Phân tích và so sánh đặc trưng của bi kịch cổ đại Hy Lạp và kịch cổ điển

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kịch là bộ môn nghệ thuật kể chuyện qua những lời đối thoại và động tác của những nhân vật. Hầu hết kịch đều được trình diễn bởi những diễn viên đóng vai những nhân vật trước một số khán giả ở một rạp hát. Mặc dù kịch là một bộ môn văn học nhưng nó khác những bộ môn khác do ở sự trình diễn. Chẳng hạn tiểu thuyết cũng kể những câu chuyện về những nhân vật nhưng tiểu thuyết kể chuyện bằng sự phối hợp giữa những lời đối thoại và sự tường thuật, hoàn toàn nằm trên trang giấy. Còn kịch chỉ đạt tác dụng lớn khi nó được trình diễn. Do đó một số nhà phê bình cho rằng kịch bản chỉ trở thành kịch khi nó được trình diễn trên sân khấu. Hầu như kịch đạt được ấn tượng sâu sắc nhờ khả năng cống hiến thứ lớp và sự rõ ràng những gì con người đã trải qua. Những yếu tố căn bản cấu thành kịch: tình cảm, khát vọng, những xung đột và sự hòa giải (hàn gắn) là những thành tố chính về những gì con người đã trải, đã nếm mùi. Trong đời sống thực, những gì đã trải qua đó dường như chỉ là một mớ hỗ độn không tạo nên một ấn tượng nào cả. Thế nhưng ở trong kịch, kịch tác gia sẽ cấu trúc những tình tiết đó thành một khuôn mẫu có thể hiểu được. Khán giả sẽ chứng kiến những gì của đời sống thực được trình diễn qua một hình thức thật ý thú – bằng cách bỏ qua những gì không cần thiết và nhấn mạnh vào những gì có ý nghĩa. Văn học Hy Lạp cổ đại là nền văn học vĩ đại đầu tiên của Thế giới. Một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học Hy Lạp cổ đại là bi kịch, "một vẻ đẹp của Hy Lạp cổ đại" (arixtốt) là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học Hy Lạp trong thời kỳ cổ điển. Bi kịch là "một bước phát triển cao của nghệ thuật thơ ca" (Heghen), nó ra đời do nhu cầu phản ánh hiện thực và trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Bi kịch là một trong những thành tựu lớn của văn học Hy Lạp, là đoá hoa rực rỡ nhất của nền văn minh Hy Lạp. Cũng như mọi thể loại, bi kịch Hy Lạp từ khi ra đời đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao và đổi mới. Bi kịch Hy Lạp còn để lại tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Etsylơ, Xôphôclơ, Ơripit. Những tác giả này đã có những cống hiến to lớn cho thể loại bi kịch. Họ đã viết nên nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Bi kịch Hy Lạp đã phản ánh những vấn đề lớn của thời đại, những vấn đề tự do, vấn đề số mệnh, và đặt cơ sở cho nghệ thuật bi kịch thế giới sau này. Và bi kịch cổ đại Hy Lạp bên cạnh kế thừa, phát huy những đặc trưng của kịch cổ điển thì còn có rất nhiều nét riêng, đặc sắc, phong phú cuốn hút người đọc, người nghe
Trả lời
Kịch là bộ môn nghệ thuật kể chuyện qua những lời đối thoại và động tác của những nhân vật. Hầu hết kịch đều được trình diễn bởi những diễn viên đóng vai những nhân vật trước một số khán giả ở một rạp hát. Mặc dù kịch là một bộ môn văn học nhưng nó khác những bộ môn khác do ở sự trình diễn. Chẳng hạn tiểu thuyết cũng kể những câu chuyện về những nhân vật nhưng tiểu thuyết kể chuyện bằng sự phối hợp giữa những lời đối thoại và sự tường thuật, hoàn toàn nằm trên trang giấy. Còn kịch chỉ đạt tác dụng lớn khi nó được trình diễn. Do đó một số nhà phê bình cho rằng kịch bản chỉ trở thành kịch khi nó được trình diễn trên sân khấu. Hầu như kịch đạt được ấn tượng sâu sắc nhờ khả năng cống hiến thứ lớp và sự rõ ràng những gì con người đã trải qua. Những yếu tố căn bản cấu thành kịch: tình cảm, khát vọng, những xung đột và sự hòa giải (hàn gắn) là những thành tố chính về những gì con người đã trải, đã nếm mùi. Trong đời sống thực, những gì đã trải qua đó dường như chỉ là một mớ hỗ độn không tạo nên một ấn tượng nào cả. Thế nhưng ở trong kịch, kịch tác gia sẽ cấu trúc những tình tiết đó thành một khuôn mẫu có thể hiểu được. Khán giả sẽ chứng kiến những gì của đời sống thực được trình diễn qua một hình thức thật ý thú – bằng cách bỏ qua những gì không cần thiết và nhấn mạnh vào những gì có ý nghĩa. Văn học Hy Lạp cổ đại là nền văn học vĩ đại đầu tiên của Thế giới. Một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học Hy Lạp cổ đại là bi kịch, "một vẻ đẹp của Hy Lạp cổ đại" (arixtốt) là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học Hy Lạp trong thời kỳ cổ điển. Bi kịch là "một bước phát triển cao của nghệ thuật thơ ca" (Heghen), nó ra đời do nhu cầu phản ánh hiện thực và trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Bi kịch là một trong những thành tựu lớn của văn học Hy Lạp, là đoá hoa rực rỡ nhất của nền văn minh Hy Lạp. Cũng như mọi thể loại, bi kịch Hy Lạp từ khi ra đời đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao và đổi mới. Bi kịch Hy Lạp còn để lại tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Etsylơ, Xôphôclơ, Ơripit. Những tác giả này đã có những cống hiến to lớn cho thể loại bi kịch. Họ đã viết nên nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Bi kịch Hy Lạp đã phản ánh những vấn đề lớn của thời đại, những vấn đề tự do, vấn đề số mệnh, và đặt cơ sở cho nghệ thuật bi kịch thế giới sau này. Và bi kịch cổ đại Hy Lạp bên cạnh kế thừa, phát huy những đặc trưng của kịch cổ điển thì còn có rất nhiều nét riêng, đặc sắc, phong phú cuốn hút người đọc, người nghe