Quá trình hình thành chuẩn mực nhóm là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chuẩn mực là điểm tựa của mỗi cá nhân khi phán xử một tình thế nào đó của nhóm. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực thông qua các yếu tố sau: Các tuyên bố, quy định; Các sự kiện chính; Các kinh nghiệm ban đầu;Niềm tin giá trị. Có hai cách để giải thích về sự hình thành chuẩn mực nhóm: Cách giải thích của Festinger dựa vào thuyết “các quá trình so sánh xã hội”. Ông cho rằng động lực của các quá trình so sánh xã hội là sự tự đánh giá. Ở mỗi con người đều có sự thúc đẩy quan trọng là đánh giá năng lực, ý kiến của mình. Trong khi không có điểm tựa khách quan (chưa có chuẩn mực nhóm) thì cá nhân so sánh mình với người khác. Ở đây sẽ xảy ra 2 khả năng: Thứ nhất, nếu năng lực, chính kiến của cá nhân khác biệt với các thành viên khác thì sự so sánh này giảm. Thứ hai, hình ảnh “cái tôi” chủ quan của cá nhân sẽ vững chắc và cá nhân tự tin hơn nếu cá nhân so sánh mình với những người gần giống mình. Nếu ở đây có sự khác biệt nhỏ thì cá nhân có thể điều chỉnh mình để tiến gần đến những ý kiến của người khác. Như vậy có thể hiểu sự hình thành chuẩn mực nhóm chính là quá trình quy tụ từng bước các ý kiến, hành vi của các thành viên trong nhóm, dẫn đến việc tạo ra chuẩn mực chung. Sự hình thành và tồn tại của chuẩn mực nhóm là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại của nhóm và thực hiện mục tiêu nhóm.
Trả lời
Chuẩn mực là điểm tựa của mỗi cá nhân khi phán xử một tình thế nào đó của nhóm. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực thông qua các yếu tố sau: Các tuyên bố, quy định; Các sự kiện chính; Các kinh nghiệm ban đầu;Niềm tin giá trị. Có hai cách để giải thích về sự hình thành chuẩn mực nhóm: Cách giải thích của Festinger dựa vào thuyết “các quá trình so sánh xã hội”. Ông cho rằng động lực của các quá trình so sánh xã hội là sự tự đánh giá. Ở mỗi con người đều có sự thúc đẩy quan trọng là đánh giá năng lực, ý kiến của mình. Trong khi không có điểm tựa khách quan (chưa có chuẩn mực nhóm) thì cá nhân so sánh mình với người khác. Ở đây sẽ xảy ra 2 khả năng: Thứ nhất, nếu năng lực, chính kiến của cá nhân khác biệt với các thành viên khác thì sự so sánh này giảm. Thứ hai, hình ảnh “cái tôi” chủ quan của cá nhân sẽ vững chắc và cá nhân tự tin hơn nếu cá nhân so sánh mình với những người gần giống mình. Nếu ở đây có sự khác biệt nhỏ thì cá nhân có thể điều chỉnh mình để tiến gần đến những ý kiến của người khác. Như vậy có thể hiểu sự hình thành chuẩn mực nhóm chính là quá trình quy tụ từng bước các ý kiến, hành vi của các thành viên trong nhóm, dẫn đến việc tạo ra chuẩn mực chung. Sự hình thành và tồn tại của chuẩn mực nhóm là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại của nhóm và thực hiện mục tiêu nhóm.