Những thủ pháp nào thường được sử dụng để đặt tiêu đề (tít) của một bài báo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hằng ngày, có một lượng khổng lồ các tít báo được hình thành. Cách đặt tiêu đề rất đa dạng, đó là điều cần có đối với báo chí. Chính vì vậy, việc quy loại cách thức/thủ pháp tạo tít khá khó khăn. Theo tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, tít được tạm quy về một số loại thường thấy sau đây: 1. Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng 2. Dùng cấu trúc bỏ lửng, dấu lửng thường hiện diện ở giữa tít 3. Đặt ra những câu hỏi 4. Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca. Ít nhất có 3 cách dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian để đặt tít. Đó là: Thứ nhất, sử dụng nguyên dạng như nó vốn có trong dân gian; Thứ hai, chỉ sử dụng 1 vế của câu tục ngữ, ca dao; Thứ ba, dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng thời thêm, bớt, thay đổi thành tố của nó cho phù hợp với nội dung bài báo. Đây là thủ pháp được sử dụng khá phổ biến. 5. Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng… hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn… 6. Dập lại những mẫu cấu trúc tít có sẵn hoặc cấu trúc tít vốn là những chệch chuẩn đã từng nổi tiếng trong làng báo. 7. Tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường cho tít. 8. Dùng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ…) 9. Dùng từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả 10. Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu 11. Đưa tên riêng lên đầu tít, dành phần còn lại của tít khái quát về đặc điểm, tính chất,… của tên riêng đó
Trả lời
Hằng ngày, có một lượng khổng lồ các tít báo được hình thành. Cách đặt tiêu đề rất đa dạng, đó là điều cần có đối với báo chí. Chính vì vậy, việc quy loại cách thức/thủ pháp tạo tít khá khó khăn. Theo tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, tít được tạm quy về một số loại thường thấy sau đây: 1. Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng 2. Dùng cấu trúc bỏ lửng, dấu lửng thường hiện diện ở giữa tít 3. Đặt ra những câu hỏi 4. Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca. Ít nhất có 3 cách dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian để đặt tít. Đó là: Thứ nhất, sử dụng nguyên dạng như nó vốn có trong dân gian; Thứ hai, chỉ sử dụng 1 vế của câu tục ngữ, ca dao; Thứ ba, dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng thời thêm, bớt, thay đổi thành tố của nó cho phù hợp với nội dung bài báo. Đây là thủ pháp được sử dụng khá phổ biến. 5. Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng… hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn… 6. Dập lại những mẫu cấu trúc tít có sẵn hoặc cấu trúc tít vốn là những chệch chuẩn đã từng nổi tiếng trong làng báo. 7. Tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường cho tít. 8. Dùng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, chơi chữ…) 9. Dùng từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả 10. Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu 11. Đưa tên riêng lên đầu tít, dành phần còn lại của tít khái quát về đặc điểm, tính chất,… của tên riêng đó