Phân tích đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết (có sự so sánh với các nhân vật trong các thể loại khác)

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (nói như Tô Hoài). Tuy thế, ở mỗi thể loại văn học, nhân vật cũng cần được đánh giá đúng mức cho phù hợp với vị trí, vai trò của chúng. Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng, then chốt quyết định sự thành bại của cả tác phẩm. Thông qua nhân vật tiểu thuyết, bạn đọc không chỉ nhìn thấy rõ ràng bộ mặt xã hội đương thời mà còn “đọc” được những vấn đề muôn thuở của thân phận con người. Thuật ngữ nhân vật xuất hiện từ rất sớm, hai nghìn năm trước đây, với ý nghĩa “cái mặt nạ” của diễn viên. Sau đó được đưa vào văn học bằng những thuật ngữ khác nhau: vai, tính cách. Tuy nhiên, các thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn thuật ngữ nhân vật. Nhân vật văn học là thành tố quan trọng của tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng các yếu tố nghệ thuật độc đáo. Thông qua nhân vật, bạn đọc có thể thấy được cái mới, sự sáng tạo, cũng như đóng góp của mỗi nhà văn. Cũng giống các tác phẩm có cốt truyện thuộc dòng văn xuôi tự sự , nhân vật trong tiểu thuyết có một vai trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự hóa thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả như trong tiểu thuyết lãng mạn; cũng có thể được xây dựng từ những nguyên mẫu của đời kết hợp với những năng lực tổng hợp và sáng tạo của nhà văn như trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn nhân của bối cảnh xã hội, cũng có thể được coi là chủ nhân lịch sử đủ khả năng làm chủ vận mệnh của mình… Điều quan trọng là nhân vật ấy phải là điểm xuất phát và trung tâm của sự mô tả nghệ thuật. Về phía tác giả, nhân vật là yếu tố mang theo cảm hứng nhân văn, là sự thể hiện “quan niệm nghệ thuật về con người”. Về phía độc giả, nhân vật, vì vậy, luôn là “chìa khoá” để “giải mã” những vấn đề hiện thực mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Đọc “Dế mèn phưu lưu ký” của Tô Hoài, ta thấy một thế giới nhân vật hiện lên vô cùng sinh động , chân thực,…Thông qua những cuộc đời, những số phận của các nhân vật, Tô Hoài đã gửi gắm đến người đọc bài học về sự khao khát sống tự do, độc lập, tinh thần lao động để sống không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình. Do đặc trưng của từng thể loại, con người với tư cách là đối tượng muôn đời của văn chương được tập trung khai thác ở từng khía cạnh riêng. Trong thơ, con người - nhân vật trữ tình “sống” bằng tâm trạng, hiện lên trong tác phẩm chủ yếu là những khoảnh khắc xúc cảm. Trong kịch, con người - nhân vật hành động - xuất hiện ở thời điểm “sóng gió” nhất của số phận và bị “cuốn” rất nhanh vào xung đột chính của tác phẩm. Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết vì thế cũng được xây dựng theo những cách riêng và có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này. Trước hết, do có sức bao chứa nội dung hiện thực rộng lớn nên nhân vật tiểu thuyết được đặt trong cấu trúc có rất nhiều nhân vật, nhiều mối quan hệ phức tạp.Trong khi đó, truyện ngắn chỉ xuất hiện vài ba nhân vật với ít sự kiện, tình tiết và chỉ chiếm một phần nhỏ so với hệ thống nhân vật tiểu thuyết. Thậm chí có những cuốn tiểu thuyết số lượng nhân vật còn dài hơn số trang của một truyện ngắn như “Chiến tranh và hoà bình” (L.Tônxtôi) với hơn năm trăm nhân vật, “Thuỷ Hử” (Lại Nguyên Ân) với bốn trăm nhân vật, … Người đọc phải theo dõi tỉ mỉ, tập trung cao độ mới có thể nắm bắt được hệ thống. Không chỉ vậy, dung lượng khá lớn cũng tạo điều kiện cho phép người viết tiểu thuyết khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Đây là đặc điểm chính, thuộc tính nổi bật nhất của nhân vật tiểu thuyết và đối lập hoàn toàn với nhân vật trong kịch. Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để trình diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt. Do đó, tính cách nhân vật trong kịch tập trung, nổi bật và xác định nhằm gây ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết không chỉ thuận lợi cho việc nhà văn mở ra một thế giới đông đúc cho tác phẩm mà còn tạo điều kiện để nhà văn đi sâu mô tả những “nếm trải” của số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết thuộc kiểu nhân vật - số phận, nhân vật “nếm trải”. Tiểu thuyết phản ánh đến tận cùng số phận con người qua những biến cố và trả giá của số phận. Nằm trong sự lựa chọn của các nhà tiểu thuyết, nhân vật dù xuất hiện quý tộc hay bình dân, giàu sang hay nghèo khó, đều chứa đầy bất ổn .Và có thể nói, Ngô Tất Tố đã vô cùng thành công khi đưa người đọc đến gần với cuộc đời chị Dậu, đến gần số phận những người nông dân bần cùng trong xã hội cũ. Chị Dậu, một người phụ nữ chật vật với cuộc sống gian nan, không lối thoát: nhà nghèo, con còn nhỏ, chồng đau ốm, lại phải đóng sưu cao thuế nặng cả chồng và người anh chồng mất từ tận những ngày đầu năm,… Cuộc sống cứ thế bị dồn vào bước đường cùng, chị đã phải nghiến răng bán đứa con hiếu thảo, ngoan ngoãn và cả đàn chó mới chào đời được mấy hôm . Qua lời kể của tác giả, người đọc theo chân chị Dậu từ nút cao điểm của sự khốn khổ đến những nỗi tuyệt vọng trong cuộc đời. Và rồi để cuối cùng, tác phẩm khép lại bằng một câu văn với đầy dụng ý: “trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy”, nhân vật dường như không hề có lối thoát. Cũng cần thấy rằng, nếu tiểu thuyết vận hành bằng một quá trình thì truyện ngắn là sự dồn nén và cô đặc lại. Một bên là sự vận động của tâm hồn, một tính cách, là những diễn biến tâm lý phức tạp nhằm đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hoá về số phận con người. Một bên là sự nhất quán về tâm lý, là một khía cạnh tiêu biểu cho tính cách, là đoạn đường đời có ý nghĩa quan trọng trong hành trình số phận của nhân vật. Khi thể hiện tính cách, các nhà tiểu thuyết không gò ép nhân vật vào những khuôn khổ chật hẹp với một tiết tấu hành động nhanh mà luôn giữ nhịp độ bình thường như chính bản thân nhịp điệu của cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó mà hơn hẳn các thể loại khác, nhân vật trong tiểu thuyết sống một quãng đời tương đối dài.với sự mô tả hết sức cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong những đoạn đường đời, những bước đi của số phận. Ở tiểu thuyết “Số đỏ”, Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng trong quá trình phát triển, tính cách của Xuân Tóc Đỏ được miêu tả trong quá trình vận động. Hắn xuất hiện trong tác phẩm với thời gian chưa phải là một đời người, nhưng là một quãng đời khá dài. Tác giả đã theo dõi tính cách nhân vật từ bé và mô tả khá tỉ mỉ những đoạn đường đời, những bước thăng trầm của số phận nhân vật. Từ một đứa trẻ mồ côi, có những hành vi vô giáo dục, bị đuổi ra khỏi nhà, sống lang thang và tồn tại nhờ những trò lưu manh đến khi chen chân được vào tầng lớp thượng lưu và trở thành người danh giá. Thêm vào đó, đề cập đến nhân vật tiểu thuyết, một yếu tố không thể không nhắc đến bởi nó góp phần đắc lực tạo ra những tính cách điển hình sống động: đó là yếu tố hư cấu nghệ thuật. “Hư cấu nghệ thuật là cặp mắt để phát hiện những hiện tượng điển hình trong cuộc sống” (A. Tônxtôi), là một thao tác không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của nhà tiểu thuyết. Kunđêra - một tiểu thuyết gia dày dạn kinh nghiệm cho rằng: “Tiểu thuyết là thứ văn xuôi tổng hợp lớn dựa trên trò chơi với các nhân vật hư cấu”. Với danh nghĩa là một cấu trúc tự sự tiếp cận hiện thực đời sống, một cách gần gũi, người viết tiểu thuyết có thể sử dụng những nguyên mẫu đời thực cho tác phẩm của mình. Song về nguyên tắc, tiểu thuyết hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu, bởi sự chi phối chặt chẽ về mức độ xác thực của đối tượng. So với ký, rõ ràng tiểu thuyết đã dành một phạm vi hết sức rộng rãi để nhà văn phát huy đến mức cao nhất năng lực tưởng tượng sáng tạo của mình. Nếu ký chỉ đi từ một con người thực trên một bối cảnh có thực để xây dựng nên một hình tượng điển hình thì tiểu thuyết có thể tạo dựng một điển hình nghệ thuật từ nhiều con người, nhiều bối cảnh thực. Hay nói cách khác, tiểu thuyết cần phải xây dựng được những nhân vật mang những tính cách điển hình. Thật vậy, Xuân Tóc Đỏ là loại bụi đời trong môi trường thành thị. Nhân vật này được xây dựng chủ yếu trên sự tổng hợp nhiều nét của những người cùng loại. Tác giả đã xây dựng Xuân Tóc Đỏ theo phương pháp điển hình hóa kết hợp lối miêu tả chân thật và phóng đại, phóng đại để biếm họa. Nhiều tình tiết đã được hư cấu rất hấp dẫn như hành động của Tuyết với Xuân Tóc Đỏ, quan hệ giữa Phó Đoan với Xuân hay là Xuân Tóc Đỏ chịu thua tài tử quần vợt Xiêm La. Tất cả đều là những tình huống phóng đại đầy tính đả kích. Như vậy, với tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật là yếu tố nghệ thuật bộc lộ rõ khả năng sáng tạo dồi dào của các nhà văn. Từ cuộc đời bước vào tác phẩm, nhân vật tiểu thuyết được bồi đắp thêm nhiều phẩm chất và nguồn sinh lực mới, sinh động hơn, chân thực hơn, thú vị, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là điển hình hơn so với nguyên mẫu đời thường. Thậm chí, đôi khi việc khái quát các tính cách điển hình quá thành công tác giả còn đưa được tên nhân vật trở thành một danh từ riêng cho một nét tính cách, một hiện tượng tiêu biểu trong đời sống: bần như chị Dậu, lấc cấc như Xuân tóc đỏ,… Nếu nhân vật trữ tình trong thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm thì nhân vật tiểu thuyết lại có tình cảm, suy nghĩ, hành động riêng thậm chí là vô cùng phong phú và sâu sắc.Không chỉ vậy, khi xây dựng nhân vật, các nhà tiểu thuyết thường lấy hoàn cảnh làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của tính cách. Đặc điểm này cũng khá giống với kịch, tuy nhiên do sự khác nhau về dung lượng thể loại nên cũng không yêu cầu đạt đến mức tập trung, dồn nén như ở nhân vật kịch. Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột, tình huống bất ngờ, éo le, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy, họ không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt... điển hình như nỗi đau khổ vò xé dai dẳng của Vũ Như Tô, cuộc đấu tranh giữa hồn và xác của Trương Ba…. Thông qua những đấu tranh nội tâm và hành động trong hoàn cảnh tức thời ấy, tính cách, phẩm chất nhân vật kịch cũng được bộc lộ rõ rệt. Còn ở tiểu thuyết, mỗi nhân vật thường xuất hiện trên nền của một môi trường, hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên, trong chiều hướng vận động của cốt truyện, nhân vật được “tung”vào nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, tham gia vào nhiều tình huống và từ đó phát sinh thêm nhiều tính cách, nhiều hành động. Nhờ đó, đời sống nhân vật càng thêm phong phú. Thật vậy, nhân vật trong tiểu thuyết “Sống mòn” được đặt trong những xung đột trên nhiều bình diện. Từ đó, tính cách và bản chất của họ được hình thành, phát triển. Oanh ngoài mặt tỏ vẻ đồng cảm, thương xót cho số phận của hai bạn đồng nghiệp nhưng ngày ngày bớt xén từng bữa ăn của họ, thậm chí trả lương không xứng với công sức mà hai người bạn bỏ ra. Bản chất, tính chất giả nhân giả nghĩa của Oanh hiện ra cụ thể hơn qua thái độ, cách ứng xử của thị. Hay như tính cách con người thật của Thứ ngày một rõ nét trong các mối quan hệ khác nhau. Nhận ra bản tính xấu xa của Oanh, Thứ thấy nếu mình sống với người nhỏ nhen thì mình cũng trở nên nhỏ nhen. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, Thứ và San quyết định chuyển phòng trọ. Ở nơi ở mới, Thứ có dịp nhìn nhận, suy nghĩ về cuộc đời. Những lo lắng tủn mủn khiến họ chìm vào trong chuỗi ngày sống vô nghĩa. Nó khiến y phải rơi vào cảnh “sống mòn”, trở nên vô cảm trước tin người thân bị bệnh nặng. Khi nhận được tin Đích bị bệnh nặng, khó lòng qua khỏi thì phần “con” trong Thứ lộ ra “Thứ chẳng rỏ giọt nước mắt nào”, thậm chí tàn nhẫn hơn là thầm mong cho Đích chết “giá Đích chết ngay đi”. Y vô tình như vậy phải chăng phần “người” trong y đã bị chết yểu? Song có thể khẳng định là nó không bị chết “yểu” bởi Thứ đã đau đớn “tột cùng” và đã khóc cho sự ra đi, cằn cỗi của tâm hồn mình. Cuối cùng, cùng với khả năng mở rộng tầm vóc hiện thực và đi sâu khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người, khả năng tạo dựng tính đa dạng về màu sắc thẩm mĩ cũng là một đặc điểm tiêu biểu của tiểu thuyết. Trong khi các thể loại khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mĩ nào đó để tạo âm hưởng chủ đạo cho tác phẩm: bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp, cái lý tưởng… thì ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình lựa chọn màu sắc thẩm mĩ khi tiếp nhận hiện thực. Nội dung của tác phẩm tiểu thuyết là sự pha trộn, chuyển hoá lẫn nhau giữa các màu sắc thẩm mĩ: cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thiện lẫn cái ác, cái bi lẫn cái hài, cái đẹp lẫn cái xấu. Thế nên, nhân vật tiểu thuyết cũng mang tính phức điệu thẩm mĩ, không đơn phiến mà đa nhân cách. Trong một con người Xuân Tóc Đỏ có cả cái bi, cái xấu và cái hài, mà cái hài là chính. Qua nhân vật trung tâm này, Vũ Trọng Phụng đả kích, châm biếm bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ là một bức tranh biếm hoạ cỡ lớn phơi bày sự thối nát của cả một xã hội. “Văn chương và cuộc sống là những đường tròn đồng tâm” (nói như Nguyễn Minh Châu). Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Và từ đó, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định được vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nhân vật trong tiểu thuyết.
Trả lời
“Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (nói như Tô Hoài). Tuy thế, ở mỗi thể loại văn học, nhân vật cũng cần được đánh giá đúng mức cho phù hợp với vị trí, vai trò của chúng. Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng, then chốt quyết định sự thành bại của cả tác phẩm. Thông qua nhân vật tiểu thuyết, bạn đọc không chỉ nhìn thấy rõ ràng bộ mặt xã hội đương thời mà còn “đọc” được những vấn đề muôn thuở của thân phận con người. Thuật ngữ nhân vật xuất hiện từ rất sớm, hai nghìn năm trước đây, với ý nghĩa “cái mặt nạ” của diễn viên. Sau đó được đưa vào văn học bằng những thuật ngữ khác nhau: vai, tính cách. Tuy nhiên, các thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn thuật ngữ nhân vật. Nhân vật văn học là thành tố quan trọng của tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng các yếu tố nghệ thuật độc đáo. Thông qua nhân vật, bạn đọc có thể thấy được cái mới, sự sáng tạo, cũng như đóng góp của mỗi nhà văn. Cũng giống các tác phẩm có cốt truyện thuộc dòng văn xuôi tự sự , nhân vật trong tiểu thuyết có một vai trò, vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà văn lý giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nhân vật tiểu thuyết có thể chỉ là sự hóa thân, là hình bóng, là mộng tưởng của chính tác giả như trong tiểu thuyết lãng mạn; cũng có thể được xây dựng từ những nguyên mẫu của đời kết hợp với những năng lực tổng hợp và sáng tạo của nhà văn như trong tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật có thể là nạn nhân của bối cảnh xã hội, cũng có thể được coi là chủ nhân lịch sử đủ khả năng làm chủ vận mệnh của mình… Điều quan trọng là nhân vật ấy phải là điểm xuất phát và trung tâm của sự mô tả nghệ thuật. Về phía tác giả, nhân vật là yếu tố mang theo cảm hứng nhân văn, là sự thể hiện “quan niệm nghệ thuật về con người”. Về phía độc giả, nhân vật, vì vậy, luôn là “chìa khoá” để “giải mã” những vấn đề hiện thực mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Đọc “Dế mèn phưu lưu ký” của Tô Hoài, ta thấy một thế giới nhân vật hiện lên vô cùng sinh động , chân thực,…Thông qua những cuộc đời, những số phận của các nhân vật, Tô Hoài đã gửi gắm đến người đọc bài học về sự khao khát sống tự do, độc lập, tinh thần lao động để sống không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình. Do đặc trưng của từng thể loại, con người với tư cách là đối tượng muôn đời của văn chương được tập trung khai thác ở từng khía cạnh riêng. Trong thơ, con người - nhân vật trữ tình “sống” bằng tâm trạng, hiện lên trong tác phẩm chủ yếu là những khoảnh khắc xúc cảm. Trong kịch, con người - nhân vật hành động - xuất hiện ở thời điểm “sóng gió” nhất của số phận và bị “cuốn” rất nhanh vào xung đột chính của tác phẩm. Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lượng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết vì thế cũng được xây dựng theo những cách riêng và có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức theo chiều rộng và chiều sâu của thể loại này. Trước hết, do có sức bao chứa nội dung hiện thực rộng lớn nên nhân vật tiểu thuyết được đặt trong cấu trúc có rất nhiều nhân vật, nhiều mối quan hệ phức tạp.Trong khi đó, truyện ngắn chỉ xuất hiện vài ba nhân vật với ít sự kiện, tình tiết và chỉ chiếm một phần nhỏ so với hệ thống nhân vật tiểu thuyết. Thậm chí có những cuốn tiểu thuyết số lượng nhân vật còn dài hơn số trang của một truyện ngắn như “Chiến tranh và hoà bình” (L.Tônxtôi) với hơn năm trăm nhân vật, “Thuỷ Hử” (Lại Nguyên Ân) với bốn trăm nhân vật, … Người đọc phải theo dõi tỉ mỉ, tập trung cao độ mới có thể nắm bắt được hệ thống. Không chỉ vậy, dung lượng khá lớn cũng tạo điều kiện cho phép người viết tiểu thuyết khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của số phận. Đây là đặc điểm chính, thuộc tính nổi bật nhất của nhân vật tiểu thuyết và đối lập hoàn toàn với nhân vật trong kịch. Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để trình diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt. Do đó, tính cách nhân vật trong kịch tập trung, nổi bật và xác định nhằm gây ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết không chỉ thuận lợi cho việc nhà văn mở ra một thế giới đông đúc cho tác phẩm mà còn tạo điều kiện để nhà văn đi sâu mô tả những “nếm trải” của số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết thuộc kiểu nhân vật - số phận, nhân vật “nếm trải”. Tiểu thuyết phản ánh đến tận cùng số phận con người qua những biến cố và trả giá của số phận. Nằm trong sự lựa chọn của các nhà tiểu thuyết, nhân vật dù xuất hiện quý tộc hay bình dân, giàu sang hay nghèo khó, đều chứa đầy bất ổn .Và có thể nói, Ngô Tất Tố đã vô cùng thành công khi đưa người đọc đến gần với cuộc đời chị Dậu, đến gần số phận những người nông dân bần cùng trong xã hội cũ. Chị Dậu, một người phụ nữ chật vật với cuộc sống gian nan, không lối thoát: nhà nghèo, con còn nhỏ, chồng đau ốm, lại phải đóng sưu cao thuế nặng cả chồng và người anh chồng mất từ tận những ngày đầu năm,… Cuộc sống cứ thế bị dồn vào bước đường cùng, chị đã phải nghiến răng bán đứa con hiếu thảo, ngoan ngoãn và cả đàn chó mới chào đời được mấy hôm . Qua lời kể của tác giả, người đọc theo chân chị Dậu từ nút cao điểm của sự khốn khổ đến những nỗi tuyệt vọng trong cuộc đời. Và rồi để cuối cùng, tác phẩm khép lại bằng một câu văn với đầy dụng ý: “trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy”, nhân vật dường như không hề có lối thoát. Cũng cần thấy rằng, nếu tiểu thuyết vận hành bằng một quá trình thì truyện ngắn là sự dồn nén và cô đặc lại. Một bên là sự vận động của tâm hồn, một tính cách, là những diễn biến tâm lý phức tạp nhằm đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hoá về số phận con người. Một bên là sự nhất quán về tâm lý, là một khía cạnh tiêu biểu cho tính cách, là đoạn đường đời có ý nghĩa quan trọng trong hành trình số phận của nhân vật. Khi thể hiện tính cách, các nhà tiểu thuyết không gò ép nhân vật vào những khuôn khổ chật hẹp với một tiết tấu hành động nhanh mà luôn giữ nhịp độ bình thường như chính bản thân nhịp điệu của cuộc sống hàng ngày. Nhờ đó mà hơn hẳn các thể loại khác, nhân vật trong tiểu thuyết sống một quãng đời tương đối dài.với sự mô tả hết sức cụ thể, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong những đoạn đường đời, những bước đi của số phận. Ở tiểu thuyết “Số đỏ”, Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng trong quá trình phát triển, tính cách của Xuân Tóc Đỏ được miêu tả trong quá trình vận động. Hắn xuất hiện trong tác phẩm với thời gian chưa phải là một đời người, nhưng là một quãng đời khá dài. Tác giả đã theo dõi tính cách nhân vật từ bé và mô tả khá tỉ mỉ những đoạn đường đời, những bước thăng trầm của số phận nhân vật. Từ một đứa trẻ mồ côi, có những hành vi vô giáo dục, bị đuổi ra khỏi nhà, sống lang thang và tồn tại nhờ những trò lưu manh đến khi chen chân được vào tầng lớp thượng lưu và trở thành người danh giá. Thêm vào đó, đề cập đến nhân vật tiểu thuyết, một yếu tố không thể không nhắc đến bởi nó góp phần đắc lực tạo ra những tính cách điển hình sống động: đó là yếu tố hư cấu nghệ thuật. “Hư cấu nghệ thuật là cặp mắt để phát hiện những hiện tượng điển hình trong cuộc sống” (A. Tônxtôi), là một thao tác không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của nhà tiểu thuyết. Kunđêra - một tiểu thuyết gia dày dạn kinh nghiệm cho rằng: “Tiểu thuyết là thứ văn xuôi tổng hợp lớn dựa trên trò chơi với các nhân vật hư cấu”. Với danh nghĩa là một cấu trúc tự sự tiếp cận hiện thực đời sống, một cách gần gũi, người viết tiểu thuyết có thể sử dụng những nguyên mẫu đời thực cho tác phẩm của mình. Song về nguyên tắc, tiểu thuyết hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu, bởi sự chi phối chặt chẽ về mức độ xác thực của đối tượng. So với ký, rõ ràng tiểu thuyết đã dành một phạm vi hết sức rộng rãi để nhà văn phát huy đến mức cao nhất năng lực tưởng tượng sáng tạo của mình. Nếu ký chỉ đi từ một con người thực trên một bối cảnh có thực để xây dựng nên một hình tượng điển hình thì tiểu thuyết có thể tạo dựng một điển hình nghệ thuật từ nhiều con người, nhiều bối cảnh thực. Hay nói cách khác, tiểu thuyết cần phải xây dựng được những nhân vật mang những tính cách điển hình. Thật vậy, Xuân Tóc Đỏ là loại bụi đời trong môi trường thành thị. Nhân vật này được xây dựng chủ yếu trên sự tổng hợp nhiều nét của những người cùng loại. Tác giả đã xây dựng Xuân Tóc Đỏ theo phương pháp điển hình hóa kết hợp lối miêu tả chân thật và phóng đại, phóng đại để biếm họa. Nhiều tình tiết đã được hư cấu rất hấp dẫn như hành động của Tuyết với Xuân Tóc Đỏ, quan hệ giữa Phó Đoan với Xuân hay là Xuân Tóc Đỏ chịu thua tài tử quần vợt Xiêm La. Tất cả đều là những tình huống phóng đại đầy tính đả kích. Như vậy, với tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật là yếu tố nghệ thuật bộc lộ rõ khả năng sáng tạo dồi dào của các nhà văn. Từ cuộc đời bước vào tác phẩm, nhân vật tiểu thuyết được bồi đắp thêm nhiều phẩm chất và nguồn sinh lực mới, sinh động hơn, chân thực hơn, thú vị, hấp dẫn hơn và điều quan trọng nhất là điển hình hơn so với nguyên mẫu đời thường. Thậm chí, đôi khi việc khái quát các tính cách điển hình quá thành công tác giả còn đưa được tên nhân vật trở thành một danh từ riêng cho một nét tính cách, một hiện tượng tiêu biểu trong đời sống: bần như chị Dậu, lấc cấc như Xuân tóc đỏ,… Nếu nhân vật trữ tình trong thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm thì nhân vật tiểu thuyết lại có tình cảm, suy nghĩ, hành động riêng thậm chí là vô cùng phong phú và sâu sắc.Không chỉ vậy, khi xây dựng nhân vật, các nhà tiểu thuyết thường lấy hoàn cảnh làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển của tính cách. Đặc điểm này cũng khá giống với kịch, tuy nhiên do sự khác nhau về dung lượng thể loại nên cũng không yêu cầu đạt đến mức tập trung, dồn nén như ở nhân vật kịch. Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột, tình huống bất ngờ, éo le, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy, họ không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt... điển hình như nỗi đau khổ vò xé dai dẳng của Vũ Như Tô, cuộc đấu tranh giữa hồn và xác của Trương Ba…. Thông qua những đấu tranh nội tâm và hành động trong hoàn cảnh tức thời ấy, tính cách, phẩm chất nhân vật kịch cũng được bộc lộ rõ rệt. Còn ở tiểu thuyết, mỗi nhân vật thường xuất hiện trên nền của một môi trường, hoàn cảnh riêng. Tuy nhiên, trong chiều hướng vận động của cốt truyện, nhân vật được “tung”vào nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, tham gia vào nhiều tình huống và từ đó phát sinh thêm nhiều tính cách, nhiều hành động. Nhờ đó, đời sống nhân vật càng thêm phong phú. Thật vậy, nhân vật trong tiểu thuyết “Sống mòn” được đặt trong những xung đột trên nhiều bình diện. Từ đó, tính cách và bản chất của họ được hình thành, phát triển. Oanh ngoài mặt tỏ vẻ đồng cảm, thương xót cho số phận của hai bạn đồng nghiệp nhưng ngày ngày bớt xén từng bữa ăn của họ, thậm chí trả lương không xứng với công sức mà hai người bạn bỏ ra. Bản chất, tính chất giả nhân giả nghĩa của Oanh hiện ra cụ thể hơn qua thái độ, cách ứng xử của thị. Hay như tính cách con người thật của Thứ ngày một rõ nét trong các mối quan hệ khác nhau. Nhận ra bản tính xấu xa của Oanh, Thứ thấy nếu mình sống với người nhỏ nhen thì mình cũng trở nên nhỏ nhen. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, Thứ và San quyết định chuyển phòng trọ. Ở nơi ở mới, Thứ có dịp nhìn nhận, suy nghĩ về cuộc đời. Những lo lắng tủn mủn khiến họ chìm vào trong chuỗi ngày sống vô nghĩa. Nó khiến y phải rơi vào cảnh “sống mòn”, trở nên vô cảm trước tin người thân bị bệnh nặng. Khi nhận được tin Đích bị bệnh nặng, khó lòng qua khỏi thì phần “con” trong Thứ lộ ra “Thứ chẳng rỏ giọt nước mắt nào”, thậm chí tàn nhẫn hơn là thầm mong cho Đích chết “giá Đích chết ngay đi”. Y vô tình như vậy phải chăng phần “người” trong y đã bị chết yểu? Song có thể khẳng định là nó không bị chết “yểu” bởi Thứ đã đau đớn “tột cùng” và đã khóc cho sự ra đi, cằn cỗi của tâm hồn mình. Cuối cùng, cùng với khả năng mở rộng tầm vóc hiện thực và đi sâu khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người, khả năng tạo dựng tính đa dạng về màu sắc thẩm mĩ cũng là một đặc điểm tiêu biểu của tiểu thuyết. Trong khi các thể loại khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mĩ nào đó để tạo âm hưởng chủ đạo cho tác phẩm: bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp, cái lý tưởng… thì ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình lựa chọn màu sắc thẩm mĩ khi tiếp nhận hiện thực. Nội dung của tác phẩm tiểu thuyết là sự pha trộn, chuyển hoá lẫn nhau giữa các màu sắc thẩm mĩ: cái cao cả lẫn cái thấp hèn, cái thiện lẫn cái ác, cái bi lẫn cái hài, cái đẹp lẫn cái xấu. Thế nên, nhân vật tiểu thuyết cũng mang tính phức điệu thẩm mĩ, không đơn phiến mà đa nhân cách. Trong một con người Xuân Tóc Đỏ có cả cái bi, cái xấu và cái hài, mà cái hài là chính. Qua nhân vật trung tâm này, Vũ Trọng Phụng đả kích, châm biếm bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ là một bức tranh biếm hoạ cỡ lớn phơi bày sự thối nát của cả một xã hội. “Văn chương và cuộc sống là những đường tròn đồng tâm” (nói như Nguyễn Minh Châu). Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Và từ đó, chúng ta có thể một lần nữa khẳng định được vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nhân vật trong tiểu thuyết.