Phân tích nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong vở kịch “Lão hà tiện” (1668) của Moliere

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trong vở kịch “Lão hà tiện” (1668) của Moliere, dưới sức mạnh của đồng tiền, nhân cách của con người đã bị méo mó, những lễ giáo tốt đẹp, những lễ nghi trật tự trong gia đình bị phá vỡ (con không tôn trọng cha, cha bất chấp hạnh phúc của con, người làm không tôn trọng chủ,…). - Nhân vật Harpagon phản ánh tính chất xã hội, đại diện cho tầng lớp tư sản mới nhen nhóm hình thành trong thời kì tích luỹ của tư bản, với đặc điểm nổi bật là tàn ác, quỷ quyệt, khát vàng, hung ác, tham lam, bần tiện, luôn luôn suy nghĩ thu gom từng đồng để làm giàu. Ông mang đặc điểm của một kẻ nhà giàu mới phất lên nên ít nhiều vẫn còn sót lại những thói ti tiện theo kiểu phong kiến. Harpagon là nhân vật tiêu biểu cho nhân cách của con người bị chi phối bởi đồng tiền. Đối với lão, tiền là người bạn thân, là tri kỉ, tiền là cả sự sống của lão. - Một xã hội mà hạnh phúc của con người cũng bị chi phối bởi đồng tiền (hai đứa con của Harpagon phải lấy người mình không yêu chỉ vì sự hám tài sản của lão,…). - Xuất hiện một xã hội coi đồng tiền là trên hết, xuất hiện những hình thức cho vay nặng lãi: lão Harpagon dạy con trai lão rằng thay vì đi đánh bạc thì hãy lấy số tiền mình có được đi cho vay lấy lãi sẽ tốt hơn, còn lão thì lúc nào cũng chỉ nghĩ cách để tiền của lão ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Đồng tiền tư bản chủ nghĩa đã huỷ hoại nhân cách, bóp chết tình cảm, cắt đứt các mối quan hệ tốt đẹp của lão với xã hội. Chính nó đã làm cho Harpagon trở nên có những ham muốn kệch cỡm, hình thành thói ranh ma lừa lọc, hạ thấp nhân cách,… - Một xã hội đầy mâu thuẫn: vừa giàu có, vừa bần tiện, vừa vì có tiền vừa lo mất của, vừa ham tích luỹ vừa ham khoái lạc,… Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong vở kịch: + Mâu thuẫn giữa hai cha con lão Harpagon: cả về tình lẫn về tiền Về tình cảm: hai cha con lão cùng yêu một cô gái tên là Mariane. Về tiền: lão Harpagon là người cho vay nặng lãi, còn con trai lão lại là người đi vay. + Mâu thuẫn giữa tình cảm cá nhân và tình cảm gia đình: Elise vừa yêu chàng Valère những cũng không thể nào cãi lệnh cha được, Mariane thì vì yêu thương mẹ và muốn có điều kiện tốt hơn dể chăm sóc mẹ mình nên đành phải giấu tình cảm với chàng Cléante để nghe theo lời mụ mối lấy lão Harpagon,…. + Mâu thuẫn giữa sức mạnh đồng tiền với nhân cách của con người: ở đây các nhân vật trong vở kịch đều bị đồng tiền chi phối làm méo mó cả nhân cách vốn tốt đẹp của mình. Lão hà tiện đã góp thêm tiếng nói tố cáo về tác hại của đồng tiền trong tay của những con người tư sản ích kỉ, tham lam, độc ác,…
Trả lời
Trong vở kịch “Lão hà tiện” (1668) của Moliere, dưới sức mạnh của đồng tiền, nhân cách của con người đã bị méo mó, những lễ giáo tốt đẹp, những lễ nghi trật tự trong gia đình bị phá vỡ (con không tôn trọng cha, cha bất chấp hạnh phúc của con, người làm không tôn trọng chủ,…). - Nhân vật Harpagon phản ánh tính chất xã hội, đại diện cho tầng lớp tư sản mới nhen nhóm hình thành trong thời kì tích luỹ của tư bản, với đặc điểm nổi bật là tàn ác, quỷ quyệt, khát vàng, hung ác, tham lam, bần tiện, luôn luôn suy nghĩ thu gom từng đồng để làm giàu. Ông mang đặc điểm của một kẻ nhà giàu mới phất lên nên ít nhiều vẫn còn sót lại những thói ti tiện theo kiểu phong kiến. Harpagon là nhân vật tiêu biểu cho nhân cách của con người bị chi phối bởi đồng tiền. Đối với lão, tiền là người bạn thân, là tri kỉ, tiền là cả sự sống của lão. - Một xã hội mà hạnh phúc của con người cũng bị chi phối bởi đồng tiền (hai đứa con của Harpagon phải lấy người mình không yêu chỉ vì sự hám tài sản của lão,…). - Xuất hiện một xã hội coi đồng tiền là trên hết, xuất hiện những hình thức cho vay nặng lãi: lão Harpagon dạy con trai lão rằng thay vì đi đánh bạc thì hãy lấy số tiền mình có được đi cho vay lấy lãi sẽ tốt hơn, còn lão thì lúc nào cũng chỉ nghĩ cách để tiền của lão ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Đồng tiền tư bản chủ nghĩa đã huỷ hoại nhân cách, bóp chết tình cảm, cắt đứt các mối quan hệ tốt đẹp của lão với xã hội. Chính nó đã làm cho Harpagon trở nên có những ham muốn kệch cỡm, hình thành thói ranh ma lừa lọc, hạ thấp nhân cách,… - Một xã hội đầy mâu thuẫn: vừa giàu có, vừa bần tiện, vừa vì có tiền vừa lo mất của, vừa ham tích luỹ vừa ham khoái lạc,… Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong vở kịch: + Mâu thuẫn giữa hai cha con lão Harpagon: cả về tình lẫn về tiền Về tình cảm: hai cha con lão cùng yêu một cô gái tên là Mariane. Về tiền: lão Harpagon là người cho vay nặng lãi, còn con trai lão lại là người đi vay. + Mâu thuẫn giữa tình cảm cá nhân và tình cảm gia đình: Elise vừa yêu chàng Valère những cũng không thể nào cãi lệnh cha được, Mariane thì vì yêu thương mẹ và muốn có điều kiện tốt hơn dể chăm sóc mẹ mình nên đành phải giấu tình cảm với chàng Cléante để nghe theo lời mụ mối lấy lão Harpagon,…. + Mâu thuẫn giữa sức mạnh đồng tiền với nhân cách của con người: ở đây các nhân vật trong vở kịch đều bị đồng tiền chi phối làm méo mó cả nhân cách vốn tốt đẹp của mình. Lão hà tiện đã góp thêm tiếng nói tố cáo về tác hại của đồng tiền trong tay của những con người tư sản ích kỉ, tham lam, độc ác,…