Tại sao khi trẻ con mới sinh nếu em bé không khóc thì phải vỗ cho em bé khóc?

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ nhi khoa

Mẹ mình kể lúc mới sinh mình, mình bé xíu vì sinh non mà lại còn không kêu khóc gì hết. Nhà mình còn định đem mình đi nuôi trong nhà kính cơ mà xong bác sĩ nói rằng nếu vỗ vào người em mà em khóc thì là bình thường. Đến giờ vẫn không biết tại sao ngày xưa người ta thường làm vậy?

Từ khóa: 

mẹ và bé

,

sức khoẻ nhi khoa

Theo lý giải của các chuyên gia là do sau khi một đứa trẻ được sinh ra, dây rốn được cắt ngắn, đây chính là nguyên nhân chính khiến bé không tiếp nhận được oxy như còn trong bụng mẹ. Thời điểm này bé phải tự hô hấp, việc khóc hay cười là cách phổi hoạt động dễ dàng cho việc hít thở của trẻ.
Trong khi đó, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn (cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra thể hơi (bắt đầu chứa khí). Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc.
Tuy nhiên, thực chất thì đó là do bé đang thở hay còn được gọi là tình trạng “khóc giả”. Nếu bố mẹ để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào cả. Còn trường hợp đứa trẻ sơ sinh nào không khóc sau khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại đấy.

Trả lời

Theo lý giải của các chuyên gia là do sau khi một đứa trẻ được sinh ra, dây rốn được cắt ngắn, đây chính là nguyên nhân chính khiến bé không tiếp nhận được oxy như còn trong bụng mẹ. Thời điểm này bé phải tự hô hấp, việc khóc hay cười là cách phổi hoạt động dễ dàng cho việc hít thở của trẻ.
Trong khi đó, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn (cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra thể hơi (bắt đầu chứa khí). Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc.
Tuy nhiên, thực chất thì đó là do bé đang thở hay còn được gọi là tình trạng “khóc giả”. Nếu bố mẹ để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào cả. Còn trường hợp đứa trẻ sơ sinh nào không khóc sau khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại đấy.

Theo mình hiểu phải làm cho bé khóc để thể hiện bé hô hấp bình thường, tìm hiểu kỹ thì thông tin như bên dưới.

"Trên thực tế tiếng khóc của hài nhi biểu thị sự kiến lập vận động hô hấp của nó. Hài nhi sau khi sinh ra nếu không khóc tức là không thở, là ngạt thở. Thai nhi bình thường (khi chưa sinh ra)nằm trong bụng mẹ không tự hô hấp. Ôxy và các chất bổ cần thiết đều từ máu của mẹ chuyển đến thông qua dây rốn và rau. Nhưng sau khi ra đời, tình hình đã khác. Hài nhi rời khỏi bụng mẹ sống độc lập phải dựa vào sự hô hấp của mình để hấp thụ ôxy và thải ra khí CO2, phải tuần hoàn máu toàn thân, phải tự mình ăn uống để hấp thu dinh dưỡng."