Một số loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của nước ta

  1. Nghệ thuật

Như ta đã biết thì Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh như: tín ngưỡng, những phong tục tốt đẹp từ lâu đời, lễ hội nhiều ý nghĩa cho sinh hoạt cộng đồng...

Nếu nói đến văn hóa dân tộc thì không thê không nhắc đến Nghệ thuật sân khấu dân gian, mỗi vùng miền đều có những bộ môn nghệ thuật dân gian riêng biệt vô cùng đặc sắc tạo nên một bức tranh tổng thể về nghệ thuật sân khấu dân gian đa dạng và quý giá.

"Mình có tìm hiểu, tham khảo các nguồn về một số loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu muốn chia sẻ với mọi người. Cùng tìm hiểu nào !"

Như đã biết: Sự ra đời và phát triển của sân khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống nông nghiệp, múa rối nước là nghệ thuật dân gian của người nông dân làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được biểu diễn trong dịp hội hè, những lúc nông nhàn, múa rối nước là một nghệ thuật tổng hoà giữa các nghệ thuật điêu khắc, sơn mài, âm nhạc, hội họa và văn học (Trích Wikipedia - Sân Khấu Việt Nam)

1. Cải lương

Chuyện là: Ở xứ Nam Kỳ cũ, hơn hàng trăm năm trước thịnh hành phòng trào đờn ca tài tử, dùng nhạc cụ dân tộc chơi các bản nhạc lễ có viết thêm lời ca dựa vào nhã nhạc cung đình, pha lẫn âm nhạc xứ Quảng, biểu diễn qua hình thức ''ca ra bộ'', tức vừa hát vừa ''ra bộ'' (tức diễn xuất). ''Ca ra bộ'' và đờn ca tài tử dần dần phát triển thành nghệ thuật sân khấu, có tuồng tích hoàn chỉnh, biến thành ''hát bộ pha cải lương'', sau đó trở thành loại hình sân khấu độc lập gọi là ''cải lương''

Thế chắc hẳn có nhiều câu hỏi tại sao gọi là ''cải lương'' nhỉ ?

=> Theo nghĩa, ''cải lương'' là ''sửa đổi cho tốt hơn'', thuật ngữ này xuất hiện trên báo chí trước năm 1905, chỉ trào lưu triết học Chữ nghĩa cải lương (Réformisme). Đến năm 1918, mộ bầu sô đã trương biển hiệu ''Ban hát cải lương Châu Văn Tú'' khi thành lập ban hát chuyện trình diễn lối hát ca ra bộ trên sân khấu đờn ca tài tử. Có người nhân đó viết bài câu đối:


Cải cách hát theo tiến bộ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

Từ đó hai chữ ''cải lương'' chính thức được dùng để gọi tên loại hình sân khấu đặc sắc nhất Nam Bộ.




cai luong


Trình diễn: So với Chèo thì có lối nói ví von đông dài, Tuồng có lối hát cường điệu thì Cải lương có kết diễn xuất đơn giản mà chân thật, vì vậy mà nó gần gũi với đời thực hơn. Diễn viên chủ yếu là ca và nói, có nhạc đệm theo, giai điệu và ca từ rất ngọt ngào, thấm thiá... Cải lương tuồng cổ có trang phục, trang sức hoa lệ nhưng còn cải lương hiện đại thì diễn viên có thể ăn mặc giống như cuộc sống bình dị, đời thường hàng ngày

Dàn nhạc gồm đàn kìm, đờn cò, đờn xến, sáo, tiêu. Sau có thêm đàn tranh và guitar phím lõm, kèn Saxophone, trống Tây, thậm chí organ và piano. Bài bản lấy từ các bản nhạc cổ trong đờn ca tài tử, gồm các điệu Nam, Bắc, Lễ, Oán, trong đó bài Dạ cổ hoài lang trở thành Vọng cổ bây giờ. Tuồng tích ban đầu về đề tài lịch sử, gia đình, chiến tranh, tín ngưỡng,...

Tuy có mặt sau nhưng chỉ trong chưa đầy 100 năm thì Cải lương đã tiến một bước dài, không những được yêu thích ở miền Nam mà còn phổ biến ở ba miền.

2. Tuồng


Khác với chèo vốn là loại hình sân khấu dân gian, tuồng xuất thân từ nghệ thuật cung đình. Chữ ''tuồng'' (thông dụng từ miền Trung trở ra) có nghĩa là ''kịch hát'', tương truyền xuất phát từ chữ ''liên trường'' (kéo dài liên tiếp thành vỡ diễn có mở đầu và kết cục) bị địa phương hoá thành ''luông tuồng''. Khán giả miền Nam không gọi tuồng mà gọi là ''hát bộ'' hay ''hát bội''. Gọi là ''hát bộ'' vì diễn xuất cuả diễn viên phải theo đúng bộ diễn: hát bộ, ra bộ, diễn bộ... Gọi ''hát bội'' với ''bội = nhiều'', ý chỉ một vở diễn có nhiều vai diễn và nhiều phục trang đạo cụ đa dạng.

Xét về nguồn gốc cuả tuồng, nhiều sử liệu đang chứng minh rằng tuồng du nhập từ bên Tàu ở thế kỉ 11 (khoảng năm 1005). Đến năm 1437, khi Lương Đăng chế định ra nhã nhạc thì tuồng bị bài xích khỏi cung đình Đàng Ngoài, nhưng vẫn phổ biến trong dân gian và tầng lớp quý tộc. Rồi tuồng theo chân binh lính chúa Nguyễn vào Đàng Trong và phát triển rực rỡ ở TK 18. Dần dần tuồng trở thành tài sản tinh thần riêng cuả người dân Việt Nam, người có công lớn nhất phải kể đến đó chính là Đào Duy Từ với tuồng cổ San Hậu còn diễn đến tận ngày nay.

Do bối cảnh lịch sử phức tạp nên tuồng có nhiều loại hình và trường phái. Cơ bản nó được chia thành hai loại hình: kinh điển và dân gian và ba trường phái: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Trong đó tuồng Trung Bộ với cái nồi ở Bình Định, tỏ ra phong phú mang đậm màu sắc dân tộc hơn cả.

giao-luu-tuong1


Tuồng tích ban đầu thường lấy từ cổ tích hay phóng tác từ truyện kinh điển cuả Tàu, chủ yếu ca ngợi lòng tận trung với vua với nước. Vì tuồng tích có sẵn nên khán giả đến rạp xem tuồng chủ yếu là xem đào, kép mình yêu thích diễn. Diễn viên nữ đóng tuồng cũng gọi là ''đào'', nam là ''kép'', còn ''lão'' là diễn viên già. Khác với Chèo, nhân vật trong các vở chèo có chức quyền cao nhất chỉ đến tri huyện là cùng, dàn nhân vật trong Tuồng lại khác bởi dàn nhân vật của nó toàn hạng quyền quý có thể cấp bậc lên đến hoàng đế.

Sân khấu tuồng thời xưa chỉ có chiếc chiếu trải giữa sân đình, tưởng chừng như những thứ khác cũng đơn giản. Nhưng không, có khá là nhiều quy định như phục trang cầu kỳ, đạo cụ nhiều vô cùng. Nhân vật nào ra sân khấu từ cánh gà tay mặt (sinh môn) đều sống tới cuối tuồng, dẫu có bộ kẻ gian hãm hại cũng không chết. Ngược lại, nhân vật nào ra sân khấu ở cánh gà nên trái (tử môn) chắc chắn sẽ chết, dẫu đó là vừa đi chăng nữa. Nhân vật tuồng phân biệt trung nịnh, sang hèn, chánh gà.. căn cứ vào hoá trang mặt mũi, râu tóc, áo quần. Trung thần mặt đỡ, nịnh thần mặt xàm, gian thần mặt trắng mốc, mặt đen là nhân vật bộc trực ngay thẳng, màu lục là kẻ mưu mô xảo quyệt hay hồn ma...

Tuồng còn có đặc điểm rất thú vị, đó là lối diễn ước lệ còn hơn cả chèo. Căn cứ vào câu hát, động tác, đạo cụ thô sơ (roi, kiếm...) cuả diễn viên mà khán giả có thể tưởng tượng ra núi sông, sáng sớm,...

3. Chèo


Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian kết hợp cả múa, hát, nhạc, kịch, lối nói vì von giàu tính tự sự trữ tình. Tương truyền người sáng lập ra chèo là một vũ ca tài ba ở triều đình, bà Phạm Thị Trân - người sau này được tôn là tổ nghề hát chèo.

Chuyện là khi bà tiến cung (TK 10), vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho bà chức Ưu bà, chuyên dạy quân lính múa hát, đánh trống, gãy đàn, diễn các tích trò, lúc đó gọi là hát trò ngại, sau gọi là hát chèo. Qua thời gian, tích truyện ngắn cuả chèo dựa trên trò nhại được phát triển thành vỡ diễn trọn vẹn. Thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông ban lệnh cấm diễn chèo trong cung, vì thế chèo lui về nông thôn, diễn những tuồng tích viết bằng chữ Nôm, ngày càng phổ biến ở vùng nông thôn Bắc Bộ, đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ 19.

Hồi xưa, chèo thường được biểu diễn ở sân đình, chùa hoặc sân nhà các gia đình quyền quý. ''Sân khấu'' thường chỉ là một chiếc chiếu, treo tấm màn nhỏ làm phông, diễn viên và nhạc công chia nhau ngồi hai bên mép chiếu. Cảnh trí hoàn toàn mang tính ước lệ, khán giả sẽ biết câu chuyện trong vở chèo xảy ra ở đâu khi nghe diễn viên nói, hát, múa. Diễn viên chèo luôn có cái quạt phe phẩy trên tay. Nhạc cụ gõ gồm có trống cái, trống con, thanh la, mõ; nhạc cụ dây có đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu. Nhất là cái trống, dân gian thường nói, ''phi trống bất thành chèo'' - chèo mà không có trống là không xong. Chiếc trống cái gõ những âm thanh nô nức, hào hùng; trống con dùng để giữ nhịp cho câu hát, điệu múa.

maxresdefault


Vì chèo phát triển mạnh ở nông thôn, nên các vở chèo luôn gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè. Mỗi khi thu hoạch xong, thôn làng lại tưng bừng tổ chức lễ hội để cảm tạ trời đất đã ban cho một vụ mùa no ấm trong những lễ hội đó, không bao giờ thiếu chèo.

Bao giờ cho đến Giêng, Hai Cho làng vào đám, cho ai xem chèo

Nhân vật trong chèo có 5 loại điển hình: Đào (vai nữ trẻ) - Kép (vai nam trẻ) - Lão (vai nam già, thường là say rượu) - Mụ (vai nữ già) - Hề (nhân vật gây cười). Ca vũ nhạc dựa trên nền dân ca dân vũ, chủ yếu là thơ dân gian, tuồng tích lấy từ cổ tích, truyện Nôm, hoặc bất kỳ đề tài nào xảy ra trong cuộc sống, từ phê phán thói xấu cuả người đời, đã kích thói cường hào ác bá, đến những câu chuyện hàng ngày nơi thôn dã, hoặc trong nhà quan lại, xoay quanh mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, dì ghẻ - con chồng, vợ chồng, bè bạn, anh em, tớ thày... Trong tích chèo, thiện luôn thắng ác, nên nhân vật chia thành vai chính (chính điện, người tốt) và vai lệch hoặc pha (phản diện, kẻ ác, hoặc nổi loạn): Sĩ tử trung nghĩa luôn đỗ đạt làm quan, người vợ chung thuỷ luôn đoàn tụ cùng chồng, kẻ thủ ác chắc chắn bị trừng phạt.

Chèo ngày nay, nhất là chèo cổ đã được xếp vào hàng ''di sản quốc gia'' cần được bảo vệ, giữ gìn và phát triển.

*Phạm Thị Trân được đưa vào danh sách những phụ nữ Việt Nam huyền thoại được thế giới tuyển chọn là '' Những hình tượng phụ nữ nổi tiếng nhất của nhân loại từ thời tiền sử đến ngay''

Nhìn chung nước Việt ta còn nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc khác nữa, nếu có cơ hội được xem tận mắt thì mình nghĩ đó sẽ là trải nghiệm tuyệt vời với mọi người đó ạ ! ^^

Lưu ý:


Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ chuyên mục CLB Trạng và bạn của truyện Thần Đồng Đất Việt.

Hình ảnh được sử dụng trích từ các nguồn trên Internet (baomoi,...)

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

nghệ thuật dân gian

,

nghệ thuật

Cảm ơn
Friendly Me
đã chia sẻ! Cá nhân a thì không rành các loại hình nghệ thuật dân gian lắm, nên cũng không biết phải hỏi gì thêm về chúng.
Có cái là, theo cá nhân a đánh giá, người trẻ (thế hệ 8x 9x 10x đổ lại) gần như không có ai a quen biết mà thích nghe cải lương. Mặc dù có rất nhiều chương trình truyền hình vinh danh và nhắc nhở người xem về những nét đẹp & tinh tuý của loại hình nghệ thuật này.
Theo e thì cải lương có phải một môn nghệ thuật đã không còn phục vụ cho mục đích thưởng thức được nữa không? Thay vào đó, nó chỉ có thể phục vụ mục đích hoài niệm, tưởng nhớ?
Trả lời
Cảm ơn
Friendly Me
đã chia sẻ! Cá nhân a thì không rành các loại hình nghệ thuật dân gian lắm, nên cũng không biết phải hỏi gì thêm về chúng.
Có cái là, theo cá nhân a đánh giá, người trẻ (thế hệ 8x 9x 10x đổ lại) gần như không có ai a quen biết mà thích nghe cải lương. Mặc dù có rất nhiều chương trình truyền hình vinh danh và nhắc nhở người xem về những nét đẹp & tinh tuý của loại hình nghệ thuật này.
Theo e thì cải lương có phải một môn nghệ thuật đã không còn phục vụ cho mục đích thưởng thức được nữa không? Thay vào đó, nó chỉ có thể phục vụ mục đích hoài niệm, tưởng nhớ?