Những lễ hội chùa lớn nào ở miền Bắc vào tháng 3, tháng 4?

  1. Văn hóa

Tháng 3, tháng 4 ở phía Bắc có những lễ hội chùa nào lớn nhỉ mọi người? Gia đình mình thường đầu năm hay đi chùa gần nhà vì có theo thầy, nhưng thỉnh thoảng muốn đi du xuân xa xa một chút, tham gia các lễ hội lớn.

Mình có biết 3 lễ hội chùa lớn nhất khu vực miền Bắc là:

Lễ hội chùa Hương: hội chùa Hương thì lớn nhất cả nước rồi, không ai là không biết. Cứ đầu năm mới là chùa Hương đông nghìn nghịt Phật tử cũng như khách du lịch các nơi về lễ và thăm thú. Trong thời điểm này thì lúc nào cũng nghi ngút hương khói như lạc vào tiên cảnh. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Và đi hội chùa Hương đừng ai quên đi thăm động Hương Tích.

  • Thời gian: Mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch, và cao điểm là từ rằm tháng Giêng đến hết ngày 20 tháng 2 Âm Lịch.
  • Địa điểm: xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km.

Lễ hội chùa Yên Tử: lễ chùa Yên Tử ở Quảng Ninh cũng rất nổi tiếng. Ngoài việc Phật tử tới lễ, Yên Tử còn là nơi để ngắm nhìn sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường lên chùa.

  • Thời gian: từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm Lịch
  • Địa điểm: Khu di tích danh thắng Yên Tử nằm rải từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

Lễ hội chùa Bái Đính: Hội chùa Bái Đính thì mình có đi hồi ở đây diễn ra Đại lễ cung nghinh xá lị Phật từ Ấn Độ về Việt Nam năm 2010. Hồi đấy người đông khủng khiếp, cảm giác phải nhích từng bước để vào nhìn thấy được nơi trưng xá lị. Đợt đó mình đi tối cũng như còn nhỏ nên không ngắm nghía được nhiều thứ, nhưng có biết Bái Đính là chùa có nhiều kỷ lục nhất, ví dụ như là quần thể chùa lớn nhất, tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á. Ngoài ra mùa lễ hội ở chùa này diễn ra rất nhiều hoạt động văn hoá thú vị như trò chơi dân gian, nghe hát Chèo, Xẩm, Ca trù...

  • Thời gian: chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3
  • Địa điểm: quần thể chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình

Còn ai biết lễ hội chùa nào lớn ở miền Bắc nữa không nhỉ? Cho mình xin recommend và vài cảm nhận khi đi nữa thì càng tốt nhá! Thanks all!

Từ khóa: 

văn hóa

Ở miền Bắc mình nhớ bố mẹ thường hay đi mấy lễ hội đầu năm :

  • Khai ấn đền trần ở Nam Định: khai ấn được tổ chức khoảng đêm 14, rạng sáng rằm tháng giêng . Lễ hội này khoảng chục năm trở lại đây nổi lên, đặc biệt được các quan chức quan tâm - xin ấn để xin thăng quan tiến chức. Nhưng ý nghĩa chính,  Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn. Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. 
  • Chợ Viềng - Nam định: Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm. Nguyên bản trước kia chợ Viềng bán các đồ nông cụ, đồ cũ không dùng đến với ý nghĩa tâm linh là bán cái rủi - mua cái may.
  • Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh) Từ ngày 14 đến hết tháng Giêng. Lễ hội này có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) để cầu tài cầu lộc. Đầu năm đi xin lộc, cuối năm trả lễ bà chúa Kho. Thường doanh nhân, người làm ăn buôn bán thường đi cầu tài lộc đầu năm ở Bà chúa Kho
Trả lời

Ở miền Bắc mình nhớ bố mẹ thường hay đi mấy lễ hội đầu năm :

  • Khai ấn đền trần ở Nam Định: khai ấn được tổ chức khoảng đêm 14, rạng sáng rằm tháng giêng . Lễ hội này khoảng chục năm trở lại đây nổi lên, đặc biệt được các quan chức quan tâm - xin ấn để xin thăng quan tiến chức. Nhưng ý nghĩa chính,  Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn. Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. 
  • Chợ Viềng - Nam định: Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm. Nguyên bản trước kia chợ Viềng bán các đồ nông cụ, đồ cũ không dùng đến với ý nghĩa tâm linh là bán cái rủi - mua cái may.
  • Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh) Từ ngày 14 đến hết tháng Giêng. Lễ hội này có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) để cầu tài cầu lộc. Đầu năm đi xin lộc, cuối năm trả lễ bà chúa Kho. Thường doanh nhân, người làm ăn buôn bán thường đi cầu tài lộc đầu năm ở Bà chúa Kho

Còn thiếu hội chùa Thầy ở Quốc Oai, Hà Tây nữa bạn. Đi hội chùa Thầy là không chỉ được thắp lễ, cúng bái mà còn xem rối nước, nghe nhạc cụ dân tộc. Đặc sắc nhất là múa rối nước vì chùa Thầy là nơi thờ ông tổ của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, pháp sư Từ Đạo Hạnh. Những vở hay nhất và hay được diễn là Tấm Cám, Thạch Sanh, Thánh Gióng,... ai mà để ý canh để xem được thì sẽ thấy rất thú vị.

Thời gian có hội chùa Thầy thì hội này chỉ diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 Tháng 3 Âm lịch thôi nhé. Nếu được thì nên đi từ ngày đầu, vì ngày đầu sẽ có những hoạt động mở màn đặc sắc nhất.