta là Ông chúa cuối cùng của Triều Tiên, cuối cùng ta đã có thể trở về cung Changdeok. Đây không phải là mơ đó chứ....", sau đó  bà đã khóc rất nhiều và cho dù bị bệnh thần kinh, bà vẫn nhớ chính xác tất cả các nghi lễ cung đình. Bà sống ở điện Nakseon, Cung Changdeok, với vợ chồng Thái tử, hai vợ chồng con trai họ là Hoàng tử Cửu và Julia Mullock, và thị nữ Byeon Bokdong của bà. Bà mất ngày 21 tháng 4 năm 1989 tại điện Sugang, Cung Changdeok, và được an táng tại Hongryureung ở Namyangju, gần Seoul.

Fact: Theo điển lệ của nhà Lý Triều Tiên, các đích nữ của vua Triều Tiên gọi là Công chúa (Kongju), thứ nữ được gọi là Ông chúa (Ongju). Do mẹ chỉ là một cung nhân mà không phải Hoàng hậu nên bà chỉ được gọi là "Ông chúa" thay vì "Công chúa". Từ "Ông" ở đây chỉ có nghĩa là "thứ nữ". 

Tuy nhiên do hai người chị đều mất rất trẻ (Trưởng nữ con hoàng hậu Minh Thành chỉ thọ có 223 ngày do nhi bệnh, thứ nữ con Lý Thuận Nga hưởng dương 2 tuổi) nên Đức Huệ có thể coi là Ông chúa cuối cùng của Đại Hàn.

Nếu có quan tâm đến nhân vật này, mình khuyên các bạn nên đọc cuốn ÔNG CHÚA ĐỨC HUỆ của nxb Phụ nữ rất hay và cảm động

Từ khóa: 

lịch sử

Trông đáng yêu nhỉ.

Trả lời

Trông đáng yêu nhỉ.

Không biết bà công chúa này có sống cùng thời vs hoàng tử Bảo Long bên mình không ???