Lối sống zero waste là như thế nào? Một số những cách để trở thành lối sống xanh này như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Không chỉ làm hại môi trường biển, các nhà khoa học cũng cảnh báo, lượng rác thải nhựa đang có mặt trên đất liền sẽ phải mất tới 500 năm nữa mới phân hủy hết. Thực trạng này cho thấy hạn chế rác thải nhựa không phải là công việc của riêng các nhà chức trách mà là trách nhiệm của mỗi người. Tại một số nước phương Tây, nhiều bạn trẻ đang tham gia vào một trào lưu rất tích cực là chuyển sang lối sống zero waste hay lối sống xanh. Trong xã hội hiện đại, một cuộc sống hoàn toàn không sử dụng đến nhựa là không hề dễ, thế nhưng cũng không phải bất khả thi. Bạn luôn phải mang theo túi riêng khi đi mua sắm để tránh dùng túi nilon, lựa chọn các vật dụng gia đình như bàn chải, xô chậu… làm từ vật liệu tái chế được và tự mang cốc theo đến các quán café hay trà sữa. Tuy hơi bất tiện một chút nhưng các lợi ích cũng cực kỳ nhiều. Nếu thấy hứng thú với phong cách sống này, chỉ cần lướt mạng một lúc là bạn đã có thể tìm thấy hàng chục trang web hướng dẫn các bước để chuyển sang zero waste. Trên toàn thế giới hiện có khoảng hơn 100 cửa hàng tạp hóa theo phong cách zero waste, bán đồ hữu cơ và nói không với các bao bì nhựa. Mục tiêu lớn nhất là giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra Trái Đất bởi sự thay đổi của một cá nhân không đáng kể nhưng nếu cả một cộng đồng lựa chọn sống theo phong cách này, sự khác biệt tạo ra sẽ là rất lớn. Đây là những cách mà chúng ta có thể dần dần đi vào cuộc sống zero waste, đặc biệt là ở đất nước Việt Nam: 1. Đi ăn ngoài hàng chứ đừng mua về. Thứ nhất thì mình ăn chay, thứ hai nữa là mình cũng ít la cà ăn uống này nọ, nên có nhiều khi mình hay mua đồ về nhà ăn, hoặc nhờ người thân mua đồ ăn giúp mình. Thật sự thì những lúc đó mình cũng thấy có lỗi lắm, vì thấy phải dùng bịch ni lông nhiều. Nên mình cũng hay tự nhủ cố gắng chạy ra ngoài ăn những lúc ở nhà không có gì ăn, chứ đừng mua về nhà nữa. Mặc dù nhiều lúc như vậy mình toàn phải đi ăn một mình, nhưng hiểu được là mình sẽ không tạo ra nhiều rác hơn nữa làm mình cảm thấy vui vui. 2. Hạn chế trà sữa. Có thể mình nói hơi quá nhưng nhìn hàng trăm ly trà sữa được bán ra hằng ngày, mình cũng thấy… đau lòng. Vì toàn bộ đều được đựng trong ly nhựa, dùng ống hút nhựa, được đựng trong túi ni lông. Bản thân mình rất hiếm khi uống trà sữa vì nó quá hại cho sức khoẻ, cho nên việc cắt hoàn toàn trà sữa không phải là vấn đề khó với mình. Nhưng với các bạn đang uống nhiều trà sữa, các bạn có thể dần dần giảm lại. Mình nghĩ điều này không chỉ tốt cho môi trường, mà còn tốt cho sức khoẻ các bạn. Lượng đường trong một ly trà sữa đã nhiều hơn lượng đường cho phép mỗi ngày cho cơ thể, nếu bạn không uống đường thì sữa bò cũng làm rối loạn hormone, ảnh hưởng tới da và hệ tiêu hoá của bạn. Hiểu được vậy nên hầu hết những khi đi uống trà sữa với bạn thì mình chỉ uống trà nguyên chất không đường. 3. Uống thức uống nóng Mình phát hiện ra một cách để không phải lo lắng chuyện ống hút khi đi uống nước với bạn bè nữa là mình có thể gọi đồ uống nóng. Mình nghĩ đa số các quán đều sẽ có đồ uống nóng cho chúng ta. 4. Mang theo túi vải mọi lúc mọi nơi Nếu bạn có mua gì thì cũng có thể sử dụng nó để đựng đồ, thay vì dùng túi ni lông của shop. 5. “Điều tra” xem những shop nào sử dụng túi giấy. Mình thấy hầu hết các cửa hàng thực phẩm sạch đều sử dụng túi giấy, các shop bán đồ thiết kế cũng hay sử dụng túi giấy. Cách mà mình “điều tra” các shop ấy chính là lên instagram và kiếm hình ảnh của shop. Và các bạn sẽ rất dễ thấy hình ảnh khách hàng chụp ảnh túi hàng của shop ấy đấy. 6. Hạn chế shopping Điều này sẽ hạn chế những túi, bịch, bao đựng đồ, đồng thời còn đỡ cho bạn phải dọn dẹp chúng về sau nữa. 7. Hạn chế mua online, và gom chung các order nếu có thể. Quá trình vận chuyển hàng là một quán trình tốn kém nhiên liệu, khi các phương tiện di chuyển cũng sẽ tạo ra các chất thải không đáng có. Nếu có thể thì bạn có thể gom order và mua một lần để đỡ mất công ship hàng nhiều lần, và lượng bao bì đóng gói cũng được giảm thiểu. 8. Hạn chế sử dụng giấy. In hai mặt, take note trên máy tính, tận dụng toàn bộ giấy mình đang có, dùng hết cả quyển sổ, dùng khăn lau thay vì dùng giấy… Túm lại là cứ hạn chế giấy khi có thể. 9. Tái sử dụng túi ni lông. Nhiều khi mình hay có những túi ni lông đẹp đẹp thì mình sẽ giữ lại để cất đồ, hoặc dùng để đựng đồ mỗi khi ra ngoài. Cơ bản vì nó… đẹp và mình cũng muốn tìm cách tái sử dụng chúng. Ngoài ra những túi ni lông mà mình đem về nhà, mình có thể sử dụng chúng để đựng rác, thay vì mua bao ni lông chỉ để đựng rác. 10. Xem xét tính “đa chức năng” của đồ vật Mình thích những vật mà có nhiều chức năng, vì như thế chúng ta không cần phải sở hữu quá nhiều đồ đạc cho nhiều nhu cầu. Tái sử dụng lại một số đồ đạc cũng là cách hay, như mình hay giữ những lọ thuỷ tinh, hộp giấy để đựng đồ ấy. 11. Ăn chay nhiều hơn Những ai quan tâm đến môi trường có thể thử bắt đầu nghiên cứu lợi ích của ăn chay, chính xác hơn là veganism lên môi trường. Trung bình người ăn chay một ngày có thể tiết kiệm được 4163 lít nước, 2.79 mét vuông rừng, 10kg khí CO2, 23kg thóc lúa, và mạng sống của một con vật.
Trả lời
Không chỉ làm hại môi trường biển, các nhà khoa học cũng cảnh báo, lượng rác thải nhựa đang có mặt trên đất liền sẽ phải mất tới 500 năm nữa mới phân hủy hết. Thực trạng này cho thấy hạn chế rác thải nhựa không phải là công việc của riêng các nhà chức trách mà là trách nhiệm của mỗi người. Tại một số nước phương Tây, nhiều bạn trẻ đang tham gia vào một trào lưu rất tích cực là chuyển sang lối sống zero waste hay lối sống xanh. Trong xã hội hiện đại, một cuộc sống hoàn toàn không sử dụng đến nhựa là không hề dễ, thế nhưng cũng không phải bất khả thi. Bạn luôn phải mang theo túi riêng khi đi mua sắm để tránh dùng túi nilon, lựa chọn các vật dụng gia đình như bàn chải, xô chậu… làm từ vật liệu tái chế được và tự mang cốc theo đến các quán café hay trà sữa. Tuy hơi bất tiện một chút nhưng các lợi ích cũng cực kỳ nhiều. Nếu thấy hứng thú với phong cách sống này, chỉ cần lướt mạng một lúc là bạn đã có thể tìm thấy hàng chục trang web hướng dẫn các bước để chuyển sang zero waste. Trên toàn thế giới hiện có khoảng hơn 100 cửa hàng tạp hóa theo phong cách zero waste, bán đồ hữu cơ và nói không với các bao bì nhựa. Mục tiêu lớn nhất là giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra Trái Đất bởi sự thay đổi của một cá nhân không đáng kể nhưng nếu cả một cộng đồng lựa chọn sống theo phong cách này, sự khác biệt tạo ra sẽ là rất lớn. Đây là những cách mà chúng ta có thể dần dần đi vào cuộc sống zero waste, đặc biệt là ở đất nước Việt Nam: 1. Đi ăn ngoài hàng chứ đừng mua về. Thứ nhất thì mình ăn chay, thứ hai nữa là mình cũng ít la cà ăn uống này nọ, nên có nhiều khi mình hay mua đồ về nhà ăn, hoặc nhờ người thân mua đồ ăn giúp mình. Thật sự thì những lúc đó mình cũng thấy có lỗi lắm, vì thấy phải dùng bịch ni lông nhiều. Nên mình cũng hay tự nhủ cố gắng chạy ra ngoài ăn những lúc ở nhà không có gì ăn, chứ đừng mua về nhà nữa. Mặc dù nhiều lúc như vậy mình toàn phải đi ăn một mình, nhưng hiểu được là mình sẽ không tạo ra nhiều rác hơn nữa làm mình cảm thấy vui vui. 2. Hạn chế trà sữa. Có thể mình nói hơi quá nhưng nhìn hàng trăm ly trà sữa được bán ra hằng ngày, mình cũng thấy… đau lòng. Vì toàn bộ đều được đựng trong ly nhựa, dùng ống hút nhựa, được đựng trong túi ni lông. Bản thân mình rất hiếm khi uống trà sữa vì nó quá hại cho sức khoẻ, cho nên việc cắt hoàn toàn trà sữa không phải là vấn đề khó với mình. Nhưng với các bạn đang uống nhiều trà sữa, các bạn có thể dần dần giảm lại. Mình nghĩ điều này không chỉ tốt cho môi trường, mà còn tốt cho sức khoẻ các bạn. Lượng đường trong một ly trà sữa đã nhiều hơn lượng đường cho phép mỗi ngày cho cơ thể, nếu bạn không uống đường thì sữa bò cũng làm rối loạn hormone, ảnh hưởng tới da và hệ tiêu hoá của bạn. Hiểu được vậy nên hầu hết những khi đi uống trà sữa với bạn thì mình chỉ uống trà nguyên chất không đường. 3. Uống thức uống nóng Mình phát hiện ra một cách để không phải lo lắng chuyện ống hút khi đi uống nước với bạn bè nữa là mình có thể gọi đồ uống nóng. Mình nghĩ đa số các quán đều sẽ có đồ uống nóng cho chúng ta. 4. Mang theo túi vải mọi lúc mọi nơi Nếu bạn có mua gì thì cũng có thể sử dụng nó để đựng đồ, thay vì dùng túi ni lông của shop. 5. “Điều tra” xem những shop nào sử dụng túi giấy. Mình thấy hầu hết các cửa hàng thực phẩm sạch đều sử dụng túi giấy, các shop bán đồ thiết kế cũng hay sử dụng túi giấy. Cách mà mình “điều tra” các shop ấy chính là lên instagram và kiếm hình ảnh của shop. Và các bạn sẽ rất dễ thấy hình ảnh khách hàng chụp ảnh túi hàng của shop ấy đấy. 6. Hạn chế shopping Điều này sẽ hạn chế những túi, bịch, bao đựng đồ, đồng thời còn đỡ cho bạn phải dọn dẹp chúng về sau nữa. 7. Hạn chế mua online, và gom chung các order nếu có thể. Quá trình vận chuyển hàng là một quán trình tốn kém nhiên liệu, khi các phương tiện di chuyển cũng sẽ tạo ra các chất thải không đáng có. Nếu có thể thì bạn có thể gom order và mua một lần để đỡ mất công ship hàng nhiều lần, và lượng bao bì đóng gói cũng được giảm thiểu. 8. Hạn chế sử dụng giấy. In hai mặt, take note trên máy tính, tận dụng toàn bộ giấy mình đang có, dùng hết cả quyển sổ, dùng khăn lau thay vì dùng giấy… Túm lại là cứ hạn chế giấy khi có thể. 9. Tái sử dụng túi ni lông. Nhiều khi mình hay có những túi ni lông đẹp đẹp thì mình sẽ giữ lại để cất đồ, hoặc dùng để đựng đồ mỗi khi ra ngoài. Cơ bản vì nó… đẹp và mình cũng muốn tìm cách tái sử dụng chúng. Ngoài ra những túi ni lông mà mình đem về nhà, mình có thể sử dụng chúng để đựng rác, thay vì mua bao ni lông chỉ để đựng rác. 10. Xem xét tính “đa chức năng” của đồ vật Mình thích những vật mà có nhiều chức năng, vì như thế chúng ta không cần phải sở hữu quá nhiều đồ đạc cho nhiều nhu cầu. Tái sử dụng lại một số đồ đạc cũng là cách hay, như mình hay giữ những lọ thuỷ tinh, hộp giấy để đựng đồ ấy. 11. Ăn chay nhiều hơn Những ai quan tâm đến môi trường có thể thử bắt đầu nghiên cứu lợi ích của ăn chay, chính xác hơn là veganism lên môi trường. Trung bình người ăn chay một ngày có thể tiết kiệm được 4163 lít nước, 2.79 mét vuông rừng, 10kg khí CO2, 23kg thóc lúa, và mạng sống của một con vật.