Quan niệm của người Nhật về chữ “Trung”?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Trung thành” là thành tâm hướng tới sự hiến dâng trọn vẹn cả cuộc sống con người mình cho chủ mà không xem xét sự hiến dâng ấy có mâu thuẫn với lương tâm hay không, khi đã tự nguyện phục vụ chủ thì toàn bộ cuộc đời thuộc về chủ và nếu cần phải hy sinh cả mạng sống của mình cho chủ cũng không ngần ngại. Cho nên dù tính chất của một hành động như thế nào đi nữa, thậm chí vi phạm pháp luật hay những ước lệ đạo đức, đều có thể được coi là cao thượng nếu hành động đó thể hiện “lòng trung thành” với chủ. Chữ “ Trung” trong từ “ trung thành” khác với chữ “ Trung” trong từ “trung thực”. Trung thực là thành thật, luôn tuân theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trung thành theo nghĩa phục vụ chủ của mình tức là khi chủ có đưa ra mệnh lệnh dù có đi ngược với chuẩn mực đạo đức cũng phải vâng lời. Vì vậy đôi khi lòng trung thành với chủ có thể đối lập với lòng trung thực Tuy vậy, “Trung thành” theo quan niệm của người Nhật Bản cũng là trung thực nhưng không phải trung thực theo lương tâm của mình hay trung thực với mọi người mà chỉ là trung thực với người chủ của mình theo tính chất “đơn tuyến”. Theo quan niệm của người Nhật Bản, “sự trung thành” là một quan niệm mà cùng với lòng hiếu thảo và nghĩa vụ đối với các bậc trên, đã trở thành một Tam vị của các giá trị, là cái điều tiết các quan hệ thứ bậc dựa một cách tương đối vào thẩm quyền, các mối liên hệ máu mủ và tuổi tác trong xã hội. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong lịch sử không chỉ giống nhau về việc sử dụng chữ Hán mà còn giống nhau ở chỗ cùng chịu ảnh hưởng Nho giáo. Tuy nhiên, đặc trưng Nho giáo ở các quốc gia này không hề giống nhau. Ở Trung Quốc trong các đức mục Nho giáo thì đứng đầu là chữ “ Hiếu”. Còn ở Việt Nam là chữ “ Nghĩa”. Trong khi đó , ở Nhật Bản đặc trưng chủ yếu là chữ “ Trung”. Từ thời Tokugawa trở đi, “ Trung” với ý nghĩa là“lòng trung thành” rất được nhấn mạnh trong tinh thần võ sĩ đạo. Hiện nay lòng trung thành với công ty là đạo đức Nho giáo mà xã hội Nhật Bản rất chú trọng và cho là phải giữ gìn.
Trả lời
“Trung thành” là thành tâm hướng tới sự hiến dâng trọn vẹn cả cuộc sống con người mình cho chủ mà không xem xét sự hiến dâng ấy có mâu thuẫn với lương tâm hay không, khi đã tự nguyện phục vụ chủ thì toàn bộ cuộc đời thuộc về chủ và nếu cần phải hy sinh cả mạng sống của mình cho chủ cũng không ngần ngại. Cho nên dù tính chất của một hành động như thế nào đi nữa, thậm chí vi phạm pháp luật hay những ước lệ đạo đức, đều có thể được coi là cao thượng nếu hành động đó thể hiện “lòng trung thành” với chủ. Chữ “ Trung” trong từ “ trung thành” khác với chữ “ Trung” trong từ “trung thực”. Trung thực là thành thật, luôn tuân theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trung thành theo nghĩa phục vụ chủ của mình tức là khi chủ có đưa ra mệnh lệnh dù có đi ngược với chuẩn mực đạo đức cũng phải vâng lời. Vì vậy đôi khi lòng trung thành với chủ có thể đối lập với lòng trung thực Tuy vậy, “Trung thành” theo quan niệm của người Nhật Bản cũng là trung thực nhưng không phải trung thực theo lương tâm của mình hay trung thực với mọi người mà chỉ là trung thực với người chủ của mình theo tính chất “đơn tuyến”. Theo quan niệm của người Nhật Bản, “sự trung thành” là một quan niệm mà cùng với lòng hiếu thảo và nghĩa vụ đối với các bậc trên, đã trở thành một Tam vị của các giá trị, là cái điều tiết các quan hệ thứ bậc dựa một cách tương đối vào thẩm quyền, các mối liên hệ máu mủ và tuổi tác trong xã hội. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam trong lịch sử không chỉ giống nhau về việc sử dụng chữ Hán mà còn giống nhau ở chỗ cùng chịu ảnh hưởng Nho giáo. Tuy nhiên, đặc trưng Nho giáo ở các quốc gia này không hề giống nhau. Ở Trung Quốc trong các đức mục Nho giáo thì đứng đầu là chữ “ Hiếu”. Còn ở Việt Nam là chữ “ Nghĩa”. Trong khi đó , ở Nhật Bản đặc trưng chủ yếu là chữ “ Trung”. Từ thời Tokugawa trở đi, “ Trung” với ý nghĩa là“lòng trung thành” rất được nhấn mạnh trong tinh thần võ sĩ đạo. Hiện nay lòng trung thành với công ty là đạo đức Nho giáo mà xã hội Nhật Bản rất chú trọng và cho là phải giữ gìn.