Những điều mẹ cần biết khi con bắt đầu mọc răng

  1. Sức khoẻ nhi khoa

  2. Mẹ và Bé

Mọc răng là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Lúc này sức khỏe của bé sẽ có nhiều thay đổi, do răng đang mọc nên bé sẽ khó chịu và cáu gắt hơn. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên quan sát và chăm sóc trẻ thật tốt.

QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG

Khi các em bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên thì chúng được gọi là răng sữa. Đối với hầu hết trẻ nhỏ, răng hình thành và mọc khi con được khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Trong đó, hai răng cửa ở hàm dưới thường là những chiếc răng sữa mọc sớm nhất.

Quá trình trẻ mọc răng thường sẽ diễn ra cho đến khi bé được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, lúc đó 20 chiếc răng hầu như mọc đầy đủ. Tuy nhiên, có một số em bé bắt đầu mọc răng sớm hoặc muộn hơn một chút so với bình thường. Ví dụ như trẻ có thể bắt đầu mọc răng từ lúc 3 - 5 tháng tuổi. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng vì tình trạng này.

Quá trình mọc răng có một số đặc điểm như:

  • Bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai.
  • Thường cứ sau 6 tháng trẻ sẽ mọc thêm 4 chiếc răng.
  • Răng hàm dưới của trẻ thường mọc sớm hơn răng hàm trên.
  • Răng ở cả hai hàm thường mọc theo cặp, một ở bên phải và một ở bên trái.
  • Răng sữa của trẻ thường có kích thước nhỏ hơn và trắng hơn so với răng vĩnh viễn.
  • Vào thời điểm trẻ từ 2 đến 3 tuổi, tất cả răng sữa của trẻ sẽ mọc đầy đủ. Ở độ tuổi từ 6–12, cả răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ đều cùng tồn tại, trẻ sẽ dần thay răng.

https://cdn.noron.vn/2022/11/07/981797915307753-1667789302.jpg

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng và cách xử lý

a. Sốt nhẹ

Khi trẻ mọc răng, chúng ta thường thấy con có hiện tượng sốt nhẹ, đây là biểu hiện của đa số các em bé trong giai đoạn hình thành răng. Nguyên nhân là do trong thời gian mọc răng cơ thể của bé rất dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công. Hậu quả là trẻ bị sốt nhẹ.

Cách xử lý: Với tình trạng sốt nhẹ, cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc bé tại nhà là con sẽ ổn. Nếu như con sốt cao liên tục, cơ thể tím tái và có thể bị co giật thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

b. Sưng và đau chỗ mọc răng

Từ trước khi mọc răng vài ngày, trẻ mọc răng thường bị đau và khó chịu ở lợi. Vì vậy, trẻ thường có thói quen cho tay vào miệng để gặm hoặc gặm các đồ chơi hay thìa mà trẻ có thể cầm.

Cách xử lý: Cha mẹ có thể giúp giảm đau cho trẻ bằng cách cho con gặm những đồ chơi được thiết kế riêng cho trẻ mọc răng. Bạn hãy đặc biệt lưu ý lựa chọn những đồ chơi an toàn và vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên. Cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay cho bé vì bé thường có thói quen đưa tay vào miệng khi sắp và đang mọc răng.

c. Quấy khóc và biếng ăn

Trong thời gian mọc răng, em bé có thể cảm thấy đau nhức lợi và hơi khó chịu, bứt rứt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ và cha mẹ. Cụ thể, khi trẻ mọc răng, chúng sẽ quấy khóc nhiều hơn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bạn có thể chơi với con để bé vơi đi cảm giác nhức, khó chịu kia.

Bên cạnh đó, trẻ cũng trở nên biếng ăn hơn, một số bé còn bỏ bú, nguyên nhân là do răng mọc gây đau nhức. Chúng ta có thể dỗ dành để con ăn sữa và uống nước nhiều hơn. Đối với các em bé mọc răng trong thời gian ăn dặm, bạn nên cho con ăn đồ ăn lạnh nhé!

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, các bé trong thời gian này cũng hay chảy dãi bởi vì em bé còn nhỏ nên khả năng nuốt, kiểm soát nước bọt chưa tốt. Ngoài ra, trong giai đoạn răng mọc dây thần kinh số 5 bị kích thích. Điều này khiến cho em bé chảy dãi nhiều hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy dùng khăn, yếm quàng trước cổ cho con và lau dãi cho bé bằng khăn mềm sạch.

https://cdn.noron.vn/2022/11/07/68308219296876888-1667789317.jpg

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

  • Khi răng của trẻ bắt đầu mọc, việc giữ cho chúng sạch sẽ phụ thuộc một phần vào sự chăm sóc của cha mẹ. Ngay khi trẻ mọc răng, hãy chải răng cho trẻ hai lần một ngày (như một lần vào buổi sáng, sau đó một lần nữa ngay trước khi đi ngủ).
  • Dùng bàn chải đánh răng cỡ em bé có bôi kem đánh răng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ xem bạn có nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor hay không. Nếu con bạn không thích mùi vị của một loại kem đánh răng, hãy thử hương vị khác.
  • Bạn không cần phải chải theo một hướng nhất định. Chỉ cần cố gắng loại bỏ bất kỳ hạt thức ăn bám vào răng là được.
  • Một khi bé có nhiều răng, có thể khó tiếp cận tất cả các bề mặt răng bằng bàn chải. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc bạn nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa cho trẻ. Những que chỉ nha khoa đầy màu sắc được thiết kế đặc biệt cho trẻ em có thể giúp chúng dễ dàng được trẻ chấp nhận hơn.
  • Vào khoảng 18 tháng, con bạn có thể sẵn sàng bắt đầu học tự đánh răng. Tham khảo thêm thông tin về cách đánh răng đúng để giúp trẻ hình thành thói quen đúng cách và khoa học.
  • Khi bé được 2 tuổi, hãy bắt đầu sử dụng kem đánh răng nhiều hơn một chút, lượng khoảng bằng hạt đậu.

Làm gì nếu con bạn chưa mọc răng

Nếu bạn vẫn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của việc mọc răng khi trẻ được 18 tháng tuổi. Bạn nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ hoặc nha sĩ.

Ngoài ra, nếu con bạn có tất cả các dấu hiệu mọc răng - chảy nhiều nước dãi, sưng lợi thì nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. 

Từ khóa: 

trẻ mọc răng

,

sức khoẻ nhi khoa

,

mẹ và bé