Tại sao người Việt Nam lại lót chữ "thị" cho con gái, chữ "văn" cho con trai?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Theo mình biết có 2 nguyên nhân khiến ông bà ta thường đặt tên lót cho con cháu theo quy tắc nam văn nữ thị là vì:

- Về mặc phát âm "Văn" và "Thị" có thế kết hợp với đa số các tên có trong tiếng việt và đọc rất hợp, nghe thuận tai.

- Về nghĩa:

Như bạn Trang Hoa nói về chữ ''Thị'' do thời xưa người Việt sống trong chế độ "Thị tộc mẫu hệ" nên chữ Thị từ đó mà có. Ví dụ Hồng Bàng Thị dịch ra là họ Hồng Bàng, nhưng ý nghĩa ban đầu là “người mẹ Hồng Bàng”. Nên Thị về sau được dùng để chỉ người phụ nữ luôn. Thành ra khi có tên lót là Thị thì ý của cái tên là người phụ nữ, người mẹ, người con gái, người vợ,... họ (dưạ vào cái họ) như thế nào (dựa vào cái tên).

Ví dụ: Nguyễn Thị Tình, người phụ nữ họ Nguyễn có tình có nghĩa (còn tùy vào cách chọn nghĩa chữ tình nữa), hay Phạm Thị Lan, người phụ nữ họ Phạm có hương sắc của hoa lan. Đồng thời Thị cũng là một danh xưng mặc định cho người đờn bà, Thành ra có những cách gọi, xưng hô như bà Nguyễn Thị,Phạm Thị, Lý Thị, Tống Thị. Hay Thị Nở, Thị Mẹt, Thị Màu, Thị Hến là một dạng gọi trỏng của người Việt ta.

Còn chữ ''Văn'' thì như bạn Thảo Ojosama nói "đặt đệm Văn cho con trai là mong muốn con văn hay chữ tốt, học giỏi sau ra làm quan phục vụ đất nước" chữ Văn ra đời sau chữ Thị vì phụ hệ đi sau mẫu hệ. Ông bà ta quan niệm học hành thi cử tiến thân. “Trai nam nhân thi chữ Gái thục nữ thi tài”

Trả lời

Theo mình biết có 2 nguyên nhân khiến ông bà ta thường đặt tên lót cho con cháu theo quy tắc nam văn nữ thị là vì:

- Về mặc phát âm "Văn" và "Thị" có thế kết hợp với đa số các tên có trong tiếng việt và đọc rất hợp, nghe thuận tai.

- Về nghĩa:

Như bạn Trang Hoa nói về chữ ''Thị'' do thời xưa người Việt sống trong chế độ "Thị tộc mẫu hệ" nên chữ Thị từ đó mà có. Ví dụ Hồng Bàng Thị dịch ra là họ Hồng Bàng, nhưng ý nghĩa ban đầu là “người mẹ Hồng Bàng”. Nên Thị về sau được dùng để chỉ người phụ nữ luôn. Thành ra khi có tên lót là Thị thì ý của cái tên là người phụ nữ, người mẹ, người con gái, người vợ,... họ (dưạ vào cái họ) như thế nào (dựa vào cái tên).

Ví dụ: Nguyễn Thị Tình, người phụ nữ họ Nguyễn có tình có nghĩa (còn tùy vào cách chọn nghĩa chữ tình nữa), hay Phạm Thị Lan, người phụ nữ họ Phạm có hương sắc của hoa lan. Đồng thời Thị cũng là một danh xưng mặc định cho người đờn bà, Thành ra có những cách gọi, xưng hô như bà Nguyễn Thị,Phạm Thị, Lý Thị, Tống Thị. Hay Thị Nở, Thị Mẹt, Thị Màu, Thị Hến là một dạng gọi trỏng của người Việt ta.

Còn chữ ''Văn'' thì như bạn Thảo Ojosama nói "đặt đệm Văn cho con trai là mong muốn con văn hay chữ tốt, học giỏi sau ra làm quan phục vụ đất nước" chữ Văn ra đời sau chữ Thị vì phụ hệ đi sau mẫu hệ. Ông bà ta quan niệm học hành thi cử tiến thân. “Trai nam nhân thi chữ Gái thục nữ thi tài”

theo mình biết thì đặt đệm Văn cho con trai là mong muốn con văn hay chữ tốt, học giỏi sau ra làm quan phục vụ đất nước. Đặt đệm Thị cho con gái vì "thị" là cái chợ, mong muốn cô gái đảm đang việc nhà, khéo léo trong việc quán xuyến nhà cửa.

Mình được giải thích về chữ "Thị" là do thời xưa con người sống trong chế độ "Thị tộc mẫu hệ", nghĩa là người phụ nữ làm chủ gia đình, quán xuyến hết mọi việc trong khi người đàn ông ra ngoài để nuôi sống gia đình. Chữ "Thị" chính là bắt nguồn từ đây

Có câu: Con gái yêu bằng Tai, Con trai yêu bằng Mắt. Nên các cụ đặt tên con gái có tên lót là Thị để nhắc nhở các con rằng lúc nào cũng phải đẹp, các anh nhìn vào mới khoái. Còn còn con trai thì đặt tên lot là Văn, để nhắc nhở rằng lúc nào văn cũng phải hay, nói phải tốt để cưa cẩm các cô gái :D

1. Chữ ''Thị''

Nói tới Thị, xin mọi người trở về cái thời hồng hoang ăn lông ở lỗ của bộ lạc và thị tộc. Xã hội khi đó rất lạc hậu nên cần người, sanh đẻ rất khó nuôi, thành ra vai trò người đàn bà rất quan trọng. Thị tộc mẫu hệ là hình thức thị tộc đầu tiên và phổ biến của xã hội loài người. Người phụ nữ có vai trò lớn, là người đứng đầu gia đình và các thị tộc. Thị tộc phụ hệ là giai đoạn kế tiếp thị tộc mẫu hệ, ra đời từ thời kỳ đồ đá.

Dân tộc Việt phải nhắc tới Hồng Bàng Thị (鴻龐氏) dịch ra là họ Hồng Bàng, nhưng ý nghĩa ban đầu là “người mẹ Hồng Bàng”. Bên Tàu có, như: “Phục Hi thị” 伏羲氏, “Thần Nông thị” 神農氏, “Cát Thiên thị” 葛天氏, “Hữu Hỗ thị” 有扈氏 cũng là kiểu này.

Nữu Hỗ Lộc thị thời nhà Thanh là một trong bát kỳ, Sùng Khánh Hoàng thái hậu dòng tộc Nữu Hỗ Lộc thị là thân mẫu của Càn Long Hoàng đế. Hòa Thân, một nhân vật đầy quyền lực cũng thuộc Nữu Hỗ Lộc thị.

https://cdn.noron.vn/2022/06/01/nam-dem-van-nu-dem-thi-1211-1654057660.jpg

Thị là một danh xưng mặc định cho người đàn bà. Cả Tàu lẫn Việt đều chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít chỉ phụ nữ là”y thị”. Thành ra có những cách gọi, xưng hô đàn bà như bà Trần Thị, Nguyễn Thị, Lý Thị, Vương Thị. Nên nhớ Việt tộc là một tộc khá cá biệt của thế giới văn minh, chúng ta theo chế độ mẫu hệ dài hơn người Tàu nữa, Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh là bằng chứng.

Tôi đã từng nói Việt tộc ta trường tồn là có một phần “mẫu hệ”, nhờ mẫu hệ mà 1000 năm bị Tàu đô hộ ta không mất gốc. Cái chế độ mẫu hệ ở Việt Nam ta từ hồi Bà Trưng, Bà Triệu và tới nay đã là phụ hệ khi con mang họ cha. Tuy nhiên con mang họ cha là lý thuyết thôi, trong gia đình quyền lực của các bà vẫn bao trùm. Cái câu “Hỏi má mày” nghe trong xóm làng hơi bị nhiều.

Ông bà xưa Việt Nam ta có câu: ”Mua heo chọn nái mua gái chọn dòng” là vì thế.

Người Việt mình rất nhân văn, không có tục bó chân đau đớn như Tàu, chẳng có tục tùy táng người hầu, vợ lẽ sau khi chết… Việt cổ có tục xăm mình, ăn trầu và nhuộm răng đen. Người Việt đặt tên con gái thì bưng nguyên chữ 氏 thị vô làm chữ lót một cách bất di bất dịch.

  • Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, bà là chánh thất vua Gia Long, là mẹ đẻ của hoàng tử Cảnh.
  • Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc - tên thường gọi là Bà Từ Cung, là thứ thất của vua Khải Định - mẹ của vua Bảo Đại…
  • Bà Nguyễn Hữu Thị Lan, bà Bùi Thị Xuân, Ngô Đình Thị Hiệp…

Người Việt đặt lót Thị nhiều chứ người Tàu không thấy kiểu này. Nói như này cho dễ hiểu, Việt đặt là Bành Thị Chơi, Tàu đặt tên là Bành Sướng Chơi và Tàu kêu thông dụng là bà Bành Thị.

Không phải con gái là cứ đặt Thị, có người không lót chữ Thị, tùy ý thích thôi. Ví dụ:

  • Bà Đạm Phương nữ sử, tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh là cháu nội vua Minh Mạng.
  • Ca sĩ Quỳnh Giao tên thiệt là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang là cháu sơ vua Minh Mạng.

Nhưng Thị cũng là một cái họ riêng dù hiếm hoi. Vua Minh Mạng cho người Khmer họ Thị.

Kết luận: Lót chữ Thị 氏 là dấu vết và nhắc nhớ tới mẫu hệ của Việt tộc ta.

2. Chữ ''Văn''

Văn ra đời sau chữ Thị, vì phụ hệ đi sau mẫu hệ. Trong Nho giáo xưa thì học là giỏi, trau dồi học vấn, văn ôn võ luyện. Võ thì mạnh bạo, nhưng sát phạt, không dám khoe, văn thì phải khoe. Ông bà ta quan niệm học hành thi cử tiến thân: ''Trai nam nhơn thi chữ/Gái thục nữ thi tài”.

Chữ 文 Văn xuất xứ đầu tiên nghĩa là “chữ”.

https://cdn.noron.vn/2022/06/01/quy-tac-dat-ten-cua-nguoi-viet-tai-sao-nam-van-nu-thi-124625-1654057762.jpg

Chữ tượng hình là chữ bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra kêu là “văn” 文, gộp cả hình với tiếng gọi là “tự” 字. Văn tự là chữ viết, thành ra ta có Anh Văn, Pháp Văn,Hoa Văn… Văn còn là“văn minh” 文明, “văn hóa” 文化.

Người xưa tôn thờ sao Văn Xương, Văn Khúc vì tượng trưng cho thông minh, hiếu học, học giỏi, văn chương, mỹ thuật, âm nhạc, thành đạt.

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”.

Người Việt thích lót chữ Văn cho con trai là muốn con mình học giỏi, thi đậu, thành đạt.

Các bạn nên hiểu là bên Tàu cũng có lót chữ Văn, tuy nhiên không nhiều như Việt mình, thí dụ Triệu Văn Trác, Mã Văn Tài. Văn cũng là một cái họ khá phổ biến của người Tàu và Việt Nam, thí dụ Văn Thiên Tường.

Nhưng cũng như Thị, người Việt không phải cứ con trai là lót chữ Văn. Ví dụ:

  • Hồ Quý Ly có con là Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương.
  • Nhà Lê Sơ, con cháu Lê Lợi đặt tên là Lê Nguyên Long, Lê Bang Cơ, Lê Nghi Dân, Lê Tư Thành…
  • Chúa Nguyễn thì lót chữ Phúc cho con, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Khoát…
  • Vua Minh Mạng thì làm bài phiên hệ “Miên-Hường…” đặt cho con.
  • Họ Ngô thì lấy chữ Đình lót cho con: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm…

Về câu hỏi này, cách đây ít lâu mình có đọc trên một Facebook page thông tin khá hay mà mình cũng đồng tình, xin chia sẻ lại:


★Nam văn nữ thị★

Bạn Minh Lan hỏi tụi mình tại sao tên con trai hay có chữ Văn và tên con gái hay có chữ Thị. Để trả lời câu hỏi này, lại phải truy nguyên về tục lệ văn hóa xã hội ngày xưa.

- Văn xuất phát từ tục "văn thân", tức "xăm mình". Các văn bản đáng tin như Sách “Lĩnh Nam chích quái” (phần “Hồng Bàng thị truyện”), Đại Việt sử ký toàn thư, Từ điển lễ tục Việt Nam,... đều có gi nhận người Việt cổ (2.000 - 3.000 năm trước) có tục lệ xăm mình. Họ xăm hình những con thủy quái (rồng, rắn...) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay. Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng.

Đến thời Lý, Trần, tục xăm mình vẫn rất thịnh. Đặc biệt thời Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá sẽ được xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên tử). Nghệ thuật này còn được thấy rõ rệt dưới triều đại này với việc xăm hai chữ “Sát Thát” trong thời kỳ kháng chiến chống Nguyên Mông. Điểm chung của những người xăm mình, bao gồm người xuống sông suối đánh bắt cá và cả quân đội, là họ đều là nam nhân. Cho đến mãi thế kỷ XX thì trong nội bộ người Việt, xăm mình vẫn chỉ có đàn ông (sau này các cô gái của chúng ta mới bắt đầu xăm cho ngầu). Do đó, xăm mình là một nét đặc trưng của đàn ông người Việt thời xưa và đặc trưng này đã được đưa vào tên họ của họ. Nguyễn văn An là người đàn ông họ Nguyễn tên An có xăm mình, Trần văn Bình là người đàn ông họ Trần tên Bình có xăm mình. Cứ như thế, nó thành thông tục đặt tên cho đàn ông dẫu có xăm hay không.

- Về phần Thị, đây là một từ Việt gốc Hán, chữ Hán viết là 氏. Đây là tiếng dùng để chỉ phụ nữ. Các từ điển chuyên môn (Từ nguyên, Từ hải) đều viết “phụ nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị). Thị cũng là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng. Đôi khi, "thị" còn là tiếng dùng để chỉ người phụ nữ ở ngôi thứ ba và thường dùng với ý coi khinh, rẻ rúng. Tụi mình nhớ trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân thì tác giả đã dùng "thị" để gọi nhân vật vợ nhặt.

Nói chung, thị có nghĩa là đàn bà. Nhưng do đâu mà nó trở thành tên đệm của phụ nữ? Ngày trước, người ta thường dùng chữ "thị" đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô” (Phóng tại dĩ hôn phụ nữ đích tính hậu, thông thường tại phụ tính tiền gia phu tính, tác vi xưng hô). Thí dụ: Phạm Lê thị là “người đàn bà mà họ cha là Lê còn họ chồng là Phạm”. Đây là cách gọi thông thường của người Hán.

Người Việt xưa đã không làm y hệt theo cách trên đây của người Hán mà chỉ đặt "thị" sau họ của cha rồi thêm tên riêng, theo kiểu Nguyễn thị Cúc nghĩa là người đàn bà có cha họ Nguyễn tên riêng là Cúc. Lý thị Mai là người đàn bà có cha họ Lý tên riêng là Mai.

Cần lưu ý là, theo cách gọi này thì tên người đàn ông trên là Nguyễn An, Trần Bình, phụ nữ thì là Nguyễn Cúc, Lý Mai, văn hay thị không phải là tên mà từ chỉ định. Nếu các bạn quen biết những người lớn tuổi, có thể các bạn sẽ thấy cách viết tên Nguyễn văn An, Nguyễn thị Cúc là bởi văn và thị vốn không phải tên riêng nên không cần viết hoa. Các viết này lan sang cả các cách viết tên không theo hướng nam văn nữ thị, như Nguyễn trung An, Nguyễn hoa Cúc. Dù rằng cách viết này ngày nay rất hiếm thấy.

Link gốc: 

kiểu 2 từ mà nó mang sắc thái khác nhau cứ như dành riêng cho 2 giới ấy và kiểu suy nghĩ đó đã ăn sâu trong tôi;))

Theo phỏng đoán thì mình nghĩ chữ "văn" trong từ văn nhân, tức người có học, chữ thị thì giống như truyện cổ tích Tấm Cám có hình ảnh quả thị với ý nghĩa ca ngợi phẩm giá người phụ nữ. Còn sâu hơn mình không rõ. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ thời nay không vui lắm khi tên mình có chữ văn, chữ thị. Mình không hiểu tại sao @@