Phim hoạt hình đã hủy hoại đời sống hẹn hò của bạn thế nào ?

  1. Phong cách sống

  2. Văn hóa

  3. Tâm lý học

  4. Giới tính

  5. Tình yêu

Nguồn:

phandanganh.com

Có thể bạn là một người thích xem phim hoạt hình trên Disney. Chúng thường có một kịch bản na ná nhau như thế này này:

Có một anh chàng. Anh ấy có thể là hoàng tử, trẻ mồ côi hoặc một người có sức mạnh siêu phàm gì đó. Và sau đó chúng ta có một cô gái. Cô ấy xinh vãi. Rồi, một gã xấu xa xuất hiện, gây ra tội ác cho cả vương quốc, cả ngôi làng hay cả thành phố nào đó, thường thì hắn sẽ bắt cóc luôn cô nàng hot hòn họt kia.

Và rồi anh chàng của chúng ta sẽ là người xuất hiện sau cùng, để bảo vệ cô gái, bảo vệ cả cái quả đất này và đánh bại gã xấu xa. Và rồi đám đông tung hô, anh chàng của chúng ta trở thành người hùng. Vậy phần thường cho người hùng đã bảo vệ cả vũ trụ ấy là gì ? Bạn đoán đúng rồi đấy, chính là cô em xinh đẹp quyến rũ kia.

Chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy câu chuyện ba xu trên nghe rất quen thuộc và lặp đi lặp lại ở nhiều bộ phim, không chỉ là phim hoạt hình. Chúng ăn sâu vào nền văn hóa của chúng ta ngày nay. Thật vớ vẩn !

Vấn đề là nội dung ấy đã truyền tải một thông điệp rất độc hại cho việc yêu đương hẹn hò của chúng ta:

Chàng trai phải bằng mọi giá giành giật được cô nàng xinh đẹp nhất vương quốc, còn một cô nàng sẽ là không đủ tốt nếu không có người hùng nào đến giải cứu cô hay đại loại là làm mấy điều điên rồ bất thường vì cô.

Nếu một chàng trai muốn ở bên một cô gái xinh đẹp, thì anh ta phải làm gì đó như một người hùng, để chứng tỏ rằng mình đặc biệt, thú vị hay gì gì đó. Nói chúng là anh ta phải bảo vệ cả thế giới. Nếu không thì phụ nữ sẽ không bao giờ để mắt đến anh ấy.

Điều này tạo ra một vấn đề khó chữa: những chàng trai sẽ lấy phụ nữ ra làm thước đo giá trị bản thân mình. Chàng trai luôn cho rằng mình không đủ tốt và luôn đi cố chứng minh một điều gì đó thông qua cô gái. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn thường nhìn vào mấy gã cặp kè được với mấy em chân dài và tự nhiên mặc định rằng gã ấy thật "ghê gớm", "đẳng cấp",...

Còn với những cô gái thì cũng tương tự như vậy. Nếu không có chàng trai nào cố gắng giành giật sự chú ý của cô bằng mấy trò ngu ngốc thì chứng tỏ cô chẳng có giá trị gì trong cái thế giới này. Họ cứ như thể một loại giải thưởng danh giá dành cho cánh đàn ông vậy.

Hệ quả là, với đàn ông, họ gặp rất nhiều áp lực trong chuyện tán tỉnh nửa kia: phải giàu hơn, ngầu hơn, đẹp trai hơn, phải làm điều gì đó to chà bá ấn tượng hơn nữa, phải giải được bài toán siêu khó nào đó. Điều đó vô hình tạo ra sự lo lắng và thiếu tự tin ở đàn ông. Vậy nên, thường là họ sẽ tiếp cận cô gái với một ý định chẳng hay ho gì: giành giật sự công nhận từ cô gái.

Với phụ nữ, họ dành cả đời để tin rằng mình là một phần thưởng cần được chinh phục. Và nếu không ai tán họ, thì có nghĩa rằng họ chẳng xinh đẹp chút nào. Vậy nên, một số cô nàng thường tỏ ra chảnh chọe, tạo ra mấy cái drama hoặc cứ cố giấu giấu diếm diếm để cho cánh mày râu đoán già đoán non.

Tôi từng gặp một cô gái. Cô ấy cứ khăng khăng nói rằng đàn ông nên theo đuổi cô gái dù anh ta bị từ chối bao nhiều đi nữa. Nhưng tại sao ? Để anh ta thể hiện đẳng cấp ? Để cô gái ấy cảm thấy mình xinh đẹp và có giá trị ? Đó là một cuộc giao dịch thành công hoặc một cuộc thi giành huy chương hơn là đến với nhau để tìm hiểu, yêu đương và kết nối.

Và quan trọng là, tại sao chúng ta lại định nghĩa bản thân dựa vào một người nào đó khác mà không phải là chính mình ?

Bản thân bạn đã sẵn tuyệt vời rồi, dù bạn có nhận ra điều đó hay không. Và đó không phải vì bạn "chăn" được một em hot girl hay được một tá các anh chàng theo đuổi. Chỉ đơn giản vì bạn đang được sống là chính mình mà thôi.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích, hãy xem thêm tại Fanpage:

Từ khóa: 

tán tỉnh

,

tình yêu

,

hẹn hò

,

giới tính

,

phim ảnh

,

phong cách sống

,

văn hóa

,

tâm lý học

,

giới tính

,

tình yêu

Một góc nhìn khá thú vị

Trả lời

Một góc nhìn khá thú vị

Ông viết bài này bị "ngộ" hoạt hình quá chăng? Từ ngày xưa châu báu và mỹ nữ luôn đi chung. Đàn ông luôn phải chạy theo thành công ở 1 cái xã hội nam quyền. 1 con sư tử đực ko chiến đấu để giành lãnh thổ thì chẳng có con cái nào để ghép đôi. Con người cũng vậy, nghèo hèn, xấu xí thì khó lấy vợ, chưa nói tới ngon hay xinh. Cái chân lý mà chẳng đợi có phim hoạt hình tạo ra cho con người. Thời nào cũng vậy, ở cả loài người và động vật, luôn phải có 1 bên cố thu hút bên kia. Cái việc mấy cô đẹp rồi "chảnh cún" cách đây 30-40 năm đã đầy, mấy thằng trai ngáo ngơ làm trò đánh nhau cũng đầy, thời đó có TV chưa? Điện còn bữa đực bữa cái nói đến hoạt hình Disney.

Nên nói đúng hơn, chính hoạt hình của Disney hay những câu chuyện mà nó chuyển thể đc lấy thực tế từ cuộc sống mà ra. Chính cuộc sống này mới là thứ hủy hoại nội dung của các câu chuyện trong phim.

Thực ra cuộc sống là cái ảnh hưởng đến nội dung phim đấy chứ ông. Xã hội này cạnh tranh chính là quy luật tất yếu. Oong giàu có tài giỏi, đặc biệt rõ ràng ông có quyền chọn gái xinh rồi nói chung là phải có gì đó hấp dẫn và thu hút với cực còn lại. Còn trường hợp như Ngôn tình thì tôi chịu nhá

Liên tưởng mới quá em, có lẽ vì các cháu nhỏ chưa thể an toàn trong quá trình nhận thức và chấp nhận tính đa diện của đời thực, nên người trưởng thành mới muốn giáo dục những đức tính tốt đẹp thông qua hoạt hình trước, em ạ :)