Nghệ thuật kịch đặc sắc trong vở "Lão Hà Tiện" của Molie ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vở kịch Lão Hà Tiện là một thành công lớn về nghệ thuật của Moliere, đặc biệt là nghệ thuật gây cười. Nghệ thuật gây cười: Moliere đã phát hiện ra khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách, tiếp thu và nâng cao các biện pháp gây cười của kịch hề dân gian Pháp, giấu kín bên trong những tiếng cười chính là những mối lo, những nỗi đau, những vấn đề xã hội, mang đậm ý nghĩa triết lý sâu sắc, giàu tính hiện thực và chiến đấu. Nghệ thuật kết hợp nhiều sắc thái tiếng cười khác nhau: tiếng cười hề kịch, tiếng cười khôi hài pha lẫn mỉa mai, tiếng cười châm biếm, tiếng cười bi kịch – tiếng cười đau đớn, xót xa, cười ra nước mắt. Nghệ thuật khắc họa và xây dựng tính cách nhân vật: được vận dụng khá mềm dẻo, tập trung mô tả những nét tính cách cơ bản và nổi bật nhất của nhân vật; loại bỏ những tình tiết phụ, rắc rối, đối lập. Mỗi nhân vật được gắn với một tính cách cụ thể như nhân vật chính - lão Harpagon với thói keo kiệt bủn xỉn hám lợi, trở thành điển hình độc đáo, tiêu biểu cho thói hà tiện (nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình). Nghệ thuật cường điệu hóa tính cách: tính hà tiện được phóng đại đến đỉnh cao, có nền móng cơ sở của hiện thực chắc chắn, nên có sức mạnh và được thừa nhận, do đó tính cách được phóng đại đậm nét hơn. Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch: xung đột trong hài kịch Molière luôn gắn liền với các hành động kịch toát ra từ ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Ngoài ra, xung đột kịch còn gắn với các tình huống kịch, mỗi một tình huống đều hàm chứa một sắc thái của tiếng cười như màn Harpagon bị mất tráp vàng chính là tình huống vô cùng đắt giá. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại: được sử dụng phù hợp với tính cách nhân vật, thường gắn với những tình huống hiểu lầm, gắn với nhiều nhân vật khác nhau với những tính cách khác nhau như: sự hiểu lầm giữa Harpagon và Valère khi một người nói chuyện về tiền còn một người nói chuyện về tình. Bằng thứ ngôn ngữ đối thoại lấp lửng tạo ra một cái cười có nhiều sắc thái khác nhau: lúc thì khôi hài, lúc thì mỉa mai châm biếm. Ngôn ngữ độc thoại: đó là hình thức giúp nhân vật bộc lộ nội tâm, được thể hiện rõ trong màn kịch Harpagon bị mất cái tráp vàng, lão đau đớn rên siết đến mức tưởng như mất trí. Tạm kết: Lão Hà Tiện biểu hiện nhiều phương diện tài năng của Moliere. Thông qua tác phẩm, ông đồng thời phê phán gay gắt một số quan hệ tư bản tàn nhẫn, mất tình người đương thời.
Trả lời
Vở kịch Lão Hà Tiện là một thành công lớn về nghệ thuật của Moliere, đặc biệt là nghệ thuật gây cười. Nghệ thuật gây cười: Moliere đã phát hiện ra khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách, tiếp thu và nâng cao các biện pháp gây cười của kịch hề dân gian Pháp, giấu kín bên trong những tiếng cười chính là những mối lo, những nỗi đau, những vấn đề xã hội, mang đậm ý nghĩa triết lý sâu sắc, giàu tính hiện thực và chiến đấu. Nghệ thuật kết hợp nhiều sắc thái tiếng cười khác nhau: tiếng cười hề kịch, tiếng cười khôi hài pha lẫn mỉa mai, tiếng cười châm biếm, tiếng cười bi kịch – tiếng cười đau đớn, xót xa, cười ra nước mắt. Nghệ thuật khắc họa và xây dựng tính cách nhân vật: được vận dụng khá mềm dẻo, tập trung mô tả những nét tính cách cơ bản và nổi bật nhất của nhân vật; loại bỏ những tình tiết phụ, rắc rối, đối lập. Mỗi nhân vật được gắn với một tính cách cụ thể như nhân vật chính - lão Harpagon với thói keo kiệt bủn xỉn hám lợi, trở thành điển hình độc đáo, tiêu biểu cho thói hà tiện (nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình). Nghệ thuật cường điệu hóa tính cách: tính hà tiện được phóng đại đến đỉnh cao, có nền móng cơ sở của hiện thực chắc chắn, nên có sức mạnh và được thừa nhận, do đó tính cách được phóng đại đậm nét hơn. Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch: xung đột trong hài kịch Molière luôn gắn liền với các hành động kịch toát ra từ ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Ngoài ra, xung đột kịch còn gắn với các tình huống kịch, mỗi một tình huống đều hàm chứa một sắc thái của tiếng cười như màn Harpagon bị mất tráp vàng chính là tình huống vô cùng đắt giá. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ đối thoại: được sử dụng phù hợp với tính cách nhân vật, thường gắn với những tình huống hiểu lầm, gắn với nhiều nhân vật khác nhau với những tính cách khác nhau như: sự hiểu lầm giữa Harpagon và Valère khi một người nói chuyện về tiền còn một người nói chuyện về tình. Bằng thứ ngôn ngữ đối thoại lấp lửng tạo ra một cái cười có nhiều sắc thái khác nhau: lúc thì khôi hài, lúc thì mỉa mai châm biếm. Ngôn ngữ độc thoại: đó là hình thức giúp nhân vật bộc lộ nội tâm, được thể hiện rõ trong màn kịch Harpagon bị mất cái tráp vàng, lão đau đớn rên siết đến mức tưởng như mất trí. Tạm kết: Lão Hà Tiện biểu hiện nhiều phương diện tài năng của Moliere. Thông qua tác phẩm, ông đồng thời phê phán gay gắt một số quan hệ tư bản tàn nhẫn, mất tình người đương thời.