Sứa Trứng Chiên - Ai Đã Chiên Trứng Dưới Biển Vậy

  1. Khoa học

Vào một ngày trời đẹp nắng ấm nào đấy, gần bờ biển Địa Trung Hải đột nhiên xuất hiện một sinh vật xinh xẻo, "ngon mắt" & vô cùng thân thiện mang tên Sứa Trứng Chiên. (╯✧ ▽ ✧) ╯

https://cdn.noron.vn/2021/09/07/4098260364474247-1630991468_1024.jpg

🌬 Vài thông tin nhận dạng nào ~

🍳 Tên: Sứa Trứng Chiên/Sứa Lòng Đỏ Trứng

🍳 Pháp Danh Khoa Học: Cotylorhiza Tuberculata

🍳 Thức ăn: sinh vật phù du và các loài sứa nhỏ hơn.

🍳 Nơi sinh trưởng tự nhiên: vùng biển ấm, Địa Trung Hải, các vùng biển Adriatic hay biển Aegean.

🍳 Kích thước: tầm 20cm, bé trưởng thành có thể lên đến 40cm

🍳 Thiên địch: Rùa Caretta Caretta (Rùa Quản Đồng) & con người.

https://cdn.noron.vn/2021/09/07/4098260364474248-1630991581_1024.jpg

Chắc hẳn không cần giới thiệu thì mấy bồ cũng nhìn phát biết ngay đặc điểm nhận dạng của ẻm rồi nhỉ? Với lòng đỏ béo ụ ở giữa cùng với lòng trắng bao xung quanh y như một quả trứng ốp la, sẽ không ai có thể nhầm lẫn bé nhà ta với các ẻm sứa khác được.

Không chỉ mang vẻ đẹp "ngon mắt" mà bé sứa nhà ta còn rất thân thiện với con người.

Mặc dù khi bị tấn công, theo bản năng tự vệ ẻm vẫn sẽ tung ra nọng độc để tự vệ nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, độc tố của bé "ốp la" rất thấp chỉ gây ngứa tại nơi đốt hoặc thậm chí chẳng hề hấn gì với con người.

https://cdn.noron.vn/2021/09/07/53951489714374514-1630991634_1024.jpg

Ốp la là sinh vật cần hấp thụ cực kỳ nhiều năng lượng mặt trời để sinh tồn nên ở các vùng biển ấm nhất là Địa Trung Hải mấy bồ sẽ dễ dàng bắt gặp được một lượng lớn họ hàng nhà Sứa Trứng Chiên bơi lăn tăn trên biển. ☀️☀️☀️

Một bé sứa thường thấy sẽ dưới 20cm nhưng khi trưởng trưởng thành có thể đạt kích thước lên đến 40cm.

Sứa Trứng Chiên là loài sinh sản vô tính. Ấu trùng bám chặt vào các bề mặt cứng trong đại dương và phát triển thành một cụm nhỏ liên kết với nhau. Sau một thời gian, những bé sứa tí hon rời khỏi cụm này và trôi đi theo làn nước. 💦

Dòng đời phát triển của Sứa Trứng Rán cũng tương tự như các loài sứa khác gồm 4 giai đoạn: Ấu trùng Sứa Con → Sứa chưa trưởng thành → Sứa Trưởng Thành.

Tuổi thọ của mấy bé lại rất ngắn, chỉ khoảng 6-9 tháng. Vào mùa hè sẽ bắt đầu sinh trưởng, đến mùa đông thì về với Mẹ Biển Cả. 😢😢😢

https://cdn.noron.vn/2021/09/07/4098260364474249-1630991656_1024.png

Bé Ốp La nhìn vậy thôi chứ lười di chuyển lắm, toàn lạc trôi theo dòng nước. Khi cần di chuyển, ẻm sẽ dùng lông mao để đẩy nước đi, được biết đến là bơi nhanh vào ban ngày hoặc khi có thủy triều 🌊.

Ẻm còn là một "ngôi nhà nổi" an toàn cho nhiều loài cá nhỏ. Những chú cá nhỏ thường trốn vào trong các xúc tu và di chuyển theo bé sứa này.

Một đặc điểm khác về cấu tạo cơ thể của Sứa Trứng Chiên là ẻm không có hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống bài tiết.

Nguồn: youtube Canal del Mar

P/S: Viết xong bài này mị tự nhiên lại thấy đói bụng 😂😂😂

  • Nguồn thông tin: Wiki

  • Nguồn ảnh: Google

Từ khóa: 

sứa trứng chiên

,

fried egg jellyfish

,

sinh vật biển

,

khoa học

Nãy đọc nhanh quá tui tưởng title là sữa trứng chiên 🤣 🤣 Tưởng Diệc nhà ta đổi gió chuyển sang chủ đề ẩm thực chứ 😜

Trả lời

Nãy đọc nhanh quá tui tưởng title là sữa trứng chiên 🤣 🤣 Tưởng Diệc nhà ta đổi gió chuyển sang chủ đề ẩm thực chứ 😜

Tiêu đề và nội dung bài viết có tính gây cười khúc khích cao. Và cute vô đối với icon nữa =))))))))))

Aww yêu quá, nhìn đẹp thực sự, đẹp kiểu nghệ thuật đó

Bạn này chia sẻ mấy nội dung hay ho nhỉ? Mình còn ấn tượng mãi chú Sên biển nhưng tên Cừu Lá trong bài trước đấy của bạn :)) 

Uầy không đọc bài này khéo lại tưởng trứng mà ăn thật ấy chứ 🤣

đúng là đại dương nhiều điều thú vị ghê 🤣

Giống cái trứng chiên thiệt chứ 😆😆😆