Những thói quen nào dẫn tới thoái vị đĩa đệm?

  1. Kiến thức chung

Thoái vị đĩa đệm cột sống là gì? Nguyên nhân và Triệu chứng của bệnh?

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.Thoái vị đĩa đệm cột sống là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống (TVĐĐCS) đề cập đến bệnh lý của đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường của thân đốt sống, dẫn đến chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống. TVĐĐCS thường gặp ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống tại vị trí bị chèn ép.

TVĐĐCS thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Ít người biết nguyên nhân thực sự của TVĐĐCS đa số do những vi chấn thương lặp đi lặp lại gây nên, khiến người bệnh không chú ý đến. Ví như mang vác nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp do chấn thương cột sống khi bị ngã từ trên  cao xuống, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... gây thoát vị đĩa đệm.

2. Nguyên nhân: 

Cân nặng cơ thể: Thừa cân làm tăng gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến tăng nguy cơ TVĐĐCS thắt lưng.

Nghề nghiệp: Những nhóm nghề nghiệp cần hoạt động thể lực nhiều, như thường xuyên phải mang vác nặng, đẩy hoặc kéo vật nặng, nghiêng hoặc vẹo cột sống sang bên... đều làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.


Yếu tố di truyền: Một số người bị mắc thoát vị đĩa đệm có tính chất di truyền trong gia đình.

3. Triệu chứng: 

Đau chân hoặc tay: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau ngoài cẳng chân và có thể cả bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên triệu chứng đau cổ, vai, cánh tay. Triệu chứng đau tay và chân có thể khởi phát hoặc tăng lên khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống.

Tê bì: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường phiền toái vì bị tê bì ở vùng cơ thể tương ứng với vùng chi phối của thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.

Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh làm giảm đáp ứng vận động của nhóm cơ do thần kinh đó chi phối gây nên yếu cơ. Triệu chứng yếu cơ có thể kín đáo chỉ phát hiện được khi người thầy thuốc thăm khám nhưng cũng có thể rất rõ ràng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh hoặc gây tàn phế.

Trả lời

1.Thoái vị đĩa đệm cột sống là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống (TVĐĐCS) đề cập đến bệnh lý của đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường của thân đốt sống, dẫn đến chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống. TVĐĐCS thường gặp ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống tại vị trí bị chèn ép.

TVĐĐCS thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Ít người biết nguyên nhân thực sự của TVĐĐCS đa số do những vi chấn thương lặp đi lặp lại gây nên, khiến người bệnh không chú ý đến. Ví như mang vác nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp do chấn thương cột sống khi bị ngã từ trên  cao xuống, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... gây thoát vị đĩa đệm.

2. Nguyên nhân: 

Cân nặng cơ thể: Thừa cân làm tăng gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến tăng nguy cơ TVĐĐCS thắt lưng.

Nghề nghiệp: Những nhóm nghề nghiệp cần hoạt động thể lực nhiều, như thường xuyên phải mang vác nặng, đẩy hoặc kéo vật nặng, nghiêng hoặc vẹo cột sống sang bên... đều làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.


Yếu tố di truyền: Một số người bị mắc thoát vị đĩa đệm có tính chất di truyền trong gia đình.

3. Triệu chứng: 

Đau chân hoặc tay: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau ngoài cẳng chân và có thể cả bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên triệu chứng đau cổ, vai, cánh tay. Triệu chứng đau tay và chân có thể khởi phát hoặc tăng lên khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống.

Tê bì: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường phiền toái vì bị tê bì ở vùng cơ thể tương ứng với vùng chi phối của thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.

Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh làm giảm đáp ứng vận động của nhóm cơ do thần kinh đó chi phối gây nên yếu cơ. Triệu chứng yếu cơ có thể kín đáo chỉ phát hiện được khi người thầy thuốc thăm khám nhưng cũng có thể rất rõ ràng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh hoặc gây tàn phế.