Mặt trời hình thành từ bao giờ?

  1. Kiến thức chung

Mặt trời phát ra nhiệt độ bao nhiêu và đến bao giờ thì cạn kiệt nguyên liệu, nhiên liệu? Mặt trời ở xa như vậy vì sao biết được nhiệt độ ở bề mặt mặt trời?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mặt trời là một quả cầu lửa có đường kính 1,39 triệu km, có khối lượng 1989 x 1024 tấn và ở vị trí cách trái đất 149,598 triệu km. Mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm và còn tồn tại được ít ra là... 5,5 tỉ năm nữa (!) Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ở trung tâm mặt trời là 15 triệu °C (15.000.000°C) và ở bề mặt của mặt trời là vào khoảng 6000°c. Nguồn năng lượng khổng lồ do mặt trời sinh ra là bắt nguồn từ những phản ứng nhiệt hạch. Trên mặt trời có chứa rất nhiều nguyên tố hydro tồn tại ở dạng khí. Dưới áp suất của nhiệt độ rất cao tại trung tâm mặt trời các hạt nhân của nguyên tử hyđro sẽ tác động lên nhau và kết hợp thành hạt nhân của nguyên tử hêli (He). Phản ứng này sẽ làm tỏa ra ánh sáng và sức nóng rất lớn. Nguyên liệu hydro có ở mặt trời đủ cung cấp cho nhiều tỉ năm nữa, nếu có hết thì hạt nhân của các nguyên tử khác sẽ tiếp tục các phản ứng tương tự. Sở dĩ đo được nhiệt độ của mặt trời là do căn cứ vào phát hiện của nhà vật lý người Áo J M.Stephan về mối liên quan giữa bức xạ và nhiệt độ (1897) và căn cứ vào màu sắc quan sát được của mặt trời.
Trả lời
Mặt trời là một quả cầu lửa có đường kính 1,39 triệu km, có khối lượng 1989 x 1024 tấn và ở vị trí cách trái đất 149,598 triệu km. Mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm và còn tồn tại được ít ra là... 5,5 tỉ năm nữa (!) Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ở trung tâm mặt trời là 15 triệu °C (15.000.000°C) và ở bề mặt của mặt trời là vào khoảng 6000°c. Nguồn năng lượng khổng lồ do mặt trời sinh ra là bắt nguồn từ những phản ứng nhiệt hạch. Trên mặt trời có chứa rất nhiều nguyên tố hydro tồn tại ở dạng khí. Dưới áp suất của nhiệt độ rất cao tại trung tâm mặt trời các hạt nhân của nguyên tử hyđro sẽ tác động lên nhau và kết hợp thành hạt nhân của nguyên tử hêli (He). Phản ứng này sẽ làm tỏa ra ánh sáng và sức nóng rất lớn. Nguyên liệu hydro có ở mặt trời đủ cung cấp cho nhiều tỉ năm nữa, nếu có hết thì hạt nhân của các nguyên tử khác sẽ tiếp tục các phản ứng tương tự. Sở dĩ đo được nhiệt độ của mặt trời là do căn cứ vào phát hiện của nhà vật lý người Áo J M.Stephan về mối liên quan giữa bức xạ và nhiệt độ (1897) và căn cứ vào màu sắc quan sát được của mặt trời.